Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi thì cần phải thực hiện ngay những thủ tục gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Cách thức xử lý khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cha, mẹ bỏ rơi con cái và cũng có chế tài xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh. Tuy nhiên, việc bỏ rơi trẻ em vẫn liên tục gia tăng.

Chính vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh chặt chẽ hơn vấn đề này và nâng cao trách nhiệm của những người phát hiện trẻ bị bỏ rơi để các em được sống, được chăm sóc và bảo vệ. Theo đó, tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP đã đặt ra một số quy định như sau:

Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Đối với người phát hiện trẻ bị bỏ rơi

Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi.

Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Đối với cơ quan chức năng

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi. Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. 

Nội dung đăng ký khai sinh

Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Như vậy, nội dung đăng ký khai sinh của trẻ bị bỏ rơi sẽ gồm các thông tin sau:

Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Chú ý: tại phần thông tin của cha mẹ thì sẽ để trống và ghi là “trẻ bị bỏ rơi”.

Tham khảo thêm:

Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?;

Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em

Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ

Trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Công chức tư pháp hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

Từ quy định trên có thể thấy, cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.”

Ngoài những giấy tờ cần thiết để khai sinh cho một đứa trẻ thì khi đi làm khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cần phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Thủ tục đăng ký khai sinh quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014:

Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Theo đó, hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được quy định như trên nhưng cần lưu ý, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi cần có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Quy định về việc xác định họ chữ đệm tên của trẻ bị bỏ rơi

Theo đó, về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi được quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy, nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì họ sẽ lấy theo họ của người đó. Còn nếu chưa được nhận nuôi thì họ của trẻ được xác định dựa vào yêu cầu của người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

dịch vụ làm giấy khai sinh

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho trẻ em

 Cách xin giấy xác nhận độc thân online

Hướng dẫn xin bản sao trích lục giấy khai sinh

Hướng dẫn thủ tục trích lục khai sinh 2023 nhanh chóng nhất

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

Nộp hồ sơ xin visa Brazil ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

Nộp hồ sơ xin visa Mỹ ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

Làm visa đi Đức thăm người thân diện 3 tháng 1 lần

Nộp đơn xin visa nam phi ở đâu? Thời gian bao nhiêu ngày có visa?

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Địa chỉ: LK 14 – Số nhà 27, KĐT Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo