Thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép

Rate this post

Thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép

Sản xuất giày dép là một trong những ngành nghề xuất khẩu mũi nhọn hiện nay của nước ta; đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong bài viết dưới đây Gia Minh sẽ hướng dẫn thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép theo quy định mới nhất hiện nay.

Mở cơ sở sản xuất giày dép có phải đăng ký kinh doanh không
Mở cơ sở sản xuất giày dép có phải đăng ký kinh doanh không

Giày dép là gì?

Giày dép là trang phục mà con người dùng để mang ở chân để bảo vệ và làm êm chân trong khi thực hiện các hoạt động khác nhau. Giày dép cũng được sử dụng như một món đồ trang trí, góp phần tạo nên tính thời trang cho người mặc.

Tùy thuộc vào nền văn hóa, mục đích sử dụng và theo thời gian thì các mẫu giày dép trở nên rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng. Giày truyền thống được làm từ da, gỗ, vải,… nhưng hiện này còn được làm từ cao su, nhựa và các vật liệu hoá dầu khác.

Mã ngành nghề kinh doanh giày dép

MÃ NGÀNHTÊN NGÀNH NGHỀ
15201520 Sản xuất giày, dép
46414641 Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
47824782 Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ
47714771 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
95239523 Sửa chữa giày, dép, hàng da và giả da

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất giày dép

Chuẩn bị tên công ty sản xuất giày dép:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất giày dép dựng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất giày dép:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty sản xuất giày dép không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của công ty sản xuất giày dép

Các ngành nghề liên quan đến sản xuất giày dép được quy định như sau:

  • 1520: Sản xuất giày, dép;
  • 1399: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất dây giày;
  • 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm. Chi tiết: Sản xuất dây giày bằng da.

Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất giày dép có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề sản xuất giày dép thì không có yêu cầu về vốn pháp định.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất giày dép ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Quy trình đăng ký giấy phép mở xưởng giày dép

Mở xưởng giày dép dưới dạng hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ có một hay nhiều cá nhân góp vốn mở ở địa phương, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với hoạt động kinh doanh. Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh có thể được mở ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải chọn 1 nơi là địa điểm chính và phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý thị trường về các địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thực hiện quy trình xin giấy phép mở xưởng giày dép hộ kinh doanh gồm:

Đơn đề nghị mở hộ kinh doanh xưởng : Có đầy đủ thông tin tên, địa điểm hộ kinh doanh, người quản lý, ngành nghề kinh doanh,…

Bản sao (chứng thực) cá nhân đứng ra thành lập hộ kinh doanh

Danh sách các cá nhân cùng đứng tên thành lập hộ kinh doanh xưởng  (nếu có)

Quy trình xin giấy phép kinh doanh mở xưởng giày dép của hộ kinh doanh:

Nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND huyện

Sau 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Liên hệ với cơ quan thuế xin cấp mã số thuế và đăng ký hình thức khai thuế, nộp thuế.

Tham khảo thêm:

Thành lập công ty sản xuất giày dép

Thủ tục mở xưởng sản xuất giày dép 

Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở giày dép như thế nào?

Mở doanh nghiệp kinh doanh giày dép .

Có các loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn như sau:

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công ty sản xuất giày dép:

Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp giày dép.

Điều lệ công ty.

Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân thành lập doanh nghiệp

Danh sách các thành viên đứng ra thành lập doanh nghiệp

Quy trình xin giấy phép kinh doanh cho công ty sản xuất gia công:

Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh

Sau 03 ngày làm việc, phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thực hiện nộp tờ khai môn bài,… cho cơ quan thuế quản lý.

Thực hiện các nghĩa vụ kê khai, báo cáo, nộp thuế theo quy định.

Chi phí thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép

Mở xưởng may gia công tốn bao nhiêu tiền
Mở xưởng may gia công tốn bao nhiêu tiền

Một số lưu ý khi mở công ty sản xuất giày dép?

Khi thành lập công ty sản xuất dày dép thì công ty sẽ phải mở xưởng sản xuất. Việc lựa chọn vị trí của xưởng sản xuất rất quan trọng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn hoặc gặp bất kỳ khó khăn gì thì công ty sản xuất giày dép phải lựa chọn khu vực rộng rãi, phù hợp với công suất dự kiến và mở rộng khi có thể, cách xa khu dân cư và phải đặt ở nơi có nguồn lao động dồi dào.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giày dép là những vấn đề về môi trường do ngành này mang lại. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong sản xuất giày là các hơi dung môi hữu cơ như: toluene, xylene, axeton, butylaxetat, xăng công nghiệp, các khí lò hơi, các hợp chất hữu cơ chứa clo. Ngoài ra còn có bụi hữu cơ, vô cơ, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rắn. Tuy nhiên không phải tất cả các cơ sở sản xuất giày dép đều phải thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

Căn cứ vào Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án sản xuất và gia công giày dép có công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường; có công suất từ 100.000 đôi/năm đến dưới 1.000.000 đôi/năm phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường và nếu công suất dưới 100.000 sản phẩm/năm thì không cần thực hiện các thủ tục trên (trừ những đối tượng phát sinh lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn theo quy định tại điều 18 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP).

Như vậy căn cứ vào công suất của cơ sản sản xuất giày mà Quý khách hàng sẽ biết công ty mình có cần thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường hay không.

Những khó khăn khi kinh doanh giày dép

Không có mô hình kinh doanh nào suôn sẻ. Lĩnh vực nào cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh buộc bạn phải tìm ra những giải pháp mới nhất, khác với đối thủ để có thể thành công.

Những khó khăn khi kinh doanh giày dép bạn sẽ gặp phải như:

  • Cạnh tranh trên thị trường giữa các thương hiệu giày dép lớn. 
  • Xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng về giày dép thay đổi liên tục: màu sắc, kiểu dáng, chất lượng.
  • Nguồn hàng thiếu đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người mua, mối sỉ, đơn hàng số lượng lớn
  • Nhập hàng ít thì giá giày dép thường cao, khó cạnh tranh với các đối thủ, phí vận chuyển hàng, bao bì đóng gói
  • Tiếp thị đa kênh để thu hút khách hàng và chăm sóc khách hàng
  • Chi phí quản lý hàng tồn kho, những mặt hàng “trend” thường bị tồn sau khi hết “hot”, khó thanh lý, nắm bắt thị hiếu của nhiều người để đồng hành cùng khách hàng.

Ngoài ra, khi kinh doanh giày dép, khó khăn còn đến từ nguồn vốn. Do đó, thông thường, chủ kinh doanh sẽ lựa chọn hình thức vay vốn kinh doanh để xoay sở nguồn vốn khi mở cửa hàng.

Các câu hỏi thường gặp về kinh doanh giày dép

Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

  • Khắc con dấu cho công ty;
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành Sản xuất trang phục mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

Mở cơ sở sản xuất các sản phẩm da, giày dép quy mô nhỏ tại nhà có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 1Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CPvề hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng kí kinh doanh như sau:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác…

Như vậy, thành lập một cơ sở sản xuất giày dép nhỏ tại nhà thì  không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký  kinh doanh như trên. Vì vậy cá nhân khi kinh doanh ngành nghề này đều phải tiến hành các thủ tục đăng ký  kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thành lập công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để có thể đăng ký thành lập công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép thì bạn chỉ cần đáp ứng hồ sơ về đăng ký kinh doanh hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp mọi thắc mắc thủ tục mở xưởng kinh doanh giày dép; với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu quý vị khách hàng có bất cứ thắc mắc nào. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở xưởng sản xuất hàng may mặc

Thủ tục thành lập công ty đóng tàu

Thành lập công ty sản xuất con dấu

Thành lập công ty sản xuất cơ khí

Thành lập công ty cơ khí chế tạo máy

Các bước thành lập công ty sản xuất cà phê

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Thành lập công ty may mặc – kinh nghiệm thành công

Thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hướng dẫn xin giấy phép mở xưởng may gia công đơn giản
Hướng dẫn xin giấy phép mở xưởng may gia công đơn giản

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo