MUỐN KINH DOANH HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH QUY MÔ NHỎ CẦN THỰC HIỆN THỦ TỤC GÌ?

Rate this post

Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ cần thực hiện thủ tục gì? Bài viết dưới đây của Gia Minh sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành kinh doanh thực phẩm này. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn kiếm lời từ việc kinh doanh hải sản đông lạnh nhé!

Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ cần thực hiện thủ tục gì?
Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ cần thực hiện thủ tục gì?

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Luật số 55/2010/QH12 của quốc hội :Luật an toàn thực phẩm

Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm

Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chưa đứng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế.

Luật sư tư vấn:

Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về các đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đọc thêm:

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”

Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định về các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định này và quy định phương thức quản lý đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.”

 Trong đó cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2012/TT-BYT:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:

Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm.

Cơ sở bán hàng rong là cơ sở kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín cơ động trên đường phố (không có địa điểm cố định).”

Như vậy, trường hợp gia đình bạn kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể buôn bán nhỏ lẻ không thuộc vào trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên cơ sở kinh doanh của bạn vẫn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định tại điều 23 Nghị định 66/2016/NĐ-CP

Đọc thêm:

 “Điều 23. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở buôn bán thực phẩm

Về nhân lực

a) Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

Nơi buôn bán

a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;

b) Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ
Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ

Thiết bị, dụng cụ

a) Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;

b) Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

c) Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.”

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định tại chương VIII Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh được quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP bao gồm Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) và bản sao công chứng chứng thực chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu, gửi đến phòng đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

 “Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Đọc thêm:

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Đọc thêm:

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Muốn kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ cần thực hiện thủ tục gì? là những chia sẻ của Gia Minh về những kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với Gia Minh để hỗ trợ tốt nhất nhé.

 Dịch vụ kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ
Dịch vụ kinh doanh hải sản đông lạnh quy mô nhỏ

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Bảng giá dấu tròn công ty

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là gì?

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng 

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?

Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?

Mở công ty mùa dịch – 3 lợi thế ít ai biết

Thủ tục tăng vốn đầu tư

Thành lập công ty thực phẩm chế biến đông lạnh

Quy định công bố tôm sú đông lạnh tại TPHCM như thế nào?

Tự công bố thịt bò đông lạnh nhập khẩu

Tự công bố chất lượng thịt heo đông lạnh như thế nào?

Kiểm nghiệm và tự công bố thịt bò đông lạnh nhập khẩu như thế nào?

Dịch vụ đăng ký công bố chất lượng thịt bò mỹ đông lạnh nhập khẩu

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo