GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SẢN XUẤT KINH DOANH NƯỚC MẮM NƯỚC TƯƠNG

Rate this post

Nước mắm, nước tương là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Kinh doanh sản xuất nước mắm, nước tương cũng giống như nhiều lĩnh vực kinh doanh thực phẩm khác. Cần phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương. 

Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương đủ điều kiện về an toàn thực phẩm

Quy định kiểm nghiệm 

Nghị định số 15/2018/NĐ – CP: Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm

Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm nói chung và nước mắm nước tương nói riêng.

Để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nước chấm, chúng ta cần căn cứ vào:

QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Lý do phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn khi chọn lựa sản phẩm nước mắm, trước hết sản phẩm phải đảm bảo về mặt an toàn chất lượng. Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước mắm là cơ sở đầu tiên xác nhận cho cơ sở sản xuất nước mắm, đảm bảo về quy trình sản xuất cũng như các nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn. Giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng.

Việc đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước mắm. Không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin đối với khách hàng. Mà còn thể hiện mặt pháp lý, đối với quy định của luật pháp Việt Nam.

Tham khảo thêm:

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Điều kiện cơ sở sản xuất nước mắm cần phải tuân thủ

Thời hạn của giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương
Thời hạn của giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước mắm nước tương

Đơn đề nghị xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước mắm (làm theo mẫu Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh cá thể.
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người sản xuất nước mắm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở. Và của người trực tiếp sản xuất, chế biến nước mắm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Tham khảo thêm:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho nước tương xuất khẩu

Những quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Điều 1. Yêu cầu đối với cơ sở

Địa điểm, môi trường:

a) Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm. Và thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm;

b) Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước;

c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại. Và các nguồn gây ô nhiễm khác.

Thiết kế, bố trí nhà xưởng:

a) Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở;

b) Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

c) Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến. Khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ. Và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm. Phế thải phải được phân luồng riêng;

d) Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Cống rãnh thoát nước thải phải được che kín. Và vệ sinh khai thông thường xuyên;

Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm.

Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Kết cấu nhà xưởng:

a) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô. Và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;

b) Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước. Không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng. Và dễ lau chùi, khử trùng;

c) Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt. Không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

d) Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt. Thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;

đ) Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh. Bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.

e) Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu bền, không trơn. Dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.

Hệ thống thông gió:

a) Phù hợp với đặc thù sản xuất thực phẩm, bảo đảm thông thoáng cho các khu vực của cơ sở, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp. Dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh;

b) Hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nước chấm
Hồ sơ cấp giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nước chấm

Hệ thống chiếu sáng:

a) Hệ thống chiếu sáng bảo đảm theo quy định để sản xuất. Kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm;

b) Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ. Và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

Hệ thống cung cấp nước:

a) Có đủ nước để sản xuất thực phẩm và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT;

b) Có đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở. Và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT;

c) Các nguồn nước trên phải được kiểm tra chất lượng. Vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần theo quy định.

Hơi nước và khí nén:

a) Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn. Không gây ô nhiễm cho thực phẩm;

b) Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng với mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt. Và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sơ kinh doanh nước mắm nước tương
Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sơ kinh doanh nước mắm nước tương

Hệ thống xử lý chất thải, rác thải:

a) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy. Có khoá trong các trường hợp cần thiết. Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt. Khi cần có thể khoá để tránh ô nhiễm;

b) Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên. Và xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:

a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người;

b) Hệ thống thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất. Hệ thống thoát nước phải dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn tại khu vực nhà vệ sinh;

c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước. Và sau khi làm việc.

Nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm:

a) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến. Chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định;

b) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn. Không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Không bị ô nhiễm bởi các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng theo quy định.

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

Chi phí xin giấy phép vệ sinh toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương
Chi phí xin giấy phép vệ sinh toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

Thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương

Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm là 07 đến 10 ngày làm việc.
Thời gian cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 07 ngày. Tính từ ngày thẩm định cơ sở đạt.
Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm, tính từ ngày cấp. Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng. Thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Quý khách có nhu cầu thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm nước tương. Vui lòng liên hệ Gia Minh theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn hỗ trợ. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trà túi lọc

Giấy phép an toàn thực phẩm quán cà phê

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở chế biến khô mực

Thủ tục xin cấp giấy vsattp cho cửa hàng bánh nướng

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất Ca cao

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cà phê

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quán bún đậu mắm tôm

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bò khô

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Vì sao phải xin giấp vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nước mắm nước tương
Vì sao phải xin giấp vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nước mắm nước tương

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo