BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CHO HỘ KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?

Rate this post

BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CHO HỘ KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO?

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào? cho hợp lệ. Là điều thắc mắc của nhiều chủ hộ khi muốn bổ sung ngành nghề. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Gia Minh xin trình bày chi tiết quy trình và thủ tục đăng ký bổ sung dưới đây để quý vị tiện tham khảo.

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?
Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành nghề?

Khoản 1 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“ 1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.”

Tham khảo:

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Theo quy định này, hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

– Kinh doanh các chất ma túy;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

– Kinh doanh mại dâm;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Các bước bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cá thể muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh cũng phải tiến hành thực hiện các thủ tục thông báo thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo quy định của luật kinh doanh, làm việc với cơ quan cấp huyện – nơi đã đăng ký kinh doanh trước đây theo trình tự sau:

Bước 1: Hộ kinh doanh gửi Thông báo nội dung bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi hộ kinh doanh đã đăng ký hộ kinh doanh trước đây.

Tham khảo:

Chủ công ty có được thành lập hộ kinh doanh không? 

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Thời gian cấp này trong khoảng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc ngành nghề kinh doanh đăng ký thêm không đúng theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh sẽ tiến hành sửa đổi hồ sơ và nộp lại.

Bước 3: Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể bao gồm những thành phần sau:

Thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc

Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú của chủ hộ kinh doanh.

Bản sao chứng chỉ hành nghề của đại diện hộ kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Bản sao văn bản xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tham khảo: 

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty doanh nghiệp năm 2022

Lưu ý: Cần lưu ý nếu danh mục ngành nghề hộ kinh doanh cá thể cần bổ sung là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thì hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định; và thực hiện đăng ký Giấy phép con của các ngành nghề đó thì mới được hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Giấy phép con như : An ninh trật tự, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép lữ hành, du lịch; Giấy phép giáo dục; dạy học; dạy nghề …

Chi phí dịch vụ bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh

Bảng giá bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh
Bảng giá bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Có nhiều loại thuế hộ kinh doanh mà một doanh nghiệp phải nộp, tuy nhiên danh sách các loại thuế này có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia và khu vực. Dưới đây là một số loại thuế hộ kinh doanh phổ biến mà một doanh nghiệp có thể phải nộp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là thuế được tính trên lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là một loại thuế tiêu thụ áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ được bán trong quốc gia. Các doanh nghiệp thường thu thập VAT từ khách hàng và sau đó nộp lại cho cơ quan thuế.

Thuế thu nhập cá nhân: Đây là thuế được tính trên thu nhập cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các đối tác liên quan.

Thuế bảo vệ môi trường: Đây là một loại thuế áp dụng cho các hoạt động kinh doanh có tiềm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mục đích của thuế này là khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.

Thuế thu nhập từ bất động sản

Thuế thu nhập từ bất động sản: Đây là thuế áp dụng cho thu nhập được sinh ra từ sở hữu, cho thuê hoặc bán bất động sản.

Thuế nhập khẩu và xuất khẩu: Đây là thuế áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Thuế quảng cáo: Đây là một loại thuế đặc biệt áp dụng cho các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Các loại thuế địa phương

Các loại thuế địa phương: Ngoài các thuế trên, doanh nghiệp còn phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế môi trường địa phương, thuế quảng cáo địa phương, thuế sử dụng đất địa phương, và thuế khác tùy theo quy định của từng địa phương.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số loại thuế phổ biến và không phải là danh sách đầy đủ. Ngoài ra, các quy định thuế cụ thể có thể thay đổi theo thời gian và quốc gia, do đó, luôn cần tham khảo luật

Bạn đang muốn Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?; thì bạn đã hiểu rồi phải không. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng; luôn mong muốn đem đến cho bạn dịch vụ tốt nhất.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở cửa hàng bán nước ép trái cây

Thành lập hộ kinh doanh yến sào

Hồ sơ khai thuế hộ kinh doanh theo thông tư 40

Quy định về hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể

Tư vấn mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể?

Hướng dẫn nộp thuế hộ kinh doanh gia đình tại Việt Nam

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai như thế nào

Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng

Hướng dẫn soạn hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể chi tiết từ a đến z

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Hướng dẫn bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh
Hướng dẫn bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo