Hướng dẫn đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm

Rate this post

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM

Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường thì cần phải đăng kỹ mã vạch quốc gia. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bằng 1 dãy số tương ứng với một loại sản phẩm. Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn việc đăng ký mã số mã vạch Gia Minh; xin hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

Mã số mã vạch có cấu tạo gồm 2 phần chính gồm:

Mã số GS1: là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá như: đây là sản phẩm gì ? do công ty, tổ chức nào sản xuất ? công ty đó thuộc quốc gia nào? Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia, trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

Mã vạch GS1: Là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học

Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm

Bước 1: Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam; 3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh nghiệp.

Bước 2 : Xác định C.

Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)

Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

P -893 – nhõm 1.

M -4602 – nhóm 2.

I -00107 – nhóm 3.

C -8 – nhóm 4.

Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :

0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)

Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)

Tham khảo thêm:

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online uy tín

Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất năm 2022

Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm tại việt nam

Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.

Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có MSHH đầy đủ là:

893 3481 00106 3

+ Cấu trúc của EAN – 8:

Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:

Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái).

Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.

Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.

Tại sao phải đăng ký mã số sản phẩm?

Thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm doanh nghiệp là một việc làm cực kỳ quan trọng. Nên các doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất cần phải đăng ký mã số với cơ quan có thẩm quyền, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa đó. Bởi mã vạch sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm, được phép xuất khẩu và còn được phân phối vào các hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Sau đây là những lợi ích khi bạn tiến hành đăng ký số mã vạch sản phẩm.

Đăng ký mã vạch giúp phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Tạo thuận lợi và tăng sự hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng.

Đăng ký mã vạch hàng hóa giúp rút bớt thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán.

Đảm bảo tính chính xác khi đã được cấp số mã vạch.

Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua số mã vạch để biết được nguồn gốc của sản phẩm

Số mã vạch QR còn giúp phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm

Phục vụ cho các hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

Hướng dẫn đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm

Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐCP Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Nghị Định Số 132/2008/NĐCP Ngày 31 Tháng 12 Năm 2008 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Luật Chất Lượng Sản Phẩm, Hàng Hóa thì Hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm bao gồm các loại tài liệu sau:

Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa;

Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN;

Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh;

Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mã vạch là tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)  cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Có trụ sở đặt tại Số 08, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hiện tại, GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893 và được phép cấp mã vạch cho sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Quy trình các bước đăng ký mã vạch cho sản phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch hàng hóa

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Nộp qua mạng: doanh nghiệp scan toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị có chữ ký và con dấu của doanh nghiệp và nộp qua hệ thống quản lý VNPC của GS1 Việt Nam

Nộp phí theo các thông tin trên hồ sơ online đã nộp

Sau khi nộp hồ sơ qua mạng doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ bản gốc về cơ quan quản lý MSMV

Bước 3: Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký mã vạch bản gốc sản phẩm thì cơ quan được chỉ định tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL

Bước 4: Cấp mã số mã vạch tạm thời và giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp

Sau khi nhận được hồ sơ bản gốc, Chuyên viên xử lý sẽ xem xét tài liệu do doanh nghiệp gửi về và hồ sơ nộp online đã thống nhất chưa. Nếu thống nhất sẽ cấp cho doanh nghiệp mã số tạm thời

Sau khi có mã số tạm thời doanh nghiệp cần cập nhật các thông tin về sản phẩm trên hệ thống quản lý mã số mã vạch VNPC với đầy đủ các dữ liệu. Trong thời gian 1 tháng kể từ ngày nhận được mã số tạm thời và doanh nghiệp đã cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm sẽ gửi đề nghị gửi giấy chứng nhận mã vạch bản chính về cho GS1 Việt Nam để được nhận giấy chứng nhận MSMV bản chính

Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho sản phẩm, chủ sở hữu cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã vạch quốc gia (VNPC) tại website https://vnpc.gs1.gov.vn/. Nếu không cập nhật thì sản phẩm đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

Quy trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm mới nhất

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm và loại mã vạch cần đăng ký

Ở Việt Nam, khi đăng ký mã vạch sản phẩm cho doanh nghiệp sẽ có 4 loại là loại 10 số, 9 số, 8 số, 7 số. Tùy thuộc và số lượng sản phẩm muốn đăng ký, bạn nên chọn loại mã vạch phù hợp. Vậy bạn nên chọn loại nào để đăng ký? Câu trả lời là:

Nếu bạn có dưới 100 sản phẩm, bạn nên đăng ký mã vạch sản phẩm loại 10 số

Nếu bạn có dưới 1.000 sản phẩm, bạn nên đăng ký mã vạch sản phẩm loại 9 số

Nếu bạn có dưới 10.000 sản phẩm, bạn nên đăng ký mã vạch sản phẩm loại 8 số

Nếu bạn có dưới 100.000 sản phẩm, bạn nên đăng ký mã vạch sản phẩm loại 7 số.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký mã vạch sản phẩm

Các tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký mã vạch sản phẩm bao gồm:

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản)

 Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mã vạch sản phẩm là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) – thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Trụ sở của GS1 Việt Nam đặt tại Số 08, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hiện nay, GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia Việt Nam 893 và được phép cấp mã vạch sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.

Phí đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm
Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm

Gia Minh mong rằng với bài viết hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm trên đây sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn quy định, thủ tục đăng ký

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm gạo

Dịch vụ đăng ký mã số – mã vạch nhanh chóng, tiết kiệm

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm đồ uống nước giải khát

Dịch vụ đăng ký mã vạch cà phê nhanh chóng

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch cho ống hút dừa

Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nước rửa tay như thế nào?

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Quy trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Quy trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo