THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Rate this post

Khi doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn, cần phải công bố lưu hành sản phẩm. Vậy thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam như thế nào? Trong quá trình thực hiện sẽ gặp những vướng mắc gì?

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Cơ sở pháp lý lưu hành thức ăn chăn nuôi

– Luật chăn nuôi 2018

– Nghị định 13/2020/NĐ-CP

– Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT

– Quyết định 2932/QĐ-BKHCN

Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là loại thức ăn được sản xuất đặc biệt để cung cấp dinh dưỡng cho động vật trong quá trình nuôi trồng và chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau như ngũ cốc, đậu nành, thịt, cá, rau củ quả và các loại vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của động vật.

Thức ăn chăn nuôi được sản xuất dưới dạng hạt, bột hoặc viên nén, phù hợp với loại động vật và mục đích nuôi trồng cụ thể. Các loại thức ăn chăn nuôi thường được sản xuất bởi các nhà sản xuất chuyên nghiệp hoặc các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho động vật trong quá trình nuôi trồng và giúp đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tốt cho chúng

Các loại thức ăn chăn nuôi

– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

– Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

– Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.

– Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

Điều kiện cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các kiều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
  • Nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt; hạn chế được các ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng, động vật, bụi bẩn và các tác động xấu của môi trường.
  • Có thiết bị cân đo chính xác và được bảo dưỡng định kỳ; dụng cụ sử dụng phải đảm bảo vệ sinh, không bị han gỉ hoặc nhiễm mốc.
  • Nơi bày bán, bảo quản và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ kinh doanh phải riêng biệt đối với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác.
  • Thức ăn chăn nuôi kinh doanh phải nằm trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; có bảng tiêu chuẩn công bố áp dụng; không chứa hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

ĐỌC THÊM

 

Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Để có giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, chúng ta có thể đăng ký theo hai hình thức là hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty.

Thành lập hộ kinh doanh

Đối với việc thành lập hộ kinh doanh cá thể thì thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi được thực hiện như sau:

Các nhân, nhóm các nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
  • Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và nếu đủ các điều kiện sau:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
  • Nộp lệ phí đầy đủ.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cẩn sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
  • Nếu sau 05 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.

Thành lập công ty

Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi thành lập công ty thì hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên của công ty;
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân.

Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau:

  • Người thành lập công ty nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Lưu ý là phải đăng ký đúng mã ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03-05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị từ chối thì thông báo bằng văn bản cho người làm thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không nằm trong quy định.

ĐỌC THÊM

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Gia Minh

Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hãy liên hệ với Gia Minh để sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói của chúng tôi.

Sau đây là các bước dịch vụ của Gia Minh:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tư vấn các thông tin cần thiết.

Bước 2: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ pháp lý cần thiết.

Gia Minh sẽ chuẩn bị hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi và chuyển cho khách hàng kiểm tra và ký xác nhận.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Gia Minh sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật kinh doanh. Chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Thay mặt khách hàng nhận kết quả thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo thời gian trên giấy hẹn.

Bước 5: Bàn giao kết quả.

Gia Minh bàn giao kết quả đăng ký kinh doanh và tư vấn các thông tin sau đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi; bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục hành chính; Gia Minh sẵn sàng thực hiện thủ tục trọn gói cho doanh nghiệp.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Liên hệ với Công ty Gia Minh

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo