Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định

Rate this post

Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định

Hiện nay khi thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường không thể nhận biết được hết các loại vốn của doanh nghiệp cần có và phân biệt được những loại vốn đó. Trong đó có vốn pháp định. Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định do Gia Minh biên soạn dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vốn pháp định.

Quy định về vốn pháp định
Quy định về vốn pháp định

Căn cứ pháp lý quy định về vốn pháp định

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( theo Khoản 1 điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP).
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 – 300 tỷ đồng (Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ – CP).
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng ( Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ – CP)
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng ( Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Điều kiện về VPĐ để thực hiện kinh doanh ngành, nghề dịch vụ đòi nợ là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
  • Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề kinh doanh còn việc đăng ký thì còn cần phải ký quỹ. Việc ký quỹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được đảm bảo.

Tham khảo thêm: Lưu ý về góp vốn công ty cổ phần theo quy định pháp luật 

Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không?

Mặc dù vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào doanh nghiệp nhưng giữa chúng cũng tồn tại những khác biệt sau:

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Cơ sở xác định

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Thời hạn góp vốn

Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

 

Tìm hiểu thêm:

Hướng dẫn đặt tên công ty

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Lưu ý về góp vốn công ty cổ phần theo quy định pháp luật

Phân biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ
Phân biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ

Đặc điểm chính của vốn pháp định

  • Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
  • Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
  • Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
  • Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
  • Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…
  • Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

Thời điểm nào cần có vốn pháp định?

Vốn pháp định chỉ được đặt ra khi doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định. Vậy nên có thể xác định có hai thời điểm cần đặt ra vốn pháp định. Cụ thể:

  • Khi doanh nghiệp mới thành lập. Khi doanh nghiệp mới thành lập mà có đăng ký kinh doanh với ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì khi đó doanh nghiệp phải có đủ số vốn mà pháp luật yêu cầu thì mới có thể thành lập, hoạt động doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Khi doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động, muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mình mà ngành nghề đó là ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ số vốn đó trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vốn pháp định có đặc điểm gì?
Vốn pháp định có đặc điểm gì?

Ý nghĩa của vốn pháp định

Quy định về vốn pháp định ở một số ngành nghề có ý nghĩa giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó.  

Đây cũng chính là biện pháp để doanh nghiệp chứng minh với cơ quan nhà nước rằng họ có đủ năng lực, tiềm lực kinh tế, điều kiện để hoạt động trong lực vực đăng ký, có thể đảm bảo được sự an toàn, các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng khi giao dịch. 

Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thể nắm bắt tình hình, cảnh báo các chủ nợ, người tiêu dùng cần cân nhắc khi giao dịch cùng doanh nghiệp trong trường hợp mức vốn chủ sở hữu có nguy cơ thấp hơn vốn pháp định. Đồng thời, có thể đưa ra được biện pháp quản lý phù hợp kịp thời khi vốn chủ sở hữu đã đạt mức thấp hơn vốn điều lệ. 

Phạm vi vốn pháp định

Phạm vi áp dụng: chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định

Đối tượng áp dụng: vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể…

Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi thành lập phòng trừ rủi ro.

Tìm hiểu thêm:

Các ngành nghề cần có vốn pháp định khi thành lập

STTNGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆNMỨC VỐN TỐI THIỂUCĂN CỨ PHÁP LÝ
1Kinh doanh cảng hàng không, sân bayNội địa100 tỷ độngKhoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Quốc tế200 tỷ đồng
2Kinh doanh vận tải hàng khôngKhai thác đến 10 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)700 tỷ đồngĐiểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác đến 10 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)300 tỷ đồng
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)1.000 tỷ đồngĐiểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)600 tỷ đồng
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)1.300 tỷ đồngĐiểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay ( doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)700 tỷ đồng
Kinh doanh hàng không chung100 tỷ đồngKhoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
3

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa100 triệu đồngĐiều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế đến Việt Nam250 triệu đồng
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài500 triệu đồng
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam500 triệu đồng
4Cho thuê lao động2 tỷĐiều 05 Nghị định 29/2019/NĐ-CP
5Dịch vụ việc làm300 triệu đôngĐiều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP
6Bán hàng đa cấp10 tỷ đồngĐiều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP
7Sở giao dịch hàng hóa 150 tỷ đồngĐiều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP
thành viên môi giới5 tỷ đồngĐiều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP
thành viên kinh doanh75 tỷ đồngĐiều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP
8Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh


10 tỷ đồngĐiều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP
7 tỷ đồngĐiều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP
7 tỷ đồngĐiều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CP
9Trường trung cấp sư phạm 50 tỷ đồng ( vốn đầu tư xây dựng trường)Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
10Thành lập trường cao đăng sư phạm100 tỷ đồng ( vốn đầu tư xây dựng trường)Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
11Trường đại học tư thụcTrên 500 tỷ đồng 
12Văn phòng thừa phát100 triệu đồngĐiều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP
13kinh doanh sản xuất phim 200 triệu đồngĐiều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP
     
Ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định?
Ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định?

Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Pháp luật hiện nay quy định một số ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định, yêu cầu này sẽ khác nhau theo từng ngành nghề. Vì vậy, mỗi tổ chức/cá nhân khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chú ý một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định được nêu dưới đây:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Từ 100 – 500 triệu đồng, tùy vào đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ. 
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng.
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng. 
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng.
  • Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ.
  • Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng.
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng. 
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng. 
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng.
  • Tổ chức tín dụng:
    • Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
    • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
    • Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
    • Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
    • Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng. .

Các câu hỏi thường gặp và trả lời Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp cần phải có để được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp và được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh.

Các quy định pháp luật về vốn pháp định được quy định ở đâu?

Các quy định pháp luật về vốn pháp định được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định về doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn liên quan và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Vốn pháp định tối thiểu để thành lập một doanh nghiệp là bao nhiêu?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, vốn pháp định tối thiểu để thành lập một doanh nghiệp là 10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vốn pháp định có thể cao hơn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Các trường hợp nào cần nâng cao vốn pháp định của doanh nghiệp?

Các trường hợp cần nâng cao vốn pháp định của doanh nghiệp bao gồm: cần vốn để đầu tư vào các dự án lớn, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp, v.v.

Bài viết Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định chắc hẵn đã giúp cho bạn có thêm kiến thức rồi đúng không? Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 để được giải đáp kịp thời nhé.

Các quy định pháp luật về vốn pháp định
Các quy định pháp luật về vốn pháp định

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định
Vốn pháp định và quy định pháp luật về vốn pháp định

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo