Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu

5/5 - (1 bình chọn)

Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Hoa quả nhập khẩu là gì?

Hoa quả nhập khẩu là những loại hoa quả không có xuất xứ tại Việt Nam. Hoa quả nhập về nước ta hiện nay chủ yếu là những loại trái cây ôn đới, khó trồng tại Việt Nam. Chẳng hạn như kiwi, lê, cherry, táo,.. Các loại hoa quả này chủ yếu trồng ở quốc gia có khí hậu ôn đới.

Bên trái cây ôn đới, một số loại trái cây nhiệt đới cũng có thể thể nhập về nước ta. Đây thường là những loại trái cây chất lượng cao, vượt trội so với loại trong nước (na Thái, cam không hạt,..).

Trái cây nhập khẩu về Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ nhiều quốc gia. Ví dụ như Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, các nước châu Âu. Trong đó, hoa quả nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ, rất đa dạng về chủng loại. Tuy vậy thời gian gần đây hàm lượng hóa chất trong hoa quả xuất xứ Trung Quốc lại khiến không ít khách hàng e dè.

Còn với hoa quả nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand,.. Mặc dù có giá thành cao nhưng lại không tồn dư hóa chất độc hại. Đây là những loại trái cây cao cấp rất được yêu thích trên thị trường hiện tại.

Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu
Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Kinh nghiệm Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu nhiều lợi nhuận

Kinh doanh trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?

Khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì vốn luôn là vấn đề đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm. Với trái cây nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Bạn cần xác định rõ được trong tay mình có bao nhiêu vốn để có thể duy trì những công đoạn tiếp theo.

Thông thường, với một cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu, bạn cần đầu tư số vốn từ 50 – 70 triệu. Số tiền này ngoài việc dùng để nhập hàng bạn còn phải dùng để trang trải các khoản khác như: thuê mặt bằng, thuê nhân viên, đầu tư tủ mát bảo quản và kệ trưng bày trái cây.

Tạo một thương hiệu rõ ràng cho riêng mình

Xã hội ngày càng phát triển do đó thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Nhiều người không còn đặt niềm tin cho hoa quả không rõ nguồn gốc chính vì vậy các cửa hàng hoa quả nhập khẩu chính là điểm đến lý tưởng, an toàn cho khách hàng.

Việc tạo nên một thương hiệu rõ ràng chính là việc khẳng định được nguồn cung cấp hoa quả sạch được phân phối và nhập khẩu chính thức, có nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn rõ ràng từ các nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada..

Ngoài ra, việc luôn luôn lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trước trong và sau khi sử dụng sản phẩm của cửa hàng sẽ tạo nên thương hiệu riêng, giúp cửa hàng kinh doanh phát triển và gia tăng lợi nhuận.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Nghiên cứu, khảo sát thị trường trái cây nhập khẩu

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay thì việc nghiên cứu và khảo sát thị trường được xem là công việc cần thiết giúp bạn kinh doạnh thành công. 3 yếu tố quan trọng bạn cần tập trung nghiên cứu đó là:

Thứ nhất: Bạn phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ như thế nào và thu nhập của họ để tập trung vào những sản phẩm mục tiêu và xây dựng mức giá bán hợp lý.

Thứ hai: Bạn cần biết đối thủ trực tiếp, gián tiếp của bạn là ai. Nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Những mặt hàng nào được ưa chuộng và mức giá đang bán của họ như thế nào để có thể đưa ra cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thứ ba: Nghiên cứu địa điểm mở cửa hàng. Nếu xung quanh đó đã có nhiều cửa hàng thì bạn tuyệt đối không nên mở tại đó để tránh việc cạnh tranh gay gắt. Hãy chọn những khu vực gần khu dân cư, khu vực có nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện và lưu ý đến khoảng cách so với các đối thủ lân cận.

Tìm nguồn hàng trái cây uy tín, chất lượng.

Ngày nay, khách hàng thực sự rất kỹ tính trong việc lựa chọn thực phẩm sạch. Họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn để mua được những loại thực phẩm, trái cây rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

Do vậy, để gây ấn tượng ngay từ ban đầu ngoài việc hoa quả phải tươi ngon thì bạn cần tìm được nguồn hàng thực sự uy tín, có đầy đủ tem mác, giấy tờ nhập khẩu. Đây chính là cách hữu hiệu nhất để bạn có thể trụ lại được lâu trong môi trường kinh doanh khốc liệt này.

Lựa chọn các thiết bị bảo quản trái cây tốt nhất.

Điều dễ dàng thu hút và gây ấn tượng đến khách hàng chính là một cửa hàng có đầy đủ các thiết bị trưng bày và bảo quản trái cây. Cửa hàng của bạn dù không lớn nhưng sẽ thật sang trọng và thu hút khi có tủ bảo quản và quầy kệ trưng bày.

Việc lựa chọn tủ mát bảo quản là rất quan trọng bởi đa phần các loại hoa quả nhập khẩu có giá tương đối cao và có yêu cầu rất khắt khe trong việc bảo quản. . Thông thường những mặt hàng này chủ yếu là được khách hàng mua để làm quà biếu bạn bè, người thân, đối tác vào những dịp lễ tế, khai trương, giỗ lạt. Do vậy, việc bảo quản làm sao để chúng luôn được tươi ngon không phải là điều dễ dàng.

Nếu cửa hàng hoa quả nhập khẩu có hệ thống tủ làm mát thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Trình tự nhập khẩu trái cây tươi các bước cần thực hiện

Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu

Có lẽ việc đầu tiên bạn cần làm sớm, đó là tìm hiểu và kiểm tra xem mặt hàng trái cây mình muốn nhập khẩu từ 1 quốc gia nào đó thì có được phép nhập vào Việt Nam không.

Cherry tươi nhập khẩu, màu tím đỏ

Cherry tươi nhập khẩu từ Úc

Hàng hoa quả tươi không thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu (theo Nghị định 187/2013).

Tuy vậy, theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, thì quả tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, rất có thể loại trái cây bạn định nhập khẩu từ 1 quốc gia chưa được phép kiểm dịch do có nguy cơ dịch hại.

Để biết được điều này, tốt nhất bạn nên liên hệ với Cục bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT, và hỏi thông tin chính thức trước khi quyết định có nhập hàng hay không.

Nếu hàng thuộc diện được phép kiểm dịch (không bị cấm), thì bạn làm tiếp…

Tham khảo thêm:

Công bố chất lượng nước trái cây nhập khẩu 

Hướng dẫn công bố chất lượng trái cây sấy khô 

Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm trái cây sấy 

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch

Đây là công việc nộp hồ sơ cho Cục bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT để họ kiểm tra, xét duyệt, và cho phép hàng được kiểm dịch thực vật khi về đến Việt Nam. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bạn có thể tham khảo Quyết định 48/2007/QĐ-BNN (hoặc văn bản thay thế) về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam.

Địa điểm xin giấy phép: Cục bảo vệ thực vật, tại Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hồ sơ xin giấy phép cần có:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)

Hợp đồng thương mại: bản sao chụp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: bản sao chụp

Thời gian xin và chờ kết quả nếu hồ sơ chuẩn chỉnh cũng mất khoảng 15-18 ngày. Nếu sai sót thì phải bổ sung chỉnh sửa, cần thêm thời gian. Do đó, bạn nên xin giấy phép sớm, tốt nhất là trước khi hàng về đến Việt Nam, để tránh phát sinh chi phí lưu kho. Giấy phép này có giá trị 1 năm, và trừ lùi số lượng sau mỗi lần nhập.

Bước 3: Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi hàng về đến cửa khẩu (sân bay hoặc cảng biển quốc tế), bạn làm thủ tục đăng ký Kiểm dịch thực vật và An toàn vệ sinh thực phẩm (làm cùng lúc) với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hiện đã thực hiện làm hồ sơ qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Hồ sơ kiểm dịch gồm:

Giấy đăng ký (theo mẫu). 

Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 2)

Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate)

Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v…

Địa điểm đăng ký tại 1 số chi cục kiểm dịch ở các cảng biển, sân bay quốc tế của Việt Nam:

Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng

Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm

Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng

Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch

Khi đăng ký xong, và sau khi hàng về đến sân bay hoặc cảng biển, nhà nhập khẩu (hoặc công ty dịch vụ) phối hợp với cán bộ kiểm dịch đến kho tập kết hàng ở sân bay (hoặc mở cont lạnh tại bãi cảng) để lấy mẫu.

Thường cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu, cho vào túi niêm phong đem về chi cục để tiến hành làm công tác kiểm nghiệm. Nếu mọi thứ diễn ra bình thường, thì sau khoảng 1 ngày sẽ có kết quả kiểm dịch (chứng thư).

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Sau khi đăng ký kiểm dịch ở Bước 3, bạn có thể truyền tờ khai, và nộp hồ sơ hải quan. Khi có kết quả ở Bước 4, bạn bổ sung vào hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra một lượt các chứng từ.

Nếu tờ khai phân luồng đỏ, thì sau bước hồ sơ, sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho hoặc cảng. Bạn có thể làm gộp luôn bước này vào khi mẫu kiểm dịch (Bước 4) để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa chuẩn chỉnh, thì tờ khai sẽ được thông quan.

Mẹo tăng doanh thu khi kinh doanh hoa quả nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị xong các thủ tục mở cửa hàng, việc tiếp theo bạn cần làm đó là thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu cho việc kinh doanh của mình. 

Nghiên cứu thị trường

Hãy bắt đầu nghiên cứu nhu cầu và sở thích của khách hàng, ít nhất là tại khu vực bạn định mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu, xem họ có nhu cầu cao về loại thực phẩm này hay không, có lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không…

Bạn có thể hỏi hay làm phiếu khảo sát cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó là những đánh giá về chất lượng hoa quả nhập hay nội địa trong khu vực ra sao.

Song song với đó, bạn cũng nên tìm hiểu về các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu trên địa bàn của mình xem họ thường nhập loại trái cây gì, giá cả ra sao, cách phục vụ khách hàng ra sao… là điểm yếu của họ để chúng ta nắm bắt. một bước để tạo ra lợi thế mạnh mẽ hơn.

Đồng thời bạn phải dành thời gian tìm hiểu cách bảo quản, thông tin, công dụng của từng loại trái cây nhập khẩu để có đủ kiến thức tư vấn cho khách hàng.

Thiết kế cửa hàng hoa quả nhập khẩu thu hút

Đối với một cửa hàng hoa quả tươi nói chung và cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu nói riêng, nội thất và cách trưng bày cần thoải mái, gần gũi và tràn đầy thiên nhiên, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng.

Trang trí ngoại thất cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Một biển hiệu bắt mắt sẽ giúp thu hút khách hàng đi qua hơn. Bên cạnh đó hãy sử dụng cửa kính, việc này khiến người qua đường có thể thấy tận mắt các sản phẩm bên trong mà không cần vào hẳn bên trong. Cửa kính cũng giúp cửa hàng nhận ánh sáng tự nhiên giúp không gian bên trong thông thoáng hơn.

Bày trí trái cây

Hàng hóa chủ yếu sẽ được bảo quản trong tủ lạnh nên một cửa hàng cần khoảng 2 đến 3 tủ lạnh 3 cửa. Trong trường hợp vào đợt bán hàng như lễ, tết, trái cây có thể được đóng thành kệ, bày lên kệ để thuận tiện cho khách hàng đến mua. 

Tuy nhiên, nếu lấy ra khỏi tủ lạnh, bạn cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm vẫn phù hợp để bảo quản, đồng thời trong quá trình bán hàng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của trái cây bằng cách ô và ngoài giá. xử lý kịp thời nếu quả bị hư hỏng. Tránh bán trái hư cho khách.

Kinh nghiệm mở hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu
Kinh nghiệm mở hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu

Thực hiện các chiến lược Marketing

Marketing là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng bá thương hiệu cũng như gia tăng doanh thu của tất cả các mặt hàng kể cả buôn bán trái cây nhập khẩu, bạn có thể thử qua các cách sau.

Marketing Online

Internet là một thị trường tiềm năng, việc mua sắm tại đây dễ dàng hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng đã quá quen với các sàn thương mại điện tử, việc mua hàng online càng ngày càng phổ biến hiện nay.

Thế nhưng thị trường này cực kỳ cạnh tranh. Để thu hút được khách hàng bạn phải khẳng định quy mô, độ uy tín của mình so với các Shop khác. Để chuyên nghiệp hơn, bạn cần thiết kế một Website cho riêng mình kèm với đó là các tài khoản mạng xã hội Facebook, Instagram,…

Marketing truyền thống

Marketing truyền thống là sử dụng hình ảnh đời thật để quảng cáo cho cửa hàng của mình. Chính vì thế bạn cần chuẩn bị Banner, hình nộm để giới thiệu các mặt hàng, các chương trình khuyến mãi đang có tại cửa hàng.

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu

Cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu có đặc điểm đa dạng về sản phẩm, hạn sử dụng ngắn, nguồn gốc không cố định. Chính vì thế việc sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu là giải pháp hoàn thiện việc này. Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp bạn giảm bớt các chi phí liên quan và giúp nhân viên làm việc hiệu quả và gia tăng doanh thu tốt hơn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giấy phép sản xuất Rượu hoa quả 

Công bố chất lượng thạch trái cây 

Mở cửa hàng bán nước ép trái cây thành công 100% 

Thành lập hộ kinh doanh trái cây ướp lạnh 

Giấy phép an toàn thực phẩm cửa hàng đóng gói trái cây sạch 

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch trái cây

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo