ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ EM DO MANG THAI HỘ

Rate this post

ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ EM DO MANG THAI HỘ

Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ là thủ tục bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ đã được thiết lập trong các văn bản luật. Vậy quy trình thủ tục thực hiện như thế nào?. Mời bạn đọc hết bài viết dưới đây để am hiểu rõ hơn về thủ tục.

Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

Tìm hiểu về mang thai hộ

Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai.

Và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

– Mang thai hộ vì mục đích thương mại, nói đến mục đích thương mại, thì chắc ai trong chúng ta cũng hình dung được, cách thức này được thực hiện vì lợi ích kinh tế. Hình thức này được định nghĩa là việc một người phụ nữ mang thai hộ cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc các lợi ích khác.

(Khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, và sẽ bị xử phạt nếu vi phạm.

Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

– Người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

– Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

+ Vợ chồng đang không có con chung;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Người được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

+ Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

(Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP)

Con sinh ra nhờ mang thai hộ là con của ai?

Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại; mà giúp đỡ cho cặp vợ chồng có vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Lúc này, việc mang thai hộ sẽ được tiến hành bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Về mặt sinh học, đứa bé được sinh ra bởi noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người phụ nữ mang thai hộ chỉ giúp đỡ cặp vợ chồng này mang thai và sinh con.

Để xác định con sinh ra nhờ mang thai hộ, thì căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia định. Cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì:“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.

Theo đó, về mặt pháp lý, vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ trở thành cha mẹ của người con được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo kể từ thời điểm con được sinh ra.

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Pháp luật cũng quy định người mang thai hộ và chồng của người mang thai hộ phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Giấy khai sinh là gì?

Trước khi đi vào thủ tục đăng ký giấy khai sinh tro trẻ do mang thai hộ, thì hãy cùng Gia Minh tìm hiểu một số thông tin về giấy khai sinh nhé. 

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014:

– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

 Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ.

Hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Trách nhiệm đăng ký khai sinh

 Quy định đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ

Bởi đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ. Nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng hoặc người vợ nhờ mang thai hộ; (Căn cứ vào Điều 15 Luật Hộ tịch 2015).

Về cơ bản, thủ tục đăng ký khai sinh cho con do mang thai hộ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Ngoại trừ vì được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.

Trong đó, để được cấp giấy chứng sinh, theo quy định tại Thông tư 34/2015/TT-BYT cần phải nộp một trong các giấy tờ cho cơ sở y tế nơi trẻ được sinh ra:

– Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ;

– Bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu).

Sau khi được cấp giấy chứng sinh, cha hoặc mẹ của trẻ được sinh nhờ mang thai hộ nộp kèm tờ khai đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Cán bộ tư pháp nhận, kiểm tra và xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ, phù hợp sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch ký và trả cho người đi khai sinh.

Lưu ý: Giấy khai sinh chỉ được cấp 01 bản chính và không mất lệ phí.

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục đăng ký khai sinh

Khi trẻ mới sinh ra thì trong vòng 60 ngày phải đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại: luật hộ tịch 2014

Lệ phí khai sinh cho trẻ là bao nhiêu

Theo quy định hiện nay việc khai sinh cho trẻ là miễn phí lệ phí. Nếu trường hợp trẻ khai sinh trễ hơn 60 ngày thì phải trả lệ phí theo lệ phí do hội đồng tỉnh đó quy định.

Tham khảo thêm:

Trích lục khai sinh

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho trẻ em

Các câu hỏi liên quan đến giấy khai sinh:

Để hiểu rõ hơn về giấy khai sinh mời bạn tham khảo Nghị định 123/2015/NĐ-CP 

Câu hỏi 1: Làm giấy khai sinh cho con mang họ mẹ được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì có 2 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ. 

Trường hợp 1: do bố, mẹ thỏa thuận

Tại quy định của Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì họ, chữ đệm; tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận được thì xác định theo tập quán.

Trường hợp 2: không xác định được bố

Nếu trường hợp không xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh , họ, dân tộc, quê quán được xác định theo quốc tịch, nguyên quán và họ của mẹ. Phần ghi về bố trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ để trống.

Câu hỏi 2: Chưa kết hôn làm sao đăng ký khai sinh cho con

Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Thứ nhất: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

Thứ hai:  Cá nhân chết phải được khai tử.

Thứ ba: Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

Quyền được khai sinh là quyền của mọi cá nhân từ khi sinh ra. Do đó việc cha mẹ có đăng ký kết hôn hay không không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho con.

Trường hợp không xác định cha 

Khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

  1. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
  2. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Trong trường hợp cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì khi đăng ký khai sinh cho con có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh bỏ trống tên cha hoặc thủ tục đăng ký khai sinh có tên cha.

Tham khảo thêm

Trích lục khai sinh tại tphcm

Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?

Hướng dẫn thủ tục trích lục khai sinh 2023 nhanh chóng nhất

Câu hỏi 3: Chỉ có tạm trú thì khai sinh cho con có được không?

Theo Điều 12, Luật cư trú 2006 đã giải thích rõ ràng rằng: Nơi ở của công dân; là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là nhà ở, phương tiện hoặc địa điểm mà người đó sử dụng để thông qua việc thuê; mượn, ở nhờ. 

Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Câu trả lời: được 

Và thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho trẻ là ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha/mẹ.

Chi phí đăng ký khai sinh cho trẻ em mang thai hộ
Chi phí đăng ký khai sinh cho trẻ em mang thai hộ

Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ là quyền khai sinh của mỗi trẻ em. Do đó ba hoặc mẹ của người thuê sinh hộ phải có trách nhiệm; đăng ký khai sinh cho con của minh. Nếu trong quá trình thực hiện bạn gặp vướng mắc. Quý khách hàng có thể liên hệ với Gia Minh theo số điện thoại 0868 458 111, để chúng tôi tư vấn kịp thời, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ mang thai hộ
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ mang thai hộ

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo