MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT CỬA NHÔM

Rate this post

MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT CỬA NHÔM

Để mở xưởng sản xuất cửa nhôm, đòi hỏi bạn phải có kiến thức về kỹ thuật, vật liệu, kinh doanh và quản lý sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng cần có tầm nhìn chiến lược để phát triển doanh nghiệp của mình trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bài viết mở xưởng sản xuất cửa nhôm sẽ giới thiệu cho bạn những điều cần lưu ý khi mở xưởng sản xuất cửa nhôm, từ việc lựa chọn địa điểm đến kế hoạch kinh doanh và quản lý sản xuất. Cùng tìm hiểu nhé.

Hướng dẫn mở xưởng sản xuất cửa nhôm
Hướng dẫn mở xưởng sản xuất cửa nhôm

Một số kinh nghiệm mở xưởng sản xuất cửa nhôm

Đánh giá thị trường

Đây là bước quan trọng để lên kế hoạch kinh doanh bất cứ sản phẩm gì trong lĩnh vực nào. Khảo sát, đánh giá thị trường để thấy được mức độ tiêu thụ khu vực bạn kinh doanh có tiềm năng phát triển không, ở đó có nhiều xưởng nhôm kính khác không, liệu rằng bạn mở xưởng có đủ khả năng cạnh tranh không?

Do đó, bạn cần dành thời gian để làm 1 khảo sát nhu cầu thị trường, tình hình kinh doanh khu vực bạn mở xưởng, xem giá thành và mẫu mã sản phẩm của đối thủ ra sao trước khi mở xưởng nhôm kính.

Kinh nghiệm thành lập xưởng sản xuất cửa nhôm
Kinh nghiệm thành lập xưởng sản xuất cửa nhôm

Lên kế hoạch mở xưởng sản xuất cửa nhôm

Sau khi đã khảo sát và đã có đánh giá, bạn bắt tay vào lập kế hoạch mở xưởng: xác định nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, địa điểm thuê nhà xưởng, các mối nhận đơn hàng, dự tính các khoản chi và khoản tài chính trong 1-2 tháng đầu mở xưởng. 

Bạn lên kế hoạch để có thể bám sát kế hoạch và đánh giá được hiệu quả công việc ra sao đồng thời đánh giá tiến độ các công trình nhôm kính mà xưởng làm.

Ngoài ra bạn cũng cần làm rõ ràng tất cả các khâu từ khâu tiếp nhận thông tin, khảo sát công trình, tư vấn thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, lắp đặt và nghiệm thu. Quy trình khoa học, chặt chẽ sẽ giúp bạn quản lý tốt đồng thời lấy được niềm tin từ khách hàng.

Chuẩn bị vốn

Số vốn cần chuẩn bị sẽ được chi cho các hạng mục sau

  • Chi phí thuê mặt bằng mở xưởng: Cần xác định xưởng rộng bao nhiêu mét vuông với số tiền có thể bỏ ra là như thế nào để tìm vị trí cần thuê xưởng.
  • Chi phí mua máy móc sản xuất: Cần những máy cắt tiên tiến hay là máy thủ công để hạch toán ra số tiền cần phải chuẩn bị.
  • Chi phí chung cho nhà xưởng với những đồ dùng vật tư phục vụ quá trình sản xuất như: đường dây điện, quạt làm mát, kệ để nhôm, tủ để đồ, biển hiệu, đồng phục, đồ bảo hộ lao động…
  • Chi phí nhập vật tư làm nhôm kính để về sản xuất và những phụ kiện nhôm kính đi kèm ban đầu

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất nhôm kính

Nguồn nguyên liệu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm đồng thời quyết định doanh thu của xưởng. Bạn nên chọn những đại lý, công ty phân phối nhôm, kính uy tín, có hợp đồng mua bán đầy đủ, đàm phán rõ ràng giá và phần trăm chiết khấu.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Phát triển năng lực nhân sự

Điều bắt buộc khi mở xưởng làm nhôm kính là phải có đội ngũ thợ lành nghề và tâm huyết. Ngoài thợ cứng đứng máy thi công chính thì phải có những người thợ phụ hỗ trợ, tạo hiệu quả công việc.

Khi việc kinh doanh đi vào hoạt động ổn định, việc đào tạo các thợ học việc là điều cần thiết để đảm bảo không thiếu hụt thợ trong tương lai.

Nhưng quan trọng nhất, người chủ phải là người vừa có tay nghề vừa biết cách quản lý, tư vấn và giám sát mọi hoạt động cả hoạt động kinh doanh, lắp đặt & hoạt động ở nhà xưởng để đảm bảo hiệu quả trên mỗi đồng chi phí đầu tư.

Tìm kiếm khách hàng

Song song với việc mở xưởng, bạn cần đầu tư chi phí, nhân lực cũng như thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng. Một mặt đảm bảo doanh thu duy trì hoạt động, duy trì cơ sở vật chất. Mặt khác ổn định hoạt động và phát triển mở rộng quy mô.

Một số kênh tìm kiếm khách hàng hiện tại cho ngành nhôm kính như

  • Tìm nguồn khách hàng qua các kênh như chào bán truyền thống, các mối quan hệ thân quen giới thiệu, khách vãng lai, marketing quảng cáo
  • Tìm kiếm khách hàng để tạo doanh thu, duy trì bộ máy & các khoản chi phí bắt buộc trong ngắn hạn và mở rộng chiến lược kinh doanh trong dài hạn

Đọc thêm:

Kinh nghiệm mở tiệm giặt là

Kinh nghiệm mở cửa hàng gà rán Hàn Quốc

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sản xuất cửa nhôm
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sản xuất cửa nhôm

Mở xưởng sản xuất nhôm kính theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

– Nếu quy mô xưởng nhôm kính của bạn nhỏ lẻ, không đa dạng mặt hàng, khách hàng chủ yếu phục vụ cho người dân, không ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, ít tập trung cho thương hiệu sản phẩm thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

– Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể bạn có thể liên hệ mua hồ sơ và nộp hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh ( Theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ( theo mẫu) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ( nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng ( Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

Lưu ý: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản nên nếu bạn chưa rõ có thể qua UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở chính để hỏi và mua hồ sơ, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình.

Nếu bạn có dự định phát triển xưởng nhôm kính có quy mô lớn, đa dạng mặt hàng, tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thì nên đăng ký thành lập công ty. Tâm lý chung của khách hàng lớn thường muốn làm việc với các doanh nghiệp hơn là làm việc với cửa hàng nhỏ lẻ.

Mở xưởng sản xuất nhôm kính theo hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị các thông tin sau để đăng ký doanh nghiệp:

Lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên.

Bạn có thể căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Tham khảo:

Các loại hình doanh nghiệp

Đặt tên công ty

Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên nước ngoài, tên viết tắt. Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khác đã có trước đó.

Tên công ty gồm 2 thành tố: Loại hình + Tên riêng

Tham khảo:

Hướng dẫn đặt tên công ty

Vốn điều lệ của công ty

Ngành nghề để mở xưởng sản xuất nhôm kính không thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh bạn không cần phải chứng minh vốn. Khi đăng kinh doanh bạn chỉ đăng ký vốn điều lệ và ghi vào điều lệ công ty mà không cần phải chứng minh vốn.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm

Tham khảo: 

Tăng vốn điều lệ công ty

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cửa nhôm
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cửa nhôm

Ngành nghề đăng ký kinh doanh có thể tham khảo

Mã ngành 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

Mã ngành 1622:Sản xuất đồ gỗ xây dựng. ( Không hoạt động tại trụ sở)

Mã ngành 2220:Sản xuất sản phẩm từ plastic

(không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

Mã ngành 2511:Sản xuất các cấu kiện kim loại. ( Không hoạt động tại trụ sở)

Mã ngành 2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất nhôm kính các loại, các loại cửa cuốn, cửa sắt, cửa inox, cửa kéo (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

Mã ngành 3290:Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất cửa nhựa các loại (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

Đọc thêm:

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Mã ngành 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí -(trừ lắp đặt các thiết bị điện lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước) sử dụng ga lạnh r22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và gia công cơ khí, tái chế phế thải, xị mạ điện tại trụ sở)

Mã ngành 4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Chi tiết: Bán buôn sắt, thép, inox các loại

Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn cửa các loại

Mã ngành 4329: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết: Lắp đặt nhôm kính các loại, các loại cửa cuốn, cửa sắt, cửa inox, cửa kéo, cửa nhựa…

Mã ngành 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

Ngoài các ngành nghề trên bạn có thể đăng ký thêm các ngành nghề mà công ty kinh doanh hoặc dự kiến kinh doanh trong tương lai.

Địa chỉ trụ sở chính của công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2…

Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

Tham khảo:

Thay đổi địa chỉ công ty

Dịch vụ thành lập xưởng sản xuất cửa nhôm
Dịch vụ thành lập xưởng sản xuất cửa nhôm

Hồ sơ mở doanh nghiệp xưởng sản xuất nhôm kính 

Hồ sơ thành lập công ty nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:

Đơn đăng ký kinh doanh

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần)

Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần)

Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Tiến hành khắc dấu và thông báo đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
  • Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty.
  • Tiến hành khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp tại chi cục thuế quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
  • Mua chữ ký số và tiến hành kích hoạt nộp thuế điện tử.
  • Nộp thuế môn bài cho năm nay.
  • Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn + Thông báo phát hành hóa đơn GTGT.

Tham khảo:

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Chi phí mở xưởng sản xuất cửa nhôm

Chi phí mở xưởng sản xuất cửa nhôm
Chi phí mở xưởng sản xuất cửa nhôm

Bài viết Mở xưởng sản xuất cửa nhôm chắc hẳn đã giúp bạn có thêm kiến thức rồi đúng không? Trong quá trình mở xưởng nếu gặp những thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất và kịp thời nhé.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở cửa hàng sửa chữa điện tử 

Kinh nghiệm mở tiệm giặt là

Mở cửa hàng cháo dinh dưỡng

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Cấp giấy phép kinh doanh quán bar

Thủ tục mở cửa hàng bán hạt điều

Mở cửa hàng bán nước ép trái cây

Thành lập hộ kinh doanh yến sào

Mở cửa hàng kinh doanh gas

Thành lập công ty sản xuất bột ngũ cốc

Quy định về góp vốn thành lập công ty

Thành lập công ty chế biến lâm sản

Thành lập công ty sản xuất nước uống

Thành lập công ty chế biến thực phẩm

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục thành lập công ty sản xuất sợi.

Thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép

Thành lập công ty sản xuất hàng dệt may

Cách thành lập công ty kinh doanh cửa nhôm
Cách thành lập công ty kinh doanh cửa nhôm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo