Mở xưởng gỗ trong khu dân cư

Rate this post

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013 

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Thông tư 27/2018/TT-BTNMT

Thông tư 124/2021/TT-BCA

Khu dân cư là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 124/2021/TT-BCA quy định về khu dân cư như sau:

“Khu dân cư” là nơi người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, là tên gọi chung của thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố, khu phố và đơn vị dân cư tương đương.

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư
Mở xưởng gỗ trong khu dân cư

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư có bị nghiêm cấm không?

Việc mở xưởng gỗ trong khu dân cư không thuộc những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 những đặc biệt cần lưu ý những hoạt động của xưởng gỗ phải đảm bảo:

 Không gây ồn: Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).

Như vậy, trong trường hợp nếu việc sản xuất, kinh doanh xưởng gỗ của quý khách gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép thì là hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Không được gây ô nhiễm nguồn nước do việc xả rác và các chất hóa học ngâm tẩm gỗ chưa qua xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước cũng như sức khỏe người dân.

Căn cứ Điều 7 và Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chất thải trước khi xả thải vào môi trường cần phải xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật. Nếu bạn không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì xưởng gỗ của bạn sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 19, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Không được để ô nhiếm không khí: Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.

Nếu như xưởng gỗ của bạn không xử lý được các chất thải gây ô nhiễm không khí sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một số quy định xây nhà xưởng trong khu dân cư hiện nay

Dưới đây là thông tin cơ bản về một số quy định xây nhà xưởng trong khu dân cư hiện nay:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Khoản 1, Điều 12, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định các trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng phải đăng ký biến động, gồm có:

Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp quy định: sử dụng đất để xây nhà kính, chuồng trại hoặc các công trình khác phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, học tập – nghiên cứu nuôi trồng thuỷ hải sản,…

Chuyển đổi đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm.

Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm.

Chuyển đổi đất ở sang đất phi nông nghiệp.

Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Ngoài ra tùy theo quy mô dự án mà cần thêm một số thủ tục hành chính khác như đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2 phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại phụ lục II kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 12, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, thì mục đích chuyển đổi đất ở thành đất phi nông nghiệp không cần xin phép cơ quan nhà nước, nhưng cần đăng ký biến động đất đai.

Tóm lại: Khi muốn xây dựng nhà xưởng trên nền đất ở (khu dân cư), cần tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai.

Xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất xây dựng nhà xưởng, cần tuân thủ các quy định về xin cấp phép như sau:

Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng:

Điều 91, Luật xây dựng 2014: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị:

Phù hợp với mục đích quy hoạch đất của nhà nước đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các công trình xây dựng trong khu vực đô thị ổn định nhưng chưa quy hoạch chi tiết thì cần đảm bảo phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch và thiết kế kiến trúc đô thị.

Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận.

Đáp ứng các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, chữa cháy.

Bảo vệ môi trường đất, nước, các khu sinh thái tự nhiên.

Đảm bảo an toàn kỹ thuật, hệ thống hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, đê điều,…

Bảo vệ các yếu tố di tích văn hoá, lịch sử, di sản văn hoá,…

Đảm bảo khoảng cách an toàn chống cháy, chống chất độc hại,…

Bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Thiết kế tổng quan, thiết kế chi tiết của nhà xưởng thông qua thẩm định và được phê duyệt.

Hồ sơ đề nghị xin cấp phép phù hợp với từng loại giấy phép được ban hành bởi Bộ Xây dựng.

Điều 92, Luật xây dựng 2014: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:

Phù hợp với vị trí và diện tích mặt bằng xây dựng của dự án. Được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận bằng văn bản.

Đảm bảo an toàn cho nhà xưởng và các công trình lân cận.

Đáp ứng các yêu cầu về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình.

Bảo vệ môi trường tự nhiên: đất, nước, các khu sinh thái xung quanh công trình.

Đảm bảo an toàn hệ thống hạ tầng, kỹ thuật: giao thông, thuỷ lợi, năng lượng,…

Bảo vệ các yếu tố liên quan đến văn hoá, di tích lịch sử.

Đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình dễ cháy nổi, nhà máy hoá chất,…

Bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng.

Thiết kế công trình thông quan thẩm định và được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng.

Hồ sơ đề nghị xin cấp phép xây dựng phù hợp với các loại giấy phép được ban hành theo quy định.

Các loại giấy phép xây dựng:

Giấy phép xây dựng nhà xưởng là văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan chức năng cấp cho chủ đầu tư trước khi khởi công xây dựng công trình. Hiện nay, giấy phép xây dựng có 3 loại, đó là:

Giấy phép xây dựng mới

Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

Giấy phép di dời công trình

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Quy định xây nhà xưởng trong khu dân cư tại hạng mục hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình

Cam kết đảm bảo an toàn với các công trình lân cận, liền kề

Trình tự thủ tục xin cấp phép xây dựng:

Trình tự thủ tục xin cấp phép xây dựng bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ pháp lý liên quan theo quy định.

Bước 2: Nộp 01 bản hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Bước 3: Cán bộ tại cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, cán bộ sẽ yêu cầu người sử dụng đất bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, cán bộ xử lý sẽ viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Khi cần phải xem xét thêm về hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất. Đồng thời, báo cáo cho các cấp có thẩm quyền để trực tiếp chỉ đạo.

Bước 4: Tới thời hạn ghi trong giấy biên nhận, người sử dụng đất đến cơ quan cấp giấy phép để nhận kết quả và nộp lệ phí hồ sơ (150.000 đồng/hồ sơ).

Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của người sử dụng đất, Sở Xây dựng cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sẽ cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp hồ sơ hợp lệ) Hoặc đưa ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.

Thẩm quyền cho phép xây nhà xưởng trong khu dân cư tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật Đất đai;

Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

 Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư cần đủ những điều kiện sau :

Xây dựng nhà xưởng trong khu dân cư cần đáp ứng điều gì?

Khi xây dựng nhà xưởng trong khu dân cư, đơn vị thi công công trình cần đáp ứng các vấn đề sau đây:

Không gây ồn ào: Tần số âm thanh tối đa tại các khu vực như: khu dân cư, nhà ở riêng lẻ nằm tách hoặc liền kề, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, công ty, cơ quan hành chính,… là 70 dB (từ 6h – 21h) và 55 db (từ 21h – 6h).

Không gây ô nhiễm môi trường nước: Quá trình thi công nhà xưởng phải đảm bảo quy trình xử lý chất thải công nghiệp. Không xả chất thải chưa qua xử lý hoặc nước thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Không gây ô nhiễm môi trường đất: Thi công nhà xưởng trong khu dân cư cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường đất. Không xả rác thải sinh hoạt, cũng như rác thải trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp ra môi trường, để tránh làm ô nhiễm mặt đất.

Không gây ô nhiễm không khí: Khi sử dụng nhà xưởng trong khu dân cư, cần phải có biện pháp bảo vệ không khí. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh Minh tán khí thải độc hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Có được xây dựng nhà xưởng trên đất ở hay không?

Như đã thông tin ở các phần trên, theo quy định của pháp luật hiện hành, đất ở chỉ được dùng để xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cho đời sống. Do đó, việc xây dựng nhà xưởng kinh doanh thương mại không được áp dụng trong trường hợp này. Khi chủ doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng trên đất ở, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi tiến hành thi công.

Xây nhà xưởng trong khu dân cư có cần xin giấy phép xây dựng không?

Thi công nhà xưởng trong khu dân cư, người sử dụng đất cần phải được cấp phép xây dựng theo quy định của nhà nước. Mục đích xây dựng nhà xưởng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch mà Nhà nước đã phê duyệt. Đồng thời thiết kế nhà xưởng phải thông qua thẩm định và đạt các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật.

Quy định xây nhà xưởng trong khu dân cư tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

 Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Có được mở nhà xưởng trong khu dân cư không?
Có được mở nhà xưởng trong khu dân cư không?

Theo quy định tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT như sau:

 Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở xưởng gỗ trong khu dân cư 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế biến gỗ 

Thành lập xưởng sản xuất gia công đồ gỗ 

Thủ tục mở xưởng chế biến gỗ cần giấy tờ gì 

Kinh nghiệm mở xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất 

Mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền 

 Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất công nghiệp

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo