Thủ tục thành lập chi nhánh

5/5 - (1 bình chọn)

Thủ tục thành lập chi nhánh

Do nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, công ty bạn cần thành lập chi nhánh. Nhưng thủ tục thành lập chi nhánh đang khiến bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo thông qua bài viết dưới đây của Gia Minh, để biết thêm về những quy định của Nhà nước đối với thành lập chi nhánh nhé!

Thành lập chi nhánh là một trong những cách hiệu quả để mở rộng hoạt động kinh doanh của một công ty. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi các thủ tục pháp lý phức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng quy định của pháp luật. Vì vậy, để thành lập một chi nhánh, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định về thủ tục, tiến trình và các yêu cầu cần thiết để đảm bảo hoạt động của chi nhánh được hoàn toàn hợp pháp và hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập chi nhánh, bao gồm các bước chuẩn bị, thủ tục đăng ký và hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đề cập đến những điểm cần lưu ý khi thành lập chi nhánh để tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Hãy cùng tìm hiểu và đưa ra những quyết định thông minh để thành công trong quá trình thành lập chi nhánh.

Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp để kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

(i) Chi nhánh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh đó.

(ii) Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Thủ tục, quy trình Thành lập chi nhánh công ty do Chính phủ quy định.

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh
Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Khi nào phải thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc công ty; có chức năng thực hiện chức năng kinh doanh của công ty. Bao gồm cả đại diện theo ủy quyền. 

Chi nhánh công ty được cấp mã số thuế 13 số. Chi nhánh được đăng ký con dấu riêng; tài khoản ngân hàng và được phép phát hành hóa đơn

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Công ty được quyền Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch tóa độc lập; để tiện cho việc hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Công ty được phép thành lập chi nhánh khác tỉnh và không hạn chế số lượng.

Ưu điểm chi nhánh là gì?

Một số ưu điểm của chi nhánh cho công ty bao gồm:

  • Mở rộng thị trường: Chi nhánh giúp cho công ty có thể tiếp cận và mở rộng thị trường ở các địa phương mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tăng độ tin cậy và uy tín: Khi có nhiều chi nhánh, công ty sẽ trở nên có uy tín và đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng và đối tác doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Việc có chi nhánh giúp công ty có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các đối thủ cùng ngành.
  • Thuận tiện trong quản lý: Với chi nhánh, công ty có thể quản lý toàn bộ hoạt động của mình một cách dễ dàng hơn bằng cách thống nhất quy trình và chính sách công ty.
  • Tăng hiệu suất và sản xuất: Việc thành lập chi nhánh giúp công ty có thể tận dụng nguồn lực và vốn đầu tư để sản xuất nhiều hơn và hiệu quả hơn.
  • Thuận tiện trong việc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khác: Khi có nhiều chi nhánh, công ty có thể dễ dàng chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khác, chẳng hạn như công ty mẹ, công ty liên kết, hay công ty con nếu cần thiết.

Tóm lại: Việc thành lập chi nhánh cho công ty có nhiều ưu điểm về mặt kinh doanh, tài chính và quản lý, giúp cho công ty có thể mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất.

Những điều cần biết khi thành lập chi nhánh

Tên chi nhánh

Tên chi nhánh phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng viết, đồng thời phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”.

Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh

Nếu doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh bằng tên nước ngoài thì phải kèm theo tiếng việt

Ví du: Chi nhánh công ty cổ phần Sunstar

Đọc thêm các bài viết liên quan

Thành lập văn phòng đại diện

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Phương pháp hạch toán thuế với chi nhánh

Hiện nay khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh có thể lựa chọn 2 hình thức hạch toán: 1 là hạch toán phụ thuộc, 2 là hạch toán độc lập.

Sự khác nhau giữa hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập

HẠCH TOÁN PHỤ THUỘCHẠCH TOÁN ĐỘC LẬP
Có mã số thuế, không cần có con dấu, không cần có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánhCó mã số thuế, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh
Thuế GTGT được quản lý bởi cơ quan thuế tại nơi đặt trụ sở,Tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế
Số liệu trong sổ sách kế toán là 1 phần của doanh nghiệpHạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính của riêng chi nhánh đó
Đơn vị kế toán của doanh nghiệp bao gồm bộ phận kế toán chi nhánhBộ phận kế toán công ty mẹ và chi nhánh hạch toán độc lập không liên quan đến nhau
Về thuế TNCN thì chi nhánh được quản lý bởi cơ quan thuế tại nơi đặt trụ sởVề thuế TNCN thì chi nhánh được quản lý bởi cơ quan thuế tại nơi đặt trụ sở
Thuế TNDN cộng gộp vào công ty mẹThuế TNDN thì chi nhánh được quản lý bởi cơ quan thuế tại nơi đặt trụ sở
Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh
Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh

Thủ tục thành lập chi nhánh cùng tỉnh

Bước 1: Gia minh liên hệ, tư vấn thủ tục thành lập cho khách hàng

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh

Hồ sơ thủ tục thành lập thành lập chi nhánh gồm có:

  • Thông báo thành lập chi nhánh
  • Quyết định thành lập chi nhánh
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc chi nhánh
  • Biên bản họp thành lập chi nhánh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh công ty mẹ ( bản công chứng)
  • CMND của giám đốc chi nhánh ( bản công chứng)
  • CMND của giám đốc công ty mẹ ( bản công chứng)
  • Văn bản ủy quyền

Bước 3: Ký và nộp hồ sơ Thành lập chi nhánh

Bước 4: sau 3 ngày làm việc nhận giấy phép chi nhánh và giao cho khách hàng.

Chi phí thành lập chi nhánh công ty
Chi phí thành lập chi nhánh công ty
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác quận
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác quận

Thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh

Bước 1: Tùy theo loại hình hoạt động của công ty, như công ty TNHH, công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân bạn sẽ tải mẫu thông báo và điền đầy đủ thông tin yêu cầu của nhà nước.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh

Bước 2: Khắc dấu 

Hiện nay doanh nghiệp có thể khắc dấu chi nhánh hoặc không cần khắc dấu

Bước 3: Kê khai lệ phí môn bài và báo cáo thuế

Bước 4: Làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp có thể đăng ký phát hành hóa đơn hoặc không cần phát hành hóa đơn; nếu không có nhu cầu sử dụng.

Nghĩa vụ thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc 

Khi hoàn thành xong thủ tục thành lập chi nhánh, thì bạn cần thực hiện nghĩa vụ thuế đối với chi nhánh của mình.

Đối với chi nhánh không phát sinh doanh thu

  • Nếu chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch thương mại: chi nhánh thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài; thuế GTGT tại chi cục thuế quản lý chi nhánh.
  • Nếu chi nhánh không thực hiện giao dịch thương mại; không phát sinh doanh thu thì tổng hợp số liệu, chứng từ phát sinh trong kỳ. Và thực hiện kê khai tại trụ sở chính. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế.
  • Đối với thuế TNCN: hạch toán cùng tỉnh với trụ sở chính
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh nộp hồ sơ khai thuế TNDN và BCTC chung với trụ sở chính.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty như thế nào?
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty như thế nào?

Nghĩa vụ thuế đối với chi nhánh hạch toán độc lập

Cách kê khai thuế môn bài

Theo điều 17 thông tư 156/2013/TT/BTC quy định như sau:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh. Nơi người nộp thuế có trụ sở chính, thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài, của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Do đó, chi nhánh hạch toán độc lập kê khai. Và nộp thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Đăng ký nộp thuế theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương nơi sản xuất.Khi điều chuyển thành phấm, bán thành phẩm (kể cả xuất cho trụ sở chính) phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương sản xuất.

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai và nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh. 

Cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN, cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.

Cam kết của Gia Minh khi thực hiện dịch vụ

  • Không phát sinh chi phí
  • Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh đúng hẹn.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các quy định thành lập chi nhánh: như tên chi nhánh, địa chỉ, người đứng đầu chi nhánh…vv
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục thành lập chi nhánh mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ để đảm bảo sự thành công trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tuân thủ các quy định pháp luật và hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo hoạt động của chi nhánh được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả.

Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành các thủ tục pháp lý mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị và lựa chọn cẩn thận từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh để có thể đưa ra quyết định đúng đắn về vị trí, ngành nghề hoạt động, đội ngũ nhân viên và các chi phí đầu tư.

Với những kinh nghiệm và kiến thức về thủ tục thành lập chi nhánh, các doanh nghiệp có thể hoàn thành quá trình này một cách thuận lợi và tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Chúng ta hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm kiến thức và thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định thông minh và đạt được sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.

Qúy khách có nhu cầu làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty vui lòng liên hệ Gia Minh theo hotline: 0868 458 111  để được tư vấn hỗ trợ. 

DANH SÁCH BÀI VIẾT

Mở quán cơm chay cần chuẩn bị những gì?

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Kinh nghiệm mở cửa hàng gà rán Hàn Quốc

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán kem 

Mở cửa hàng sửa chữa máy tính thành công 100%

Thủ tục đăng ký kinh doanh cho trung tâm bảo trì điện lạnh

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể đơn giản nhanh chóng

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Dịch vụ thành lập chi nhánh nhanh gọn
Dịch vụ thành lập chi nhánh nhanh gọn

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com 

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo