Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không?

Rate this post

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không? là điều thắc mắc của nhiều cá nhân; muốn vay ngân hàng để kinh doanh. Điều kiện, thủ tục khi vay ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh sẽ thực hiện như thế nào?; các hình thức vay vốn ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh là gì?; điều kiện vay vốn giấy phép kinh doanh ra sao?. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật. 

Vay ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh được không
Vay ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh được không

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là một tài liệu chính thức được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước, cho phép một cá nhân hoặc tổ chức được hoạt động kinh doanh một loại hoặc nhiều loại hình kinh doanh nào đó trên lãnh thổ của một quốc gia.

Việc cấp giấy phép kinh doanh được thực hiện nhằm đảm bảo tính hợp pháp, đúng luật cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giấy phép kinh doanh còn là cơ sở để doanh nghiệp được tổ chức, điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật của đất nước.

Các quy định về giấy phép kinh doanh thường khác nhau tùy theo quốc gia và loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường giấy phép kinh doanh cần có các thông tin về tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, địa chỉ và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm và nội dung giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh được đăng ký. Giấy phép kinh doanh thường có các đặc điểm và nội dung sau:

Tên doanh nghiệp và thông tin liên lạc: Giấy phép kinh doanh thường có tên doanh nghiệp và các thông tin liên lạc như địa chỉ, số điện thoại, email.

Lĩnh vực hoạt động: Giấy phép kinh doanh sẽ ghi rõ các lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp được phép kinh doanh.

Thời hạn giấy phép: Giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn có giá trị, thường là từ 3 đến 5 năm.

Số giấy phép: Số giấy phép là một số đặc biệt được cấp cho doanh nghiệp để phân biệt với các doanh nghiệp khác.

Ngày cấp giấy phép: Ngày cấp giấy phép là ngày mà giấy phép được cấp cho doanh nghiệp.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Cơ quan cấp giấy phép: Cơ quan quản lý nhà nước sẽ ghi rõ tên và địa chỉ cơ quan đã cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh là một giấy tờ quan trọng để doanh nghiệp có thể tham gia các hoạt động kinh doanh chính thức và được pháp luật công nhận. Do đó, việc đảm bảo các đặc điểm và nội dung của giấy phép kinh doanh là rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách hợp pháp và bảo đảm.

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không?

Vay tiền theo giấy phép kinh doanh là hình thức cho vay được áp dụng cho các khách hàng, có giấy phép kinh doanh với nhu cầu vay vốn bổ sung. Vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Các chủ cơ sở kinh doanh, thường là những đối tượng khách hàng. Quan tâm đến gói vay này.

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là giấy tờ chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cấp cho các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh trong một ngành nghề nhất định. Các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện theo quy định của Nhà Nước.

Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý rằng, giấy phép kinh doanh thực chất chỉ là một phần thủ tục bắt buộc. Nó không phải là một sản phẩm vay. Cho nên khách hàng muốn vay vốn phải có mục đích vay chính đáng. Vay theo giấy phép kinh doanh chỉ hỗ trợ cho công việc. Các hoạt động kinh doanh như mua máy móc, các trang thiết bị, nhập hàng hóa,…

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không?
Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không?

Điều kiện vay vốn bằng giấy phép kinh doanh

Không phải bất cứ hồ sơ vay vốn nào cũng được ngân hàng duyệt cho vay. Hồ sơ vay tiền phải đáp ứng đầy đủ điều kiện vay của ngân hàng thì mới được duyệt. Điều kiện vay của hầu hết các ngân hàng gồm:

  • Người vay vốn phải mang quốc tịch Việt Nam.
  • Độ tuổi của bạn phải nằm trong khoảng từ 21 đến 60 đối với nam giới và 21 đến 55 đối với nữ giới.
  • Nơi ở hiện tại có chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn muốn vay vốn.
  • Giấy phép kinh doanh buộc phải đứng tên của người vay. Nếu giấy phép đứng tên của người khác thì phải có sự đồng ý tự nguyện của họ.
  • Những ngành nghề được hỗ trợ vay vốn bằng giấy phép kinh doanh bao gồm: quán ăn, quán nhậu, nhà hàng, hiệu thuốc, tiệm tạp hóa, các công ty, doanh nghiệp,…Tuy nhiên, những ngành nghề mang tính nhạy cảm sẽ không được các ngân hàng hỗ trợ vay vốn.
  • Khách hàng cần có tài sản thế chấp nếu muốn vay tiền với hạn mức lớn tại các ngân hàng.
  • Công ty/ doanh nghiệp muốn vay vốn phải có hoạt động tốt, có thu nhập ổn định và có tiềm năng phát triển ổn định.
  • Mục đích vay vốn phải rõ ràng, hợp pháp như đầu tư mua trang thiết bị, máy móc, đầu tư các dự án hay mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp,…

Bên cạnh những điều kiện trên thì mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện riêng, nên trước khi quyết định vay vốn bằng giấy phép kinh doanh, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh việc hồ sơ không được ngân hàng nhận nhé.

Các hình thức vay vốn theo giấy phép kinh doanh

Khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức vay vốn theo giấy phép kinh doanh sau đây:

Vay vốn tín chấp

Là hình thức vay vốn tín chấp chỉ cần có giấy phép kinh doanh, không cần thế chấp tài sản. Các khoản vay sẽ được ngân hàng xem xét dựa trên mức độ uy tín, cũng như khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp giấy tờ. Chứng minh thu nhập của công ty, doanh nghiệp đứng ra vay. Hình thức vay tín chấp được nhiều cá nhân lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, điều kiện đơn giản.

Công ty mới thành lập có vay vốn ngân hàng được không
Công ty mới thành lập có vay vốn ngân hàng được không

Vay vốn thế chấp

Với hình thức vay vốn này, khách hàng sẽ được phê duyệt khoản vay có hạn mức lớn và lãi suất thấp. Nhưng bù lại khách hàng buộc phải có tài sản giá trị để thế chấp như bất động sản, nhà đất, máy móc, các trang thiết bị,…Giấy phép kinh doanh chỉ là thủ tục để vay vốn chứ không phải dùng nó để vay vốn.

Hạn mức và lãi suất vay theo giấy phép kinh doanh

Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp mà hạn mức cho vay sẽ khác nhau. Và lãi suất vay vốn ngân hàng có giấy phép kinh doanh cũng được điều chỉnh theo hạn mức. Cụ thể: 

Hạn mức cho vay 

Mỗi ngân hàng có những hạn mức cho vay khác nhau với những giấy phép khác nhau, hồ sơ tín dụng của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng. Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu sẽ được hưởng lợi với hạn mức cao và lãi suất ưu đãi. 

Ngoài ra, đối với hình thức vay tín chấp, theo các ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ cho vay với hạn mức 100% giá trị tài sản thế chấp hoặc có ngân hàng cho vay 7085% giá trị tài sản thế chấp. Do đó, bạn sẽ không chỉ tìm hiểu về lãi suất, hạn mức mà còn cả cách thức hoạt động, hình thức vay, hạn mức của từng ngân hàng để so sánh và lựa chọn. 

Hiện nay hạn mức tín chấp cho vay tín chấp có giấy phép kinh doanh  dao động từ 30 đến 300 triệu đồng. Mặt khác, đối với các khoản thế chấp bằng giấy phép thương mại, hạn mức có thể lên đến hàng tỷ đồng. 

Ngân hàng nào hỗ trợ cho vay kinh doanh không giấy phép
Ngân hàng nào hỗ trợ cho vay kinh doanh không giấy phép

Lãi suất cho các khoản vay

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay: thị trường, lịch sử và hồ sơ khoản vay. Và khoản vay của khách hàng. Tình hình thị trường ổn định, lãi suất cho vay được hỗ trợ bởi nhiều chính sách của chính phủ, hồ sơ. Và chứng từ của khách hàng càng tốt, nợ xấu càng ít, bản chất khoản vay càng cao thì lãi suất càng thấp trái ngược nhau. 

Các khoản vay được cấp phép  ngày nay trả lãi theo số dư giảm dần hoặc các khoản thanh toán hàng tháng. Lãi suất thường dao động từ 7% đến 10% /  năm. Có ngân hàng còn cao hơn 812%, thậm chí hơn. Do đó, bạn cần nghiên cứu sâu về từng ngân hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Ưu điểm khi vay vốn bằng giấy phép kinh doanh

Việc vay vốn bằng giấy phép kinh doanh có thể mang lại một số ưu điểm như sau:

  • Tăng khả năng vay vốn: Khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có một hồ sơ hoạt động kinh doanh hợp pháp, từ đó tăng khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
  • Điều kiện vay vốn linh hoạt: Với giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể đáp ứng điều kiện vay vốn của nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức lãi suất và thời gian vay phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Tăng tính minh bạch và tin tưởng: Khi sử dụng giấy phép kinh doanh để vay vốn, doanh nghiệp sẽ có thể tăng tính minh bạch và tin tưởng với các đối tác kinh doanh và khách hàng. Điều này có thể giúp tăng khả năng thu hút các đối tác và khách hàng mới, đồng thời tăng cơ hội mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, việc vay vốn bằng giấy phép kinh doanh cũng có những rủi ro nhất định, như làm tăng khả năng nợ xấu nếu doanh nghiệp không quản lý tài chính hiệu quả, hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay. Do đó, việc vay vốn bằng giấy phép kinh doanh cần được thận trọng và đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định vay vốn.

Thủ tục, hồ sơ vay vốn bằng giấy phép kinh doanh?

Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn đã có mẫu tại ngân hàng, hãy điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu đó.
  • Bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân. Lưu ý rằng thời gian công chứng của giấy tờ này phải dưới 6 tháng.
  • Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu và bắt buộc phải mang theo bản gốc để đối chứng.
  • Giấy phép kinh doanh của các nhân vay vốn hoặc bên bảo lãnh vay.
  • Bản sao kê mức thuế đóng cho cơ quan nhà nước trong 3 tháng gần nhất để chứng minh đủ khả năng tài chính.
  • Bản kế hoạch, dự án về mục đích vay vốn.
  • Ảnh thẻ 3*4.
  • Giấy tờ về tài sản đảm bảo. Nếu muốn vay với hạn mức lớn, lãi suất thấp thì loại giấy tờ này giúp các bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, loại giấy tờ này cũng không quá cần thiết.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần làm theo một số thủ tục cơ bản bao gồm những bước sau:

Bước 1: Hãy gửi hồ sơ đăng ký qua website hoặc liên hệ trực tiếp với quầy giao dịch tại địa phương để nhận được tư vấn của nhân viên.

Bước 2: Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết thì hãy nộp hồ sơ của bạn tới ngân hàng, họ sẽ tiếp nhận hồ sơ và thẩm định rồi xét duyệt hồ sơ vay của bạn.

Bước 3: Chờ ngân hàng thẩm định hồ sơ cho vay.

Bước 4: Nếu ngân hàng xét duyệt hồ sơ của bạn, họ sẽ tiến hành giải ngân khoản vay bằng cách chuyển khoản hoặc lấy tiền mặt từ quầy giao dịch.

Hoạt động kinh doanh cho vay tiền có phải đăng ký kinh doanh không?
Hoạt động kinh doanh cho vay tiền có phải đăng ký kinh doanh không?

Nên vay vốn kinh doanh bằng giấy phép ở ngân hàng nào?

Có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vay tiền theo giấy phép kinh doanh, thế nhưng mỗi nơi lại đưa ra những quy định về lãi suất và điều kiện khác nhau. Chính vì vậy, trước khi đưa ra lựa chọn của mình. Bạn cần phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các bên. Và chọn cho mình một ngân hàng với gói vay phù hợp nhất. 

Hiện nay, dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân. Cũng đều hỗ trợ phương pháp vay tiền theo giấy phép kinh doanh. Một vài gợi ý dành cho bạn như:

  • Ngân hàng Agribank cho vay kinh doanh với lãi suất 11,5 – 12 %/ năm tính theo dư nợ giảm dần, thời hạn vay 7 năm linh hoạt cho bạn lựa chọn. Với điều kiện doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh hợp pháp trên 12 tháng. Hoặc nếu dưới 12 tháng nhưng chứng minh được phương án kinh doanh đem lại hiệu quả.
  • Ngân hàng VPBank, cho vay không cần thế chấp với lãi suất linh hoạt dành cho khách hàng cá nhân. Hoặc hộ kinh doanh. Hạn mức cho vay lên đến 200 triệu đồng, thời gian tối đa 60 tháng.
  • Ngân hàng Vietcombank, hỗ trợ vay vốn theo giấy phép kinh doanh bao gồm cả vay vốn lưu động và vay dự án đầu tư. Lãi suất cho vay hấp dẫn, cố định trong suốt thời kỳ. Số tiền vay lên đến 85% chi phí đầu tư dự án. Và không giới hạn quy mô dự án, loại tiền cho vay đa dạng.

Chi phí mở hộ kinh doanh để vay ngân hàng

Giải pháp cho hộ kinh doanh không đủ điều kiện vay ngân hàng
Giải pháp cho hộ kinh doanh không đủ điều kiện vay ngân hàng

Một số câu hỏi thường gặp

Hiện nay ngành nghề nào hỗ trợ cho vay tiền theo giấy phép kinh doanh?

Các ngành nghề hợp lệ cho vay vốn theo giấy phép kinh doanh là: Kinh doanh hiệu thuốc, cửa hàng tạp hoá. Cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán nhậu, quán ăn… Những ngành nghề kinh doanh mang tính chất nhạy cảm sẽ không được hỗ trợ vay vốn kinh doanh.

Hạn mức khi vay tiền theo giấy phép kinh doanh tối đa là bao nhiêu?

Thông thường số tiền vay dao động từ các ngân hàng khoảng 30 triệu đến 200 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có các ngân hàng cho vay lên đến 300 triệu đồng, 500 triệu, thậm chí đến 1.6 tỷ như ngân hàng UOB Việt Nam.

Nợ xấu có vay tín chấp theo GPKD được không?

Khách hàng có nợ xấu không thể vay tiền bằng GPKD.

Thời gian giải ngân bao lâu?

Quy trình thẩm định, xét duyệt hạn mức và giải ngân hoàn tất trong 2 – 3 ngày làm việc.

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không? Bạn đã tìm được câu trả lời rồi phải không. Mục đích của bài viết này chúng tôi mong rằng bạn có thể cân đối được chi phí lãi vay; lựa chọn được ngân hàng tốt nhất hay làm thế nào để hoạt động kinh doanh tốt nhất. Liên hệ với Gia Minh qua hotline: 0939 45 65 69 để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cũng như thành lập công ty

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giấy phép kinh doanh cho spa

Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh Homestay

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng bánh mì

Máy in có phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn mới nhất 2022

Danh mục ngành nghề  kinh doanh Việt Nam mới nhất

Xin giấy phép sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn

Đăng ký lưu hành sản phẩm khẩu trang tại Việt Nam

 Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hướng dẫn cách vay vốn bằng giấy phép kinh doanh
Hướng dẫn cách vay vốn bằng giấy phép kinh doanh

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo