Giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc

Rate this post

Giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc

Quán ốc là một phần không thể thiếu của văn hóa ẩm thực tại Việt Nam. Với sự phong phú và độc đáo của các món ăn từ hải sản, quán ốc đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều người. Để đảm bảo rằng thực phẩm được cung cấp tại quán ốc là an toàn và thân thiện với sức khỏe của người tiêu dùng, việc có giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc tại Việt Nam.

Giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc xin cấp với thủ tục chính xác
Giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc xin cấp với thủ tục chính xác

Căn cứ pháp lý xin giấy phép an toàn thực phẩm quán ốc

  • Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
  • Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

Điều kiện cấp chứng nhận an toàn thực phẩm quán Ốc

  • Cơ sở sản xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn; đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm.
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải; và được vận hành thường xuyên theo luật định về bảo vệ môi trường.
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức; và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hướng dẫn thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quán ốc
Hướng dẫn thủ tục làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quán ốc

Đối tượng cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Dưới đây thì không phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

– Các cơ sở nhỏ lẻ quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Đọc thêm :

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trà túi lọc

Giấy phép an toàn thực phẩm quán cà phê

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quán ốc

Bước 1: Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe và được cấp Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu sau đây để nộp cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
  • Bản sao Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp nếu cơ sở đạt yêu cầu.

Thẩm quyền giải quyết đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm quán ốc:

Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm như: Nước uống đóng chai, nước khoáng tinh khiết, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm), kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm: cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống; căng tin; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể)

Lưu ý khi đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm quán ốc

Xác định chính xác cơ quan giải quyết yêu cầu đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi được yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ doanh nghiệp phải thực hiện không quá 30 ngày. Vì nếu quá thời gian cho phép thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị.

Sau khi thẩm định, nếu bị yêu cầu khắc phục doanh nghiệp phải thực hiện không quá 30 ngày. Vì nếu quá thời gian thì hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm sẽ bị hủy.

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quán ốc
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quán ốc

Hồ sơ đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh, có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh quán ốc.

6 điều các chủ quán cần biết để mở quán ốc bình dân có lãi

Nghiên cứu thị trường, khách hàng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

Trước khi kinh doanh, việc đầu tiên mà chủ quán cần làm làm phải nghiên cứu thị trường xem sản phẩm và dịch vụ sắp tới của quán mình có phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại hay không. Đối với các quán ốc bình dân, vậy đối tượng khách hàng mà chủ quán đang muốn nhắm tới là ai: các bạn trẻ, học sinh – sinh viên, dân văn phòng hay gia đình.

Xác định đúng phân khúc khách hàng sẽ giúp chủ quán biết được vấn đề như thói quen ăn uống của họ, xu hướng họ yêu thích, thói quen chi tiêu mỗi lần đi ăn,…

Từ đó, quán ốc có thể quyết định nên bán các món ốc theo dạng bán món lẻ, bán buffet hay combo; nên có bao nhiêu món, có nên bán online không và phân khúc giá cả như thế nào mới thu hút được khách hàng. Khi các sản phẩm mà quán cung cấp đều phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu thì sẽ rất dễ nhận được sự chú ý từ họ.

Ngoài việc nghiên cứu thị trường và khách hàng, chủ quán cũng nên nên tìm hiểu thêm về các đối thủ cạnh tranh ở cùng khu vực bởi hầu hết đều là những điểm đến quen thuộc với khách hàng trong khu vực. Đặc biệt, việc nắm được điểm mạnh của các quán đông khách nằm ở đâu (món ăn độc đáo ngon miệng, nước chấm ngon, giá rẻ, có dịch vụ ship hàng) sẽ giúp chủ quán hiểu rõ hơn về khẩu vị và cách thức chế biến mà khách địa phương ưa chuộng.

Dự tính chi phí khi mở quán ốc bình dân vỉa hè tiết kiệm

Quán ốc bình dân thường không tốn quá nhiều vốn, chủ quán chỉ cần bỏ ra từ 40 – 50 triệu là đã đủ cho quán có thể hoạt động.

Các chi phí chi tiết thường tiêu tốn như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: 5-7 triệu đồng. Với mô hình là một quán ốc vỉa hè bình dân, chủ quán không cần phải thuê ở mặt đường lớn, có thể tìm địa điểm ở trong ngõ rộng rãi, giá rẻ hơn và bớt cạnh tranh hơn.
  • Chi phí đầu tư vật chất, đồ dùng trong quán: 10-15 triệu đồng, bao gồm mua bàn ghế, bát đũa, xoong nồi, quạt,…
  • Chi phí mua nguyên vật liệu: 10-15 triệu đồng
  • Chi phí thuê nhân viên: 7-10 triệu đồng. Thời gian đầu khi quán còn chưa đông khách thì không nên thuê quá nhiều nhân viên, thời gian sau khi quán đã phát triển thì mới nên thuê thêm người
  • Chi phí dự phòng: 3-5 triệu đồng

Dù là một quán ốc bình dân nhưng để chi tiêu hợp lý thì chủ quán vẫn nên có một kế hoạch kinh doanh chỉn chu, chi tiết, ghi rõ những mục cần chi tiền và chi trong khoảng nào. Như vậy sẽ giúp quán tiết kiệm được tối đa tiền vốn và không bị phát sinh thêm những khoản chi không đáng kể.

Chọn địa điểm mở quán và thiết kế quán hợp lý để mở quán ốc

Thông thường, các quán ốc vỉa hè, bình dân sẽ có quy mô không quá lớn, vì thế không cần thuê ở những địa điểm lớn, sang chảnh như ngay mặt đường lớn, nhà cao tầng,… Tiêu chí đầu tiên cho các chủ quán là nên tìm địa điểm ở gần các khu dân cư, các trường học, chợ,… như vậy sẽ dễ tiếp cận với khách hàng.

Tiêu chí thứ hai là địa điểm cần phải dễ tìm, có thể nằm trong ngõ như phải có địa chỉ cụ thể thì khách mới biết và tìm được đường đến quán. Ngõ không cần quá rộng nhưng nên đủ để khách đi xe máy vào và quán phải có chỗ để xe, nếu không cần tìm thuê một chỗ gửi xe đảm bảo an ninh gần đó giúp khách.

Tuy là quán ốc bình dân nhưng chủ quán cũng cần chú ý đến việc trang trí không gian, làm sao để tạo cho khách cảm giác thoải mái nhất khi ăn uống. Quán nên bố trí bàn ghế hợp lý, có đèn và quạt gió đầy đủ, đặc biệt là vào mùa hè nóng thì không nên để khách ngồi ăn gần khu vực chế biến.

Quan trọng nhất là không thể để khách hàng nghĩ vì là quán vỉa hè nên vấn đề vệ sinh kém, vậy nên hãy cố gắng dọn dẹp quán sạch sẽ nhất có thể, rửa bát đĩa cẩn thận, dọn rác và đồ ăn thừa nhanh chóng sau mỗi lượt khách để khách sau không khó chịu.

Học cách chế biến nhiều loại ốc và cách pha nước chấm phù hợp

Với số lượng hàng chục, thậm chí hàng trăm quán ốc vỉa hè bình dân như hiện nay thì mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn, cơ hội để một quán ốc mới mở có thể bật lên thu hút khách hàng từ những quán đã có tên tuổi khác cũng rất khó. Điều quan trọng nhất để có thể làm khách hàng chú ý tới mình là quán phải biết xây dựng điểm độc đáo riêng biệt.

Đối với các món ốc thì nước chấm ăn kèm chính là “linh hồn” của cả món ăn. Nếu quán có thể sáng tạo ra một công thức pha nước chấm ngon, mới lạ, hợp khẩu vị với số đông nhưng vẫn có nét riêng thì chắc chắn sẽ thành công trong việc lôi kéo sự chú ý của khách. Tuy nhiên, để làm được như vậy không dễ mà cần chủ quán phải tham khảo, tìm tòi, sáng tạo không ngừng từ những công thức cơ bản.

Ngoài nước chấm, quán còn có thể chế biến thêm nhiều món ngon mới lạ đặc biệt từ ốc để tạo ấn tượng. Hầu hết các quán ốc đều có những món giống nhau như: ốc hấp, ốc xào, ốc luộc,… với hương vị na ná nhau, khách hàng ăn cũng sẽ thấy giống nhau, khó phân biệt. Vậy nên nếu xuất hiện một quán ốc có những món ốc độc đáo sẽ chiếm được sự quan tâm của khách, họ sẽ ghé quán để thưởng thức và ghi nhớ hương vị khác biệt của món ăn này.

Bán đặc sản của những vùng miền khác cũng là một lựa chọn sáng tạo, tuy nhiên chủ quán cần cân bằng giữa khẩu vị của khách hàng địa phương với hương vị của đặc sản.

Dù lựa chọn chế biến món ăn theo phương pháp nào thì cũng không thể bỏ qua yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh dịch vụ ăn uống, đó là phải giữ được chất lượng thực phẩm luôn tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khách hàng thời nay rất nhạy bén, chỉ cần một lần ăn không ngon là họ sẽ không quay lại quán nữa, hoặc tệ hơn là viết bài “phốt” quán lên các hội nhóm review đồ ăn khiến các khách hàng khác có ấn tượng xấu với quán.

Tuyển dụng nguồn nhân lực bán quán ốc

Nhân viên phục vụ được coi như là “bộ mặt” của quán, ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm ăn uống của khách và sẽ góp phần quan trọng quyết định việc khách có quay lại quán nữa hay không. Vào thời gian đầu khi quán chưa có nhiều khách, chủ quán có thể chưa cần thuê nhân viên nhưng khi quán đông khách hơn thì nên thuê thêm người để phục vụ khách nhanh chóng và chu đáo, không mất thời gian đợi chờ.

Đối với các nhân viên, điều cần thiết nhất là phải luôn giữ được thái độ niềm nở, thân thiện và nhiệt tình với khách. Các nhân viên cũng cần hiểu rõ về menu của quán, về từng món ăn để có thể tư vấn món phù hợp nhất cho khách. Dù là quán ốc bình dân nhưng khi tuyển nhân viên, chủ quán nên dành thời gian khoảng 1-2 buổi training cho nhân viên, giúp họ có kỹ năng xử lý trong những trường hợp đặc biệt.

Một số quán ốc bình dân thường có chủ quán là người đứng bếp luôn. Trong trường hợp phải tuyển thêm đầu bếp ngoài, chủ quán cần lưu ý tuyển chọn những người cứng tay nghề, có khẩu vị tốt, có khả năng sáng tạo món ăn để giúp quán có thêm nhiều món ngon độc đáo gây ấn tượng.

Đăng ký giấy phép kinh doanh và chứng nhận vệ sinh – an toàn thực phẩm

Nhiều chủ quán vẫn chủ quan nghĩ rằng kinh doanh quán ốc bình dân vỉa hè thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là thủ tục pháp lý cần thiết để các quán ốc có thể hoạt động bình thường dưới sự bảo hộ của pháp luật, trong những trường hợp có tranh chấp sẽ được pháp luật bảo vệ.

Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sinh – an toàn thực phẩm cũng rất cần thiết, giúp tăng thêm niềm tin của khách hàng vào chất lượng đồ ăn ở quán. Chủ quán nên cố gắng đi đăng ký kinh doanh và xin giấy chứng nhận vệ sinh – an toàn thực phẩm càng sớm càng tốt, nếu không có thể sẽ xảy ra những rắc rối khi bị chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền tới kiểm tra.

Đọc thêm :

Giấy phép attp cơ sở sản xuất bánh mì trắng

Giấy chứng nhận attp cơ sở sản xuất nem chua

Bật mí kinh nghiệm mở quán ốc bình dân
Bật mí kinh nghiệm mở quán ốc bình dân

Quy trình thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc tại Gia Minh

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

Khảo sát

  • Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Ký hợp đồng với khách hàng

  • Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận attp cho quán ốc
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận attp cho quán ốc

Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh là gì mà bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan cấp giấy là Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chi phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Tùy vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, loại thực phẩm kinh doanh, sản xuất và từng trường hợp cụ thể mà chi phí làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.

Hiệu lực sử dụng của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?

Hiệu lực sử dụng của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm. Trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận để tránh bị xử phạt không đáng có.

Khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục sau:

Thời gian cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?

Thời gian cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nếu cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).

Chi phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc
Chi phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc

Việc có giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ốc là một phần quan trọng để đảm bảo rằng thực phẩm được cung cấp là an toàn và không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Qua quy trình đăng ký và tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, quán ốc không chỉ xây dựng lòng tin cho khách hàng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành ẩm thực tại Việt Nam.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh bao mè

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh bao chỉ

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh bao nhân đậu đỏ

Tư vấn cơ sở sản xuất thạch rau câu làm giấy an toàn thực phẩm

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực phẩm tươi sống

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch trái cây.

Dịch vụ hướng dẫn đăng ký giấy chứng nhận attp cho cơ sở sản xuất nước yến

Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất chế biến hạt điều.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quán ốc
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quán ốc

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo