Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì? Là cụm từ tìm kiếm của nhiều doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể muốn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu được điều này Gia Minh biên soạn ra bài viết dưới đây.

Xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?
Xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Ý nghĩa của Giấy phép an toàn thực phẩm đối với cơ sở và người dùng?

Đối với cơ sở

Giấy phép an toàn thực phẩm góp phần rất quan trọng vào quá trình sản xuất và kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp như:

Giúp cơ sở, doanh nghiệp an tâm hơn trong quá trình hoạt động bởi vì được Chính phủ, Nhà nước bảo vệ quyền lợi

Cơ hội thuận lợi phát triển thương hiệu nhanh chóng so với đối thủ cạnh tranh khi họ chưa có giấy phép

Có được lòng tin lớn hơn từ người tiêu dùng dành cho sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Đối với người tiêu dùng

Khi sử dụng sản phẩm của những cơ sở, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép an toàn thực phẩm người dùng sẽ yên tâm hơn bởi vì sản phẩm được đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Những ngành nghề yêu cầu xin giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong các đòi hỏi bắt buộc khi cá nhân; tổ chức thực hiện sản xuất cùng kinh doanh thực phẩm.

Các ngành nghề cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể là:

  • Tiệm ăn, quán ăn trên 30 suất / ngày
  • Nhà hàng là cửa hàng phục vụ ăn uống, chứa được từ 50 người ăn một lúc cần phải sở hữu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được hoạt động kinh doanh.
  • Công ty kinh doanh cách ngành thực phẩm, chế phẩm, nông sản…
  • “Siêu thị” là những cửa hàng buôn bán thực phẩm ,hàng hoá cũng đòi hỏi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tham khảo thêm: Vệ sinh an toàn thực phẩm quán cà phê

Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt?

Điều 8, Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép an toàn thực phẩm như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 điều này

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 điều này

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất; thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm; bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật

Với những lý do trên chúng ta thấy giấy phép an toàn thực phẩm; là chứng từ không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm như thế nào?

Hiện nay, giấy phép ATTP tùy thuộc theo danh mục sản phẩm sẽ do 3 cơ quan sau đây chịu trách nhiệm; quản lý và cấp phép:

Bộ Y tế

Bộ Công thương

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

Căn cứ vào các văn bản pháp lý sau

Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp

Thông tư 43/2018/TT-BCT: Bộ Công thương

Nghị định 155/2018/NĐ-CP: Bộ Y tế

Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Một số mã ngành nghề yêu cầu giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Dưới đây là một số mã ngành nghề bạn cần đăng ký khi kinh doanh thực phẩm:

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Mã ngành 4610: Đại lý, đấu giá hàng hóa, môi giới;
Mã ngành 4631: Bán buôn gạo, hạt ngũ cốc khác, lúa mì, bột mì;
Mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm;
Mã ngành 4633: Bán buôn đồ uống;
Mã ngành 4723: Bán lẻ đồ uống trong cửa hàng chuyên doanh;
Mã ngành 4711: Bán lẻ lương thực, đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp;
Mã ngành 5610: Nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Ngoài ra, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể có thể đăng ký thêm các ngành nghề về sản xuất, chế biến nếu có hoạt động, ví dụ:

Mã ngành 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;
Mã ngành 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản;
Mã ngành 1030: Chế biến và bảo quản rau quả;
Mã ngành 1050: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
Mã ngành 1062: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;
Mã ngành 1071: Sản xuất các loại bánh từ bột;
Mã ngành 1074: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh

Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở

Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở; và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất

Điều kiện để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với tưng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, ….

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất

Nộp thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm ở đâu?

Cơ sở doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Đà Nẵng, Bắc Ninh thì Ban quản lý ATTP là nơi tiếp nhận và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Mô hình tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm

Trong quá trình xin giấy phép ATTP có những lúc cơ sở, doanh nghiệp gặp khó khăn muốn nhận được hỗ trợ thì hãy liên hệ với Gia Minh nhé

Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…

Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất

Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ quản lý sức khỏe nhân viên…

Hướng dẫn tập huấn kiến thức ATTP và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)

Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đóng phí tại cơ sở quản lý

Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của doanh nghiệp

Nhận và gửi chứng nhận về cho doanh nghiệp

Thời gian hoàn thành: 15-35 ngày

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì? Do Gia Minh thực hiện mong rằng đem đến lợi ích cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Hướng dẫn xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?
Hướng dẫn xin giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN    

Những cơ sở cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá nhân

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cà phê

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quán bún đậu mắm tôm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo