Đăng ký kinh doanh cửa hàng nối mi

5/5 - (3 bình chọn)

Đăng ký kinh doanh cửa hàng nối mi

Các khó khăn khi mở tiệm nối mi

Khi mở tiệm nối mi bạn cần phải đối mặt với một số khó khăn thường trực. Điển hình như sau:

Cơ hội kinh doanh ngành Mi đang phát triển nhưng cạnh tranh rất cao. Nhiều cơ sở nối mi đua nhau khai trương khiến cho khách hàng tìm thấy sự lựa chọn đa dạng.

Muốn tạo uy tín với khách hàng, chủ tiệm cũng như nhân viên phải có tay nghề giỏi.

Liên tục phải cập nhật các xu hướng làm đẹp mới để không bị lạc hậu.

Cần dành nhiều thời gian tìm hiểu về quy định của pháp luật trong việc mở tiệm mi.

Nhìn chung, bất cứ ngành nghề nào không riêng gì lĩnh vực nối mi có những khó khăn đặc thù. Tuy nhiên, chỉ cần quyết tâm, đi đúng hướng bạn sẽ vượt qua một cách dễ dàng.

Đăng ký kinh doanh cửa hàng nối mi
Đăng ký kinh doanh cửa hàng nối mi

Không Đăng ký kinh doanh cửa hàng nối mi bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay nhiều hộ kinh doanh dịch vụ nối mi nhất là ở vùng nông thôn do thiếu kiến thức pháp luật. Không phân biệt được ngành nghề kinh doanh nào cần phải xin giấy phép. Hay vì muốn “lách” thuế mà không đăng ký kinh doanh với nhà nước. Trong trường hợp bị phát hiện sẽ có những hình thức xử lý như phạt hành chính. Và thậm chí là tước giấy phép kinh doanh

Căn cứ theo điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì mức phạt vi phạm được quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Như vậy trong trường hợp bạn là hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000-3.000.000. Còn với doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 3.000.000-5.000.0000 đồng.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Mở Tiệm Nối Mi & Nail?

Bạn có ý định muốn tự mình làm chủ, mở một tiệm, shop nối mi và nail ở Việt Nam chuyên nghiệp của riêng mình. Vậy cần chuẩn bị những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để tìm lời giải đáp chi tiết. Và kinh nghiệm thiết kế tiệm nail trước khi chính thức kinh doanh, bạn nhé.

Nguồn vốn

Vốn để mở shop nail hay tiệm nối mi & nail là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến. Không có một mức chung cụ thể nào cho một cửa tiệm bởi phụ thuộc vào quy mô. Điều kiện tại địa điểm kinh doanh và khả năng tài chính của bạn. Ví dụ, quy mô của cửa hàng sẽ tầm bao nhiêu khách, bao nhiêu dịch vụ đi kèm? Mặt bằng thuê hay có sẵn? Khách hàng tại địa điểm kinh doanh có nhu cầu làm nails hay mi nối nhiều hơn? Bạn có thể huy động vốn nhiều nhất là bao nhiêu?

Thế nên, con số chính xác sẽ không có cụ thể khi mở tiệm nối mi & nail ở Việt Nam là không cụ thể. Tuy nhiên bạn có thể dự trù từ 40 – 100 triệu. Để mở một cửa tiệm nối mi & nails ưng ý.

Chuẩn bị mặt bằng, thiết kế và mở tiệm nối mi & nail

Vấn đề tiếp theo bạn cần lưu ý đó chính là thuê mặt bằng, thiết kế để mở tiệm nối mi và nail. Trên thực tế, vị trí của tiệm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Bởi lẽ một vị trí gần khu chung cư, khu tập thể hay vị trí trung tâm. Có đông người qua lại hay mở mặt tiền. Sẽ dễ hút khách hơn rất nhiều so với vị trí trong hẻm nhỏ. Do đó, nếu quyết định thuê mặt bằng mở tiệm nail & nối mi, bạn hãy chọn một ví trí phù hợp.

Chuẩn bị tên tiệm & thương hiệu

Mở tiệm nối mi & nail có thể đăng ký theo diện hộ kinh doanh cá thể. Tên cửa tiệm không được giống với cửa tiệm đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện. Bạn cũng nên xây dựng thương hiệu bằng cách chọn những tông màu chủ đạo cho logo và cửa tiệm, thiết kế bảng hiệu và cửa hàng có sắc thái riêng.

Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh mở tiệm nối mi & nail

Bạn cần có kế hoạch kinh doanh mở tiệm nối mi & nails cụ thể, như vậy khi vận hành. Tất nhiên mọi thứ sẽ trơn tru và tránh được những rủi ro, vấn đề ngoài ý muốn. Bạn cần suy nghĩ trước về quảng bá thương hiệu, cách khách hàng biết đến bạn. Lợi thế cạnh tranh của tiệm và tình hình tài chính. Lựa chọn phong cách của tiệm và liệt kê những vật dụng, dụng cụ nails & mi nối, cách trang trí tiệm phù hợp nhất.

Trên đây là những lưu ý bạn cần chuẩn bị khi mở tiệm nối mi & nails ở Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, khi mua vật dụng và dụng cụ nails, mi nối. Bắt buộc cần lựa chọn đối tác cửa hàng tin tưởng. Nhằm mục đích có được sản phẩm tốt với mức giá hợp lý. Royal Beauty tự hào là công ty cung cấp dụng cụ Nails, Mi Nối và Phun Xăm. Có kinh nghiệm hơn 15 năm được hơn 10,000 tiệm trên toàn quốc tin tưởng và lựa chọn. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng nối mi

Bước 1: Hộ kinh doanh gửi một bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 2: Nhận Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh.

Đọc thêm:

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Mở tiệm nail có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những hoạt động sau sẽ không cần đăng ký kinh doanh:

Buôn bán rong, bán dạo và những hình thức mua, bán khác không tại địa điểm cố định;

Buôn chuyến, mua hàng hóa nơi này vận chuyển bán ở nơi kia cho người buôn sỉ hoặc người bán lẻ;

Buôn bán vặt nhỏ lẻ không tại địa chỉ nhất định;

Bán quà vặt, bánh kẹo, hàng nước, đồ ăn không có địa chỉ cố định.

Vì thế, mở tiệm nail là hoạt động kinh doanh không thuộc trường hợp miễn đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Theo đó, trong trường hợp mở tiệm nail có thu nhập thấp không cần xin giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp mở cơ sở kinh doanh dịch vụ lớn  chủ tiệm nail cần đăng ký, xin giấy phép kinh doanh ngay từ trước khi cửa tiệm chính thức hoạt động.

Những lưu ý cần tránh khi vận hành tiệm nail

Việc vận hành một tiệm nail nhỏ đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài tìm hiểu rõ kinh nghiệm khi mở tiệm nail nhỏ thì bạn còn cần tránh một số lưu ý quan trọng dưới đây.

Tránh việc giao hết toàn quyền cho nhân viên vận hành tiệm nail

Hầu hết các chủ tiệm nail mới thường có tâm lý giao hết công việc cho nhân viên làm và họ chỉ có ngồi đếm tiền từ doanh thu. Từ đó, sẽ tạo ra nhiều phát sinh bạn không thể biết trước được.

Cụ thể như các tình huống khi khách hàng phản ánh, tiệm cần bổ sung thêm gì, chất lượng phục vụ… Vì vậy, bạn nên tránh tình huống này cần phải có những khích lệ động viên cùng tham gia với nhân viên hướng tới sự phát triển của tiệm.

Không biết cách giải quyết các tình huống

Để hạn chế các tình huống không mong muốn khi làm cho khách. Điều đầu tiên bạn cần phải đào tạo các kỹ năng mềm chuyên sâu, truyền đạt những kinh nghiệm có được khi mình đang làm nhân viên. Lưu ý cần phải lựa chọn một người có kinh nghiệm lâu năm và có cách quản lý tốt khi mình vắng mặt.

Chưa biết cách quản lý nội bộ

Một khi nội bộ lủng củng, có vấn đề thì mọi công việc sẽ khó có thể hoàn thành. Nghiêm trọng hơn bạn không hiểu rõ và nắm bắt được cách xử lý hoà giải. Cụ thể như thời gian làm việc mỗi người chênh nhau, người làm ít người làm nhiều, số giờ tăng ca không phù hợp… Từ đó, dẫn đến chất lượng công việc không được cao, khiến nhân viên nản lòng không muốn làm nữa.

Tác động từ các yếu tố bên ngoài

Khi bạn gặp phải những tác động từ bên ngoài như áp lực công việc, gia đình, tài chính… Từ đó, sẽ khiến bạn vô cùng nản lòng gặp nhiều rắc rối trong khi vận hành tiệm nail. Vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian cho gia đình, có giải pháp khi mở các tiệm nail, áp dụng phần mềm quản lý vận hành tiết kiệm thời gian và di chuyển đi lại.

Chi phí đầu tư để mở một tiệm nail nhỏ

Vốn đầu tư là nguồn tài chính của bản thân hoặc khoản tiết kiệm trong quá trình làm thợ nail. Hãy lên kế hoạch thật cẩn thận và chi tiết nếu như chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều này giúp nguồn vốn được sử dụng hợp lý và không bỏ sót bất cứ hạng mục nào.

Thuê, mướn mặt bằng

Nên lựa chọn mặt bằng ở những khu dân cư đông đúc hoặc nhiều văn phòng như chung cư, chợ,… Hoặc vị trí ở những con hẻm vừa phải có địa chỉ dễ tìm và dừng xe thuận tiện.

Tránh những nơi mặt đường chính vì có nhiều xe cộ qua lại và giá thuê thường rất cao. Lưu ý chi phí thuê mặt bằng chỉ nên trong khoảng từ 10 đến 14% trên tổng số vốn.

Thiết kế và lắp đặt bảng hiệu

Điểm thu hút ánh nhìn đầu tiên là một bảng hiệu đầy nghệ thuật và thật phong cách. Thiết kế và lắp đặt biển hiệu cũng là một hạng mục nằm trong chi phí mở tiệm nail nhỏ.

Thiết kế nên phù hợp với cách trang trí cửa tiệm và thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết. Cụ thể như thương hiệu, logo, số điện thoại, hình ảnh những bộ nail đẹp đã thực hiện,… Tuy quan trọng nhưng số tiền bỏ ra chỉ nên từ 8 đến 12% trên tổng nguồn tài chính.

Cơ sở vật chất

Đầu tư cơ sở vật chất sẽ khác nhau tùy vào quy mô kinh doanh và nguồn tài chính. Đây là những đồ nội thất và trang trí cần thiết của một tiệm nail như bàn, ghế, tủ,… Chi phí để mua sắm cho khoản này sẽ từ 5.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.

Xin giấy phép mở dịch vụ nối mi
Xin giấy phép mở dịch vụ nối mi

Dụng cụ và hóa mỹ phẩm làm nail

Dụng cụ hỗ trợ bao gồm kềm cắt móng, da, cọ vẽ, kéo, khăn, bông gòn, khay đựng và chậu,… Hóa mỹ phẩm chủ yếu trong tiệm nail là sơn móng, các loại gel và dung dịch tẩy rửa.

Làm nail chuyên nghiệp sẽ bắt buộc đầu tư nhiều màu sắc đẹp để bắt kịp xu hướng. Dù có quy mô nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo có bảng màu sơn cần thiết và đa dạng. Tùy vào thương hiệu và chất lượng, số tiền bỏ ra sẽ từ 15.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ.

Ở thời điểm khởi đầu, có thể cân đối ngân sách vừa phải từ 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VND. Khi số lượng khách hàng tăng lên và có thêm doanh thu nên đầu tư cho thật đầy đủ.

Lương nhân viên

Thợ làm móng được đào tạo chuyên nghiệp là điều rất cần thiết dù mở tiệm nail nhỏ hay lớn. Dựa vào số lượng khách thực tế để tuyển dần sẽ giúp giảm được chi phí lương nhân viên.

Nên chia thành 2 nhóm: thợ phụ học việc và thợ chính phục vụ khách hàng có tay nghề cao. Tùy vị trí, khoản lương hàng tháng mỗi người sẽ từ 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Đăng ký kinh doanh quán nhỏ

Giấy phép kinh doanh cho spa

Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh Homestay

Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng bánh mì

Máy in có phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn mới nhất 2022

Đăng ký lưu hành sản phẩm khẩu trang tại Việt Nam

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không

Chủ shop – fanpage nhận được thông báo của cục thuế phải làm gì?

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo