Mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

Sản xuất mỹ phẩm là gì?

Sản xuất mỹ phẩm hay gia công mỹ phẩm là dịch vụ trong đó đơn vị đặt hàng đơn đơn vị khác gia công sản phẩm của mình.

Nhà máy hay xưởng sản xuất mỹ phẩm đều sản xuất những sản phẩm đúng theo yêu cầu của bên đặt hàng và sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc sẵn có của mình.

Bên cạnh đó, đơn vị gia công mỹ phẩm còn đảm nhận việc lên ý tưởng, thiết kế bao bì sản phẩm, công bố mỹ phẩm, quảng bá cho nhãn hiệu mỹ phẩm khi được yêu cầu.

Mở xưởng sản xuất mỹ phẩm
Mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

Những điều kiện trước khi mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

Điều kiện về nhân sự 

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp có mã ngành sản xuất mỹ phẩm;

Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc;

Cơ cấu tổ chức của một công ty sẽ có bộ phận sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm do những người khác nhau phụ trách; không ai chịu trách nhiệm trước ai.

Có bản mô tả công việc của các cá nhân;

Tất cả nhân sự tham gia vào các hoạt động sản xuất cần được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP. Cần chú trọng trong đào tạo những nhân viên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với nguyên vật liệu độc hại;

Hồ sơ về đào tạo cần được lưu giữ và có đánh giá chất lượng đào tạo theo định kỳ.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Điều kiện về cơ sở vật chất: 

Về nhà xưởng

Cơ sở sản xuất có địa điểm riêng biệt. Nếu cơ sở sản xuất chung với nơi ở thì phải đảm bảo khu vực sản xuất tách biệt với các khu vực sinh hoạt gia đình;

Nhà xưởng xây dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp:

Cần có phòng và dụng cụ cần thiết để thay đồ. Nhà vệ sinh cần cách biệt với khu sản xuất để tránh tạp nhiễm hoặc nhiễm chéo.

Vạch sơn, rèm nhựa và vách ngăn di động dưới dạng băng cuộn có thể được sử dụng để tránh tình trạng lẫn lộn.

Bề mặt tường và trần nhà phải nhẵn mịn và dễ bảo trì. Sàn nhà trong khu pha chế phải có bề mặt dễ lau chùi và làm vệ sinh.

Hệ thống thoát nước phải đủ lớn, có máng kín miệng và dòng chảy dễ dàng. Nếu có thể được, nên tránh dựng hệ thống cống rãnh mở, nhưng nếu trong trường hợp cần thiết thì phải đảm bảo dễ dàng cho việc cọ rửa và khử trùng.

Hệ thống hút và xả khí cũng như các ống dẫn trong mọi trường hợp có thể, cần lắp đặt sao cho tránh gây tạp nhiễm sản phẩm.

Nhà xưởng phải có đủ hệ thống chiếu sáng,, và được thông gió phù hợp cho thao tác bên trong.

 Hệ thống ống dẫn, máng đèn, điểm thông gió và các dịch vụ kỹ thuật khác trong khu sản xuất phải được lắp đặt sao cho tránh lồi lõm không vệ sinh được và nên chạy bên ngoài khu vực pha chế.

Về khu phòng thí nghiệm

Khu phòng thí nghiệm nên đặt ở nơi cách biệt khỏi khu sản xuất.

Có phòng kiểm nghiệm hoặc thực hiện kiểm nghiệm theo hợp đông với cơ quan kiểm nghiệm để kiểm tra những tiêu chí mà cơ sở chưa thực hiện được; 

 Khu vực bảo quản phải có diện tích đủ lớn và có hệ thống chiếu sáng phù hợp, cần được bố trí và trang bị sao cho có thể đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và sắp xếp có trật tự cho sản phẩm, nguyên vật liệu. Khu vực này phải đảm bảo có sự tách biệt đối với nguyên vật liệu và thành phẩm biệt trữ. Cần có khu vực riêng và đặc biệt để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại và bị thu hồi và hàng bị trả lại. Khi cần phải có điều kiện bảo quản đặc biệt, ví dụ như về nhiệt độ, độ ẩm và an ninh, thì phải đáp ứng được những điều kiện đó. Việc bố trí trong kho phải cho phép tách biệt các nhãn mác và bao bì đã in khác nhau để tránh lẫn lộn.

Về trang thiết bị;

Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu trong quá trình pha chế không được có phản ứng hoặc hấp phụ các nguyên vật liệu đó.

Trang thiết bị không được gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm rò rỉ van, chảy dầu, do điều chỉnh hoặc thay thế phụ tùng không phù hợp.

Trang thiết bị phải dễ làm vệ sinh

Thiết bị sử dụng cho các vật liệu dễ chảy phải làm từ vật liệu chống nổ.

Thiết bị cần được bố trí hợp lý để tránh cản trở gây nghẽn lối đi và được dán nhãn thích hợp để đảm bảo sản phẩm không bị trộn lẫn hoặc nhầm với nhau.

Các đường ống nước, hơi nước và ống nộn khớp hoặc chọn khụng nếu được lắp đặt phải đảm bảo dễ tiếp cận trong quá trình hoạt động. Các đường ống này cần được dán nhãn rõ ràng.

Các hệ thống trợ giúp như hệ thống đun nóng, thông hơi, điều hòa, nước (nước uống được, nước tinh khiết, nước cất), hơi nước, khớ nộn và khớp (ví dụ nitơ) cần đảm bảo hoạt động đúng chức năng thiết kế và được dán nhãn rõ ràng.

Các trang thiết bị cân, đo, kiểm nghiệm và theo dõi phải được bảo dưỡng và hiệu chuẩn thường xuyên. Hồ sơ phải được lưu lại.

Điều kiện về vệ sinh

Nhân viên phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất.

Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.

Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện ốm đau hay có vết thương hở có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép xử lý nguyên vật liệu, nguyên liệu đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.

Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm. Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất của mình.

Các hoạt động ăn uống, hút thuốc, nhai kẹo…, đồ ăn, thức uống, thuốc lá và những thứ khác có thể gây tạp nhiễm đều không được phép đưa vào khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà kho và các khu vực khác nơi mà chúng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm.

Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh được thông khí tốt cho nhân viên, và phải tách biệt với khu sản xuất.

Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên với các ngăn có khoá và cần được bố trí ở vị trí thích hợp.

Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.

Các chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.

Nên sử dụng biện pháp hút bụi hoặc làm vệ sinh ướt. Khí nén và chổi quét phải được sử dụng một cách thận trọng hoặc tránh sử dụng nếu có thể vỡ các biện pháp này làm tăng nguy cơ tạp nhiễm cho sản phẩm.

Cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh và tẩy trùng các thiết bị máy móc chủ yếu.

Quy trình mở xưởng sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn cần những giấy phép gì?

Chuẩn bị hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận giấy phép sản xuất mỹ phẩm. Cần có hồ sơ mặt bằng thiết kế của cơ sở sản xuất mỹ phẩm. Bổ sung danh mục về các thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất mỹ phẩm của mình. Chuẩn bị danh mục các mặt hàng hiện có hoặc là đang trong quá trình sản xuất của cơ sở sản xuất mỹ phẩm.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của nhà máy phòng sạch mỹ phẩm phải cần chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục khác nhau

Tham khảo thêm:

Xin giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm nhanh nhất 

Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm

Với trường hợp kinh doanh cá nhân

Bạn cần đăng ký theo đúng trình tự như sau:

Giấy đề nghị việc đăng ký hộ kinh doanh

Bản sao giấy chứng minh cá nhân tham gia đăng ký hộ kinh doanh

Biên bản xác nhận họp nhóm việc đăng ký hộ kinh doanh với một nhóm tham gia

Xuất trình giấy thuê, mượn địa điểm sản xuất kinh doanh nếu cá nhân có thuê, mượn nơi sản xuất kinh doanh

Chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ, bạn tiến hành làm giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cần có những giấy tờ tùy thân như CCCD, hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân

Trường hợp thành lập công ty

Bạn cần đăng kí theo đúng trình tự sau Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp Các điều lệ về doanh nghiệp

Danh sách thành viên công ty hoặc danh sách cổ đông của các công ty cổ phần

Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu có hiệu lực của các thành viên cá nhân doanh nghiệp

Giấy ủy quyền cho công ty luật

Các giấy tờ khác theo yêu cầu

Khi đã có đầy đủ giấy tờ đáp ứng cho việc xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký DN ở sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp cần đăng ký trên cổng thông tin quốc gia

Nội dung công bố gồm những thông tin được ghi trên giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuẩn bị khắc dấu, công bố mẫu dấu riêng. Công ty của bạn có thể ủy quyền cho công ty luật hoặc tự khắc dấu và thông báo về sở kế hoạch đầu tư

Khi đa đăng ký hoàn thiện con dấu, phòng đăng ký kinh doanh tiến hành trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, đăng tải thông báo của doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia

Cuối cùng, xưởng sản xuất mỹ phẩm xin giấy phép sản xuất theo đúng mong muốn và đúng luật hiện hành

Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại

Là một trong những bước quy trình mở xưởng sản xuất mỹ phẩm tiêu chuẩn nhất. Cơ sở vật chất là những thứ vô cùng quan trọng đối với một cơ sở sản xuất và gia công mỹ phẩm. Cơ sở sản xuất bao gồm mặt bằng, nhà xưởng, các thiết bị máy móc hiện đại. Xưởng sản xuất cần có diện tích rộng, sạch sẽ, đầy đủ, tiện nghi. Đặc biệt, bạn cần phải xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, đạt chất lượng về vệ sinh an toàn. Khi đó, xưởng mới có thể được đi vào hoạt động phục vụ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng.

Nhà xưởng dùng để sản xuất mỹ phẩm cần được phân chia thành nhiều khu riêng biệt. Trong đó có khu dùng để chứa nguyên vật liệu, khu sản xuất, khu đóng gói sản phẩm và khu nhà kho, dùng để bảo quản thành phẩm. Mỗi khu sẽ có những đặc điểm riêng, theo từng chức năng của chúng và đều cần phải đạt được tiêu chuẩn phòng sạch.

Giới thiệu chi tiết quy trình sản xuất mỹ phẩm

Bước 1: Nhận nguyên liệu và kiểm tra nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu đó có thể là nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Doanh nghiệp có thể tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho mình hoặc nhập khẩu. Khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cần phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn. Nguyên liệu cần được nhập khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những nhà cung cấp uy tín. Chúng cần phải đạt các tiêu chuẩn cho phép của nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, các sản phẩm mỹ phẩm ra đời mới có thể đạt hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.

Bước 2: Đưa nguyên liệu đã qua kiểm nghiệm vào xưởng

Các loại nguyên liệu đã trải qua quá trình kiểm nghiệm và đạt các tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được đưa vào nhà máy để đến với các công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất mỹ phẩm. Những nguyên liệu không đủ điều kiện về chất lượng, độ an toàn, không đạt các tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị loại bỏ, thậm chí là tiêu hủy ngay lập tức.

Bước 3: Chia mẻ nguyên liệu

Sau khi nguyên liệu được đưa vào nhà máy sản xuất, chúng sẽ được chia thành từng mẻ với số lượng phù hợp với tỷ lệ đã được định trước theo công thức.

Bước 4: Tiến hành gia công, sản xuất mỹ phẩm

Tại đây, mỹ phẩm sẽ được gia công, sản xuất theo một tỷ lệ và công thức đã có trước đó để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, chúng được sản xuất trên một dây chuyền khép kín cùng với các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng nhà máy gia công, sản xuất mỹ phẩm khác nhau.

Bước 5: Lấy mẫu thành phẩm để kiểm tra chất lượng

Đến giai đoạn thành phẩm, chúng được chiết, rót vào các loại bao bì cấp 1 và được đưa đến phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng sẽ được đến với các bước tiếp theo. Những sản phẩm không đạt chuẩn bắt buộc phải dừng lại.

Điều kiện để mở xưởng sản xuất, gia công mỹ phẩm
Điều kiện để mở xưởng sản xuất, gia công mỹ phẩm

Bước 6: Đóng gói bao bì

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sẽ được đóng gói, in ấn bao bì, in phun dập ngày tháng, số lô, dán nhãn thùng,…

Bước 7: Giới thiệu sản phẩm và thu thập ý kiến phản hồi

Các sản phẩm sau đó được giới thiệu đến người sử dụng. Sau đó, khách hàng sẽ có những phản hồi, đánh giá về các sản phẩm mới của thương hiệu. Theo đó, nhà sản xuất sẽ có những điều chỉnh nhất định để các sản phẩm đến được tay người tiêu dùng đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, sản xuất với số lượng lớn, lưu trữ và chờ nhận lệnh xuất kho.

Quy trình sản xuất mỹ phẩm cần được thực hiện một cách tỷ mỷ, cẩn trọng. Hơn thế, quy trình còn được áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Để sở hữu được sản phẩm mỹ phẩm chất lượng an toàn, hiệu quả nhất, bạn nên đặt niềm tin vào những cơ sản sản xuất uy tín, tin cậy.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ công bố mỹ phẩm 

Xin giấy phép công bố mỹ phẩm

Thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm 

Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm 

Bổ sung ngành nghề bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm 

Hướng dẫn công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo