Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay

Rate this post

Mì cay là món ăn không chỉ yêu thích của người dân xứ sở kim chi – Hàn Quốc; mà nó còn là món ăn yêu thích của giới trẻ Việt Nam. Với nhiều cấp độ khác nhau từ 1 đến 7. Mì cay Hàn Quốc khơi gợi sự hứng thú của nhiều khách hàng; nên đây là một lựa chọn tốt để đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên để kinh doanh thành công, thì bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quán đến đăng ký kinh doanh.  Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay sẽ là nội dung chính được đề cập trong bài viết dưới đây. 

Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh quán mì cay
Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh quán mì cay

Mở tiệm mì cay có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng ký kinh doanh thì trong các trường hợp sau, cá nhân hoạt động thương mại sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong). Bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm. Của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập. Thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Muốn mở mì cay hàn quốc cần bao nhiêu vốn
Muốn mở mì cay hàn quốc cần bao nhiêu vốn

Những chi phí cơ bản khi mở quán mì cay

Chi phí thuê địa điểm, mặt bằng

Thuê địa điểm bạn nên chọn những nơi có vị trí mặt đường hay các khu vực trong trung tâm thương mại để khách hàng có thể dễ dàng biết đến. Nếu có điều kiện thì bạn nên thuê ở những nơi như vậy còn trong trường hợp số vốn kinh doanh ít thì có thể chọn hình thức bán online. Giao tận nhà hay thuê ở những khuôn viên nhỏ. Trong ngõ hẻm để tốn ít tiền hơn và có thời gian xây dựng dần.

Chi phí thuê địa điểm có thể tầm từ tối đa 20 triệu/ tháng, bao gồm:

  • Diện tích chung : 5×20 (100m2)
  • Diện tích kinh doanh : 5×15(75m2)
  • Diện tích còn lại dành cho khu vực bếp + kho hàng + Toilet : 25m2

Thông thường khi đi thuê nhà hay mặt bằng bạn đều phải cọc tối đa 3 tháng tiền thuê bao gồm 1 tháng phải chi ban đầu. Nhưng do mở quán ra kinh doanh. Bạn có thể thương lượng với chủ nhà. Xin 1 tháng miễn phí để sửa sang và xây dựng lại quán. Nếu thành công thì bạn sẽ mất chi phí ban đầu cho mặt bằng như ví dụ là 40 triệu.

Chi phí sửa chữa cải tạo, trang trí mặt bằng

Sau khi thuê được địa điểm kinh doanh. Chúng ta bắt tay vào sửa chữa và decor quán cho phù hợp với mô hình kinh doanh sắp tới

Bạn nên thuê bên thiết kế ra bản vẽ chi tiết họ sẽ tư vấn bạn cải tạo nâng cấp sao cho phù hợp. Và tối giản chi phí hạn chế tối đa việc làm xong chỗ này lại sữa chỗ kia đập đi xây lại rất mất thời gian và tốn kém

Nếu bên thiết kế họ nhận thi công luôn. Thì bạn nên ký hợp đồng chi đã liệt kê chi tiết những hạng mục thi công trong đó, giá cả mọi thứ và thời gian thi công

Dưới đây là một số chi phí thường gặp khi mở quán mì cay:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Sửa chữa, cải tạo mặt bằng: Nếu mặt bằng đã được sử dụng trước đó, bạn có thể cần phải sửa chữa và cải tạo mặt bằng để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của quán mì cay. Chi phí này phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của mặt bằng và mức độ sửa chữa, cải tạo.

Trang trí mặt bằng: Việc trang trí mặt bằng thường góp phần quan trọng trong tạo nên sự thu hút và độc đáo cho quán mì cay của bạn. Chi phí trang trí mặt bằng có thể bao gồm: mua sắm đồ nội thất, phụ kiện trang trí, chi phí thiết kế và thi công.

Thiết bị, dụng cụ kinh doanh: Để mở quán mì cay, bạn cần đầu tư vào các thiết bị, dụng cụ kinh doanh như bếp gas, tủ đông, tủ mát, máy xay thịt, máy xay gia vị, bàn ghế, chén đĩa, thìa muỗng, ..

Chi phí khác: Bạn cần tính đến các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí quảng cáo và marketing, chi phí nhân viên, chi phí giấy tờ pháp lý, v.v.

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay
Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay

Chi phí mua nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu để nấu món mì cay rất đơn giản, chi phí thấp. Tuy nhiên, bạn cần đa dạng thực đơn để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng. Bạn có thể bán kèm thêm các món ăn, thức uống Hàn Quốc như: bánh gạo cay, sữa gạo, kimbap,…

Nguyên vật liệu để xây dựng menu nên có khoảng 2 đến 3 món chính và một vài món phụ khác. Tổng các chi phí mua nguyên vật liệu rơi vào khoảng 20 triệu đồng.

Chi phí thuê nhân viên

Để có mô hình quán vận hành ổn định thì cần thuê nhân viên phù hợp với mỗi vị trí. Bao gồm nhân viên bếp, chạy bàn, thu ngân, quản lý. Nguồn nhân viên có thể tận dụng các bạn sinh viên để có thể trả mức lương cơ bản phù hợp. Đối với những mô hình nhà hàng lớn hơn. Thì nên bổ sung các vị trí khác để đảm bảo dịch vụ gồm tạp vụ, bảo vệ, lễ tân dẫn khách,..

Giá thuê nhân viên thu ngân hay chạy bàn từ sinh viên dao động từ 15.000 đến 25.000 đồng/giờ. Tùy khu vực và tùy tính chất công việc

Chi phí thiết kế bếp, mua dụng cụ bếp

Muốn mở quán mì cay bạn cần có tủ lạnh để bảo quản đồ như nguyên liệu, phụ gia hay chất liệu trang trí. Mỗi tủ lạnh thường có giá 7-10 triệu đồng. Nồi, chảo, phích nước và một số dụng cụ nấu nướng khác tầm 10 triệu đồng. Đây chỉ là mức giá để cho bạn tham khảo. Còn mức giá thực phụ thuộc vào nơi mua hay thời điểm mua.

Chi phí quảng cáo, marketing

Quảng cáo, marketing cũng là vấn đề quan trọng, cần đầu tư nhất là khi quán của bạn vừa mới mở, cần được thực khách biết đến đông đảo hơn. Nên chọn quảng cáo nhiều trên nền tảng facebook. Vì đây là mạng xã hội lớn được hầu hết công chúng Việt Nam quan tâm. Đầu tư website và fanpage facebook, để có thể dễ tiếp cận hơn với khách hàng tiềm năng. Hãy thường xuyên tham gia các hội nhóm ăn uống để nắm được tâm lý khách hàng.

Dưới đây là một số chi phí thường gặp khi quảng cáo và marketing cho quán mì cay:

Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến có thể bao gồm quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Google,.. hoặc quảng cáo trên các trang web có lượng truy cập lớn. Chi phí quảng cáo trực tuyến sẽ phụ thuộc vào phạm vi quảng cáo, mục tiêu của chiến dịch và kênh quảng cáo.

Thiết kế và in ấn các tài liệu quảng cáo: Bạn có thể cần thiết kế và in ấn các tài liệu quảng cáo như tờ rơi, brochure, name card, banner, menu,.. để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng và chất liệu của các tài liệu quảng cáo.

Hoạt động quảng bá thương hiệu: Bạn có thể tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu như sự kiện khai trương, cung cấp mẫu thử, tặng quà khuyến mãi,.. để thu hút khách hàng đến quán của mình. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô và phạm vi của hoạt động quảng bá.

Chi phí khác: Bạn cũng nên tính đến các chi phí khác như chi phí thiết kế trang web, chi phí cập nhật và vận hành trang web, chi phí thuê nhân viên quảng cáo, chi phí quản lý chiến dịch quảng cáo, v.v.

Làm thế nào để mở quán mì cay kinh doanh hiệu quả
Làm thế nào để mở quán mì cay kinh doanh hiệu quả

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay với công ty

Tổ chức hoặc doanh nghiệp truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau đó tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Việc đăng ký này có thể được sử dụng bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị thụ lý hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đứng chân trên địa bàn.

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Bước 1: Trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ tiến hành kê khai toàn bộ thông tin và văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký.

Bước 2: Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được trả về qua mạng điện tử.

Nếu như hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin doanh nghiệp sang cơ quan thuế. Lúc này mã số thuế tự động của doanh nghiệp được tạo ra. Sau khi có mã số thuế. Giấy phép đăng ký kinh doanh mì cay đã được hoàn thiện. Và doanh nghiệp được thông báo lên nhận trực tiếp hoặc thông qua bưu điện.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cần thông báo. Hướng dẫn lại cho doanh nghiệp để sửa đổi và bổ sung kịp thời.

Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Kê khai toàn bộ thông tin để được cấp Tài Khoản đăng ký kinh doanh bao gồm toàn bộ thông tin doanh nghiệp, văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký.

Bước 2: Hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký và nhận giấy biên nhận hồ sơ qua email.

Khi bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ. Một mã số thuế tự động được thành lập. Khi đã có mã số thuế, phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp phép. Chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi đã có đăng ký kinh doanh, thì bạn cần bổ sung một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy. Đi kèm với biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh. Lúc này, phòng Đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ đối chiếu thông tin giữa hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử. Nếu mọi thông tin trùng khớp. Mới tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mỳ cay cho doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh quán mì cay

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty. Trong điều lệ công ty cần thể hiện được danh sách các thành viên là cổ đông sáng lập, nhà đầu tư, người đại diện được ủy quyền nếu đó là cổ đông nước ngoài.
  • Bản sao công chứng các giấy tờ sau:
  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ khác có nội dung tương đương.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân là người đại diện hợp pháp trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp là 1 tổ chức.
  • Nếu là doanh nghiệp được thành lập. Hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài thì cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tham khảo thêm:

Thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty

Thành lập công ty TNHH

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh mì cay
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh mì cay

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay với hộ kinh doanh

Quy trình để xin cấp phép đăng ký kinh doanh mì cay dành cho hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

Bước 1: Chủ hộ kinh doanh cá thể nộp bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ trên. Tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trở lên. Nơi đặt địa điểm của hộ kinh doanh.

Bước 2: Đơn vị tiếp nhận và có thẩm quyền giải quyết: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và đúng quy định. Thì cán bộ thụ lý hồ sơ lập giấy biên nhận đưa lại cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu, sai, không đúng quy định. Cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn tận tình để người nộp hồ sơ tiến hành bổ sung.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ. Và hợp lệ thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mì cay. Trong trường hợp hồ sơ bổ sung nhưng chưa hợp lệ thì cần có thông báo hướng dẫn bổ sung và sửa đổi. 

Cũng có những trường hợp không ra được giấy phép đăng ký kinh doanh thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có văn bản thông báo thể hiện rõ được lý do không cấp.

Bước 3: Sau khi có kết quả, hộ kinh doanh cá thể có thể đến trực tiếp điểm nộp hồ sơ để lấy giấy đăng ký kinh doanh mì cay. Nếu ở xa có thể nhận qua đường bưu điện và mất chút phí.

Lưu ý:

  • Nếu hộ kinh doanh có nhu cầu lấy bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần đăng ký trước và nộp phí theo quy định.
  • Toàn bộ những thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mì cay có giá trị pháp lý kể từ ngày cấp. Và hộ kinh doanh cá thể cũng có quyền hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Tham khảo thêm:

Thành lập hộ kinh doanh lẩu

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh quán mì cay

Để có được giấy phép đăng ký kinh doanh mì cay, hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của đại diện hộ kinh doanh: bạn có thể dùng bản sao của một trong các giấy tờ sau: căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu.
  • Bản sao có công chứng biên bản họp nhóm giữa các cá nhân. Về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể nhưng do một nhóm người đứng ra thành lập.
  • Giấy đề nghị cấp đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; số điện thoại liên lạc,email; ngành nghề kinh doanh; nguồn vốn đang có để kinh doanh; số lượng lao động dự tính làm việc.
  • Họ tên đầy đủ, địa chỉ. Số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày cấp,… của cá nhân đứng ra thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Cần bao nhiêu vốn để mở quán mì cay
Cần bao nhiêu vốn để mở quán mì cay

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay do Gia Minh thực hiện. Cam kết đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh nghiệm mở quán bún bò

Kinh nghiệm mở tiệm giặt là

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Thành lập hộ kinh doanh yến sào

Mở cửa hàng kinh doanh gas

Mở quán cơm chay cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Mở tiệm cắt tóc có phải đăng ký kinh doanh không

Hồ sơ khai thuế hộ kinh doanh theo thông tư 40

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Dịch vụ uy tín làm nhanh giấy phép hộ kinh doanh

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh sân bóng đá mini

Những điều cần biết khi kinh doanh mì cay
Những điều cần biết khi kinh doanh mì cay

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo