Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất gạo

5/5 - (1 bình chọn)

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất gạo

Những giấy phép cho sản phẩm gạo lưu hành thị trường trong nước

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm 

Tự công bố chất lượng sản phẩm 

Đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm (cần thiết)

Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyền (không bắt buộc)

Ngoài các giấy phép con để kinh doanh sản phẩm gạo lưu hành thị trường trong nước; Doanh nghiệp sản xuất phân phối gạo có nhu cầu xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài, tùy vào yêu cầu của nước nhập khẩu mà thương nhân cần tiến hành thực hiện 1 trong 2 loại giấy phép xuất khẩu đúng luật định.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS (Certificate of Free Sale)

Giấy chứng nhân y tế – HC (Health Certificate)

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất gạo
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất gạo

Quy trình thực hiện giấy phép cần cho sản phẩm Gạo lưu hành thị trường trong nước

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Quản lý thuế; và các văn bản liên quan khác.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động; trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đây là một trong các loại giấy phép để lưu hành sản phẩm gạo cần đăng ký.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trên thị trường nhằm phòng ngừa ngăn chặn các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Do vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, vì thế việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trở thành điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm giúp doanh nghiệp sản xuất khẳng định uy tín với khách hàng và đối tác; sản phẩm hợp pháp; được cơ quan nhà nước công nhận sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cơ sở kinh doanh chuyên thu mua xuất nhập khẩu gạo có phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định thủ tục cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)

 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.

Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP

Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

 Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

…”

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT như sau:

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở được quy định trên.

Tuy nhiên chỉ khi thuộc các đối tượng tại quy định trên thì Bộ Công Thương mới có thẩm quyền.

Thủ tục xin Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất gạo

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

⇒ tìm hiểu thêm luật an toàn thực phẩm số 55/2010/GH12

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm

⇒ tìm hiểu thêm về Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nếu cơ sở hoạt động mà không Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở xay xát gạo lúa của mình thì sẽ bị vi phạm và xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở xay xát gạo lúa gồm có:

Đơn đề nghị xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở xay xát gạo lúa (theo mẫu quy định)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất mặt hàng lúa gạo (có xác nhận của cơ sở)

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh sản lúa gạo đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Cơ sở sản xuất gạo cần những giấy phép nào?
Cơ sở sản xuất gạo cần những giấy phép nào?

Thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở đóng gói gạo

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tự công bố gạo ST25 

Mở cửa hàng bán gạo cần những gì?

Tự công bố thanh gạo lứt 

Công bố chất lượng gạo 

Thành Lập Công Ty Sản Xuất Gạo 

Các Chỉ Tiêu Kiểm Nghiệm Gạo

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh gạo 

Đăng ký mã số mã vạch gạo nếp 

Thủ tục nhập khẩu gạo từ Ấn Độ 5% tấm 

Đăng ký lưu hành sản phẩm gạo ra thị trường cần những giấy tờ gì? 

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng lúa gạo 

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh gạo

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail:dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo