Kinh nghiệm mở xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất

Rate this post

Kinh nghiệm mở xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất

Một số kinh nghiệm mà người quản lý cần có:

Nắm được chính xác số lượng nhân công trong các bộ phận, phân bổ công việc ở từng vị trí cho phù hợp.

Đặt ra chỉ tiêu cho các bộ phận, cá nhân, nhóm.

Kiểu soát thời gian và chất lượng sản phẩm của từng bộ phận.

Phân tầng, có kế hoạch sắp xếp đội ngũ nhân viên hợp lý.

Xử lý triệt để mọi mâu thuẫn, không để phát sinh.

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Tạo niềm tin cho nhân viên.

Thị trường tiêu thụ

Sản xuất hàng loạt nhưng lại không có thị trường đầu ra thuận lợi. Nguyên nhân chính ở khả năng cạnh tranh và uy tín hiệu chưa có, trong khi đó đã có rất nhiều ông lớn trong nghề. Đây là khó khăn chung của nhiều xưởng gỗ công nghiệp khi mới bắt đầu đi vào hoạt động. Bởi vậy khi tất cả các khâu ở trên đã được chuẩn bị kỹ càng, hoàn hảo thì chủ xưởng cũng phải có kế hoạch tìm kiếm ,mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Thị trường tiêu thụ có thể là nhà thầu xây dựng, đơn vị thiết kế thi công, hệ thống đại lý, nhà phân phối, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên muốn sản phẩm chiếm được lòng tin của khách hàng thì đòi hỏi chủ đầu tư phải có sản phẩm chất lượng thực sự, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, có kế hoạch truyền thông marketing hợp lý, đúng phân khúc.

Kinh-nghiem-mo-xuong-moc-gia-cong-do-go-noi-that
Kinh-nghiem-mo-xuong-moc-gia-cong-do-go-noi-that

Kinh nghiệm mở xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất

Định hướng rõ ràng, mở xưởng mộc, xưởng nội thất với mục đích gì?

Trước khi mở xưởng, hãy trả lời câu hỏi mở xưởng mộc để làm gì? Bạn muốn gia công sản phẩm cho khách hàng hay muốn làm sản phẩm mang thương hiệu cá nhân bán ra thị trường với sản phẩm hoàn thiện?

Hay chỉ là thoải mãn niềm đam mê với đồ gỗ. Chính những định hướng này sẽ hướng cho bạn số vốn đầu tư thích hợp.

Những sản phẩm mà bạn làm ra chủ yếu là gì?

Bạn muốn làm những sản phẩm mộc cho nội thất, làm đồ trong nhà hay muốn kinh doanh?

Sản phẩm chính của bạn là dòng sản phẩm phẳng hay trụ tròn để có thể định hướng tìm hiểu máy cnc cho phù hợp

Nên sử dụng loại gỗ nào phù hợp nhất với mặt hàng mà bạn đang định làm

Chế biến gỗ rất đa dạng và phong phú về con đường đi cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và với mỗi lĩnh vực trong ngành chế biến gỗ. Chính vì thế, bạn đừng quên xác định loại gỗ mà xưởng mình sẽ sử dụng bởi gỗ công nghiệp hay gỗ thông,… mỗi loại sẽ cần đầu tư những loại máy làm mộc khác nhau để thích hợp với từng loại gỗ.

Đầu tư đồ nghề và máy cnc để làm mộc

Để tiến hành làm mộc thì khách hàng cần đầu tư những đồ nghề chuyên dụng và những máy móc cần thiết như máy cnc khắc gỗ. Điều đặc biệt là nên đầu tư loại tốt và xịn.

 Tính toán thật kỹ mức vốn đầu tư cho xưởng mộc

Qua những phần lưu ý trên, hãy tìm hiểu kỹ giá gỗ, giá máy móc và mặt bằng để có thể đưa ra một số vốn chính xác nhất.

Kinh nghiệm mở xưởng gỗ khi tìm mặt bằng thuê xưởng:

 Xưởng sản xuất không nên quá gần khu dân cư (Vì sẽ bị ảnh hưởng tiếng ồn, bụi,….)

Xưởng sản xuất nằm trong khu vực cụm xưởng (sẽ lợi thế nhiều về mặt tìm kiếm – dễ tìm hơn) – có thể là cụm xưởng sản xuất gỗ công nghiệp – hoặc cụm xưởng sản xuất gỗ – hoặc cụm xưởng sản xuất (Đủ thứ loại)

 Đường vào xưởng và mặt bằng trước cửa xưởng cần đủ rộng để xe tải có thể ra vào và quay đầu.

Xưởng nên có sẵn điện 3 pha để có thể sử dụng các máy lớn nếu cần (thường hay cần và nên có)

Xưởng nên có sẵn wc (1 hoặc 2 cái tùy thực tế)

Nếu mặt bằng khu vực xưởng có sẵn văn phòng thì quá đẹp (hehe đỡ tốn chi phí đầu tư làm văn phòng)

Xưởng có sẵn đèn điện, máy xưởng không bị dột mưa, xưởng có sẵn quạt hút thông giá càng tốt

 Xưởng đúng chuẩn sẽ có thêm cửa phụ (Cửa nhỏ ở cuối xưởng)

 Nền xưởng được sơn Epoxy (cái này ít có và giá thuê cao hơn bình thường – nhưng nếu có thì quá tốt luôn) – bình thường thì hay có sàn xi măng nha cả nhà.

 Để đảm bảo cho việc sản xuất được phát triển, cũng như đủ điều kiện lý tưởng để sản xuất đủ lớn, đủ mạnh thì thời gian ký hợp đồng thuê xưởng cũng phải tầm 3 – 5 năm. Ký ít quá thì theo mình không nên thuê – vì rõ ràng chưa kịp sản xuất ổn định đã phải trả lại mặt bằng (nếu xui quá, bị hết hợp đồng – bị đòi lại để cho người khác thuê được giá hơn chẳng hạn,….)

Nếu ok chốt mặt bằng xưởng gỗ định thuê rồi, thì khi làm hợp đồng, nhớ cái điều khoản cho lùi lại khoảng 10 – 15 ngày để triển khai sửa chữa – hoặc làm mới văn phòng, nâng cấp xưởng,…..vụ 10-15 ngày đó là không tính tiền nha Anh em.

 Ráng kiếm mặt bằng xưởng sản xuất gỗ công nghiệp ở khu vực dễ tìm chút nha – vì sẽ thuận tiện hơn cho việc mời khách vào tham quan xưởng, tham quan quy mô sản xuất của bên mình.

Mở xưởng gỗ cần bao nhiêu vốn bao nhiêu chi phí : 

Chi phí thuê nhà xưởng

Để tối ưu khoản chi phí thuê nhà xưởng này, nhiều người sẽ tìm mặt bằng các xa khu dân cư sinh sống, vừa là để có không gian thoải mái sản xuất không bị phiền vừa để tối ưu chi phí thuê hàng tháng tiết kiệm hơn.

Tuỳ vào mặt bằng thực tế cũng như công năng cần thiết thì chi phí này sẽ khác nhau, nhưng dao động trong khoảng 15 – 30 triệu đồng. Nếu diện tích xưởng rất rộng, đảm bảo đầy đủ các yếu tố về đường đi, không gian mặt tiền hay phong thuỷ thì giá thuê sẽ cao hơn 1 vài triệu.

Chi phí thuê nhà xưởng thường sẽ là khoản phí cố định – thời gian cho thuê lâu dài có thể từ 3-5 năm và luôn có 1 khoản chi phí đặt cọc – thường chủ xưởng sẽ yêu cầu mình đặt cọc 2-3 tháng tiền thuê xưởng, còn tiền thuê hàng tháng thì vẫn phải thanh toán như bình thường nên chắc chắn bạn sẽ phải dự trù kinh phí cho phần này.

Chi phí đầu tư máy móc hoạt động

Mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền không thể không nhắc tới chi phí đầu tư máy móc. Tuỳ theo định hướng kinh doanh của bạn mà máy móc có thể là loại xịn hay loại vừa, thông thường chi phí này chiếm khá nhiều tiền đầu tư từ 250 triệu – 700 triệu hoặc lên tới tiền tỷ nếu như mạnh tay đầu tư.

Chi phí đầu tư nguyên vật liệu

Máy móc đã ổn thoả rồi thì phải đầu tư thêm nguồn vật liệu để sản xuất. Hiện nay, vật liệu gỗ công nghiệp đang lên ngôi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, giá thành hợp lý với túi tiền của nhiều người dân. Ngoài ra, gỗ tự nhiên như gỗ óc chó cũng là một phần rất cần thiết trong xu hướng chơi gỗ hạng sang của giới có tiền.

Trong khoản chi phí đầu tư mở xưởng gỗ thì chi phí nguyên vật liệu để làm tồn kho đầu tiên này thường chiếm tỷ trọng khoảng 5-10% trong tổng chi phí, nên cần phải chuẩn bị thật kỹ.

Chi phí thuê thợ sản xuất

Chi phí mở xưởng gỗ cần có chi phí thuê thợ sản xuất. Khoản này sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 12-15% so với dự toán ban đầu.

Setup một đội thợ cơ bản gồm thợ cắt, thợ dán, thợ khoan, lau chùi sản phẩm, thợ lắp, quản lý xưởng thì có thể chiếm khoảng vài chục tới trăm triệu. Ngoài ra còn lương cho khối văn phòng, lương cho khối MKT, kinh doanh để lo khách cho xưởng.

Chi phí đầu tư không gian làm việc tại xưởng

Các khoản chi phí setup khu vực làm việc tại xưởng cho khối kế toán, dự toán, kỹ thuật, giám sát thì cần các tiền về bàn ghế, máy in, máy tính, máy lạnh, văn phòng phẩm…. cũng là một khoản tuy không nhiều nhưng chắc chắn trong quá trình mở xưởng gỗ bạn sẽ phải đầu tư.

Chi phí làm thủ tục xưởng 

Chi phí để làm các thủ tục thành lập công ty, đăng ký thuế…. cái này bạn có thể mất một khoản cho dịch vụ còn không thì giao cho kế toán làm sẽ hơi mất thời gian một chút

Chi phí đầu tư phần mềm sản xuất nội thất gỗ công nghiệp

Nếu bạn xác định mở xưởng gỗ lâu dài và chuyên nghiệp thì phần mềm này cực kỳ cần thiết. Chi phí đầu tư cho phần mềm này cũng không hề rẻ vì vậy bạn hãy note lại chi phí khi mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền là khoản này.

Chi phí làm thủ tục phòng cháy chữa cháy

Chi phí này cực kỳ cần thiết để tránh những sự cố xảy ra không đáng có. Hoàn tất chi phí này bạn sẽ có thêm bình chữa cháy, bình tròn, bảng tiêu lệnh chữa cháy và bộ hồ sơ PCCC có xác nhận đầy đủ nha.

Chi phí dự phòng 

Đây là khoản chi phí dự trù cho việc hoạt động xưởng không gặp thuận lợi thì bạn vẫn có tiền để trang trải như thuê nhân công, mở rộng MKT tìm kiếm khách hàng hay những khoản thưởng động viên thúc đẩy tinh thần anh em làm việc.

Mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư của bạn như thế nào. Nếu bạn chỉ mở xưởng với quy mô nhỏ thì khoản tiền tầm 200 – 400 triệu là ok rồi sau đó sẽ mở rộng dần dần còn nếu bạn muốn chuyên nghiệp ngay từ đầu thì có thể đầu tư mạnh tay hơn bài bản hơn với khoảng 800 triệu đến hơn 1 tỷ là có một xưởng gỗ rất quy mô rồi.

Nhưng làm gì thì làm bạn nên có những tính toán và dự trù thật kỹ cho mình vì trong quá trình setup và hoạt động sẽ còn nhiều những sự việc phát sinh cần đến tiền, như vậy sẽ đội chi phí lên khá nhiều. Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Chi phí mở xưởng bóc gỗ. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được những lời khuyên giá trị để thỏa mãn ước mơ của mình nhé.

Công cuộc bắt đầu cho việc mở xưởng

Tìm thợ mộc như thế nào để làm

Ban đầu để quyết định mở xưởng hay không tôi đã phải bắt đầu đi tìm thợ trước. Phải tìm được 1,2 thợ rồi mới có thể bắt đầu làm xưởng được. Lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm các thợ đã làm các xưởng ở Hà Nội rồi, không nên tuyển thợ mộc ở quê. Lí do chính là ở quê người ta làm theo kiểu ở quê không giống Hà Nội và không phù hợp ở đây. Tôi được một người bạn giới thiệu cho 2 người làm xưởng. Ban đầu mình cũng không nắm rõ kĩ thuật để thi công và chủ yếu là 2 thợ đó thi công, tuy nhiên chỉ có mỗi cái nhà mà thời gian làm tới 45 ngày còn không ra đâu vào đâu. Đến ngay cả mình không biết gì về mộc mình nhìn cách người ta làm đã thấy không được rồi. Công trình đó chính tôi đã làm mất uy tín của chính mình với khách hàng và khách hàng đó cũng đã chạy mất dép. Tự nhủ trong lòng rằng xin lỗi chị thôi chứ cũng không biết phải làm sao cả.

Nếu các bạn là thợ mà có nhiều kinh nghiệm thì tôi không nói nhiều nhưng nếu các bạn như tôi thì các bạn nên tìm 1 thợ cứng để lo về vấn đề này. Nếu không có thợ cứng thì các bạn cũng sẽ vướng mắc vào như tôi thôi. Rất may là sau một tháng tôi đã tìm được 1 thợ đầu cánh quản lí xưởng cho mình, dù muộn nhưng dù sao thì vẫn còn tốt hơn là không có.

Tìm mặt bằng thuê xưởng

Ban đầu mở xưởng tôi cũng đi tìm mặt bằng mất 1-2 tháng nhưng đa phần đều là giá thuê mặt bằng rất đắt 60.000-70.000 vnđ/1m2 thuê sàn. Xưởng của tôi hiện tại thuê 330m2 và giá thuê 1 tháng là 15 triệu. Chính vì khi chưa có kinh nghiệm cho nên thuê xưởng gặp ngay một cái xưởng đã xây xong nhưng không phù hợp. Không phù hợp ở chỗ người ta làm quá nhiều cột, nhiều tường không đủ không gian để cho máy móc làm việc thoải mái và khuôn vác gỗ. Thế nên khi thuê lại chúng tôi lại mất thêm khá nhiều chi phí để quy hoạch lại xưởng. Đó là chưa kể khi bạn chưa có kinh nghiệm bạn bố trí và phân lại các phòng không hợp lí dẫn tới việc dựng lên và đập đi sửa lại. Đó cũng là một trong những vấn đề của người mới làm xưởng. Lời khuyên dành cho các bạn chính là các bạn cần phải thuê được 1 xưởng rộng, ít cột, không gian đủ thoáng để cho máy móc làm việc thoải mái.

Chia sẻ kinh nghiệm mở xưởng mộc nhỏ cho người cần
Chia sẻ kinh nghiệm mở xưởng mộc nhỏ cho người cần

Tìm đơn vị cung cấp máy móc

Khâu này cũng rất quan trọng nhé, nếu các bạn mua phải máy kém chất lượng thì các bạn sẽ mệt đấy. Suốt ngày chúng ta phải đối mặt với việc máy hỏng, sửa chữa mất rất nhiều thời gian.

Đối với các máy trượt, máy dán

Hiện tại tôi đã mua máy của 1 công ty tại gần cầu Thanh Trì – Hà Nội, máy trung quốc, tuy nhiên dịch vụ bảo hành cũng khá tốt, máy móc có vấn đề gì đều cho thợ đến sửa chữa, kiểm tra hoặc hướng dẫn cho thợ sửa.

Ngoài mua tại Thanh Trì tôi còn mua thêm máy tại Hữu Bằng, nếu các bạn xuống đây mua giá sẽ rẻ hơn và chất lượng máy tôi thấy tốt hơn. Đơn giản chỉ nghe tốc độ chém gió của lưỡi cưa đã thấy sự khác biệt, tốc của mô tơ cao hơn mặc dù các thông số giống nhau. Đây cũng là kinh nghiệm của tôi mặc dù không làm thợ nhưng cũng có chút kinh nghiệm.

Đối với các máy phụ

Các máy phụ tôi khuyên các bạn nên mua các máy chính hãng nhé, như năm vừa rồi xưởng của tôi làm hỏng hết 10 cái máy của Trung Quốc, mỗi máy rẻ có 500k, tính ra 1 năm là mất tới 5 triệu tiền máy khoan. Nếu các bạn mua 1 cái máy xịn của các hãng như Makita, Makec, Bosch thì tính ra còn tiết kiệm hơn rất là nhiều. Còn cần những máy phụ nào các bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc liên hệ tôi sẽ tư vấn cho nhé.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế biến gỗ 

Thành lập xưởng sản xuất gia công đồ gỗ 

Thủ tục mở xưởng chế biến gỗ cần giấy tờ gì 

Kinh nghiệm mở xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất 

Mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền 

 Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất công nghiệp

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo