Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

Rate this post

Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

Hiện nay, cửa hàng kinh doanh bánh ngọt có rất nhiều nhưng để có thể để lại ấn tượng với người tiêu dùng ngoài hương vị thơm ngon thì còn phải có một thương hiệu bánh ngọt riêng cho mình để giúp phân biệt rõ ràng sản phẩm và để khách hàng dễ nhớ và dễ tìm kiếm cho lần mua tiếp theo. Vậy để Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt sẽ có trình tự, thủ tục như thế nào hãy theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn nhé!

Cơ sở pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi năm 2009.

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung theo các Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, 18/2011/TT-BKHCN, 05/2013/TT-BKHCN và 16/2016/TT-BKHCN.

Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.

Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt
Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt là gì?

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu là dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.Tại Việt Nam, thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, để xây dựng và bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, chúng ta có thể đăng ký bảo hộ cho các yếu tố thuộc về thương hiệu như thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả,… Trong các dấu hiệu này, thương hiệu là yếu tố cơ bản nhất mà cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào cũng có.

Theo đó, việc đăng ký thương hiệu thường được thực hiện hay hiểu là đăng ký thương hiệu (mặc dù bản chất thương hiệu và thương hiệu là những khái niệm không đồng nhất).

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt được hiểu là thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt, là thủ tục pháp lý được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu đối với sản phẩm bánh ngọt.

Theo đó, việc thực hiện thủ tục này cần tuân theo các quy định về đăng ký thương hiệu của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Tại sao phải đăng ký thương hiệu cho cửa hàng bánh ngọt?

Chủ cửa hàng bánh ngọt nên đăng ký thương hiệu cho cửa hàng của mình vì những lý do sau đây:

Được pháp luật bảo hộ một cách trọn vẹn: Khi bạn bảo hộ thương hiệu, các đối thủ của bạn không thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để gây nhầm lẫn thương hiệu. Hoặc muốn thu lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn. Bạn có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của bạn.

Theo đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sao chép, đạo nhái hoặc bất kỳ hành vi nào gây ra các trường hợp tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu của bạn đều bị xử lý. Pháp luật có những quy định và chế tài đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Đồng thời bạn có thể yêu cầu những chủ thể xâm phạm nêu trên bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.

Phân biệt, giúp nhận diện tốt giữa các thương hiệu khác nhau: Việc thực hiện thủ tục Đăng ký Bảo hộ thương hiệu sẽ giúp tăng khả năng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ khác. Sau quá trình thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cục SHTT sẽ  ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ sau khi xem xét hợp lệ. Các doanh nghiệp đối thủ của bạn sẽ không được quyền bảo hộ thương hiệu, giả mạo thương hiệu của bạn nữa. Bởi vì Cục sở hữu sẽ từ chối chấp nhận đơn đăng ký thương hiệu, nhãn thương hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nên sự nhầm lẫn.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu đẩy mạnh quảng bá thương hiệu: Sau khi được bảo hộ thương hiệu, công ty có thể quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ dễ dàng đi vào “bộ nhận diện dễ dàng” khách hàng mà không cần nhắc đến tên công ty. Do đó, bạn không cần lo lắng thương hiệu của mình liệu có bị trùng và bị kiện không.

Đảm bảo phát triển và bảo vệ thương hiệu: Đối với các chủ cửa hàng có khát vọng kinh doanh lớn và xây dựng mạng lưới cửa hàng phát triển, việc bảo vệ thương hiệu là vô cùng quan trọng. Khi cửa hàng mở rộng và trở nên nổi tiếng, nó trở thành mục tiêu của việc sao chép, làm giả, và điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng.

Xác nhận quyền sở hữu và chứng minh quyền: Việc đăng ký thương hiệu là cách xác nhận quyền sở hữu đối với thương hiệu và là căn cứ để chứng minh quyền của chủ cửa hàng khi có những vi phạm xảy ra.

Tạo niềm tin với khách hàng: Thương hiệu được bảo hộ giúp cửa hàng xây dựng lòng tin ban đầu với khách hàng. Người tiêu dùng thường tin tưởng và lựa chọn sản phẩm từ các cửa hàng có uy tín, được nhiều người tin dùng.

Điều kiện phát triển và mở rộng: Hiện nay, tuy số lượng doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra thế giới và có một vị trí vững chắc nhưng vẫn còn hạn chế, nhưng chủ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vẫn có những khát vọng phát triển. Đăng ký bảo hộ cho thương hiệu là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển này.

Hỗ trợ quản lý và phát hiện vi phạm: Bảo hộ thương hiệu cũng giúp cơ quan quản lý thị trường dễ dàng quản lý và phát hiện các hành vi vi phạm, từ đó có thể nhanh chóng áp dụng biện pháp xử lý phù hợp để bảo vệ uy tín của các thương hiệu đã được bảo hộ.

Với những lý do trên, mặc dù thủ tục đăng ký thương hiệu cho cửa hàng bánh ngọt không bắt buộc, nhưng các chủ cửa hàng có mong muốn phát triển bền vững và mở rộng thị trường nên xem xét thực hiện thủ tục này.

Lợi ích khi đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu bánh ngọt như TOUS les JOURS Vietnam, Anh Hòa Bakery, Paris Gâteaux, Nguyễn Sơn Bakery, Poeme Bakery, Paris Baguette Việt Nam, Fresh Garden, Thu Hương Bakery, BreadTalk,… có được cho mình chỗ đứng trên thị trường. Ngoài việc củng cố chất lượng, đổi mới để bắt kịp xu thế thị trường thì việc xây dựng thương hiệu, bắt đầu từ đăng ký thương hiệu được các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh chú trọng, thực hiện từ sớm. Bởi họ hiểu chỉ khi đăng ký thương hiệu, họ mới được cấp văn bằng bảo hộ, có các quyền đối với thương hiệu – những lợi ích như:

Chủ sở hữu thương hiệu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với thương hiệu đã đăng ký đều có thể xác định là hành vi xâm phạm quyền với đối thương hiệu

Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ khi thương hiệu có dấu hiệu bị xâm phạm như có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm khi phát hiện có bên khác vi phạm hoặc được chính cơ quan chức năng thông báo hành vi xâm phạm của bên khác

Chủ sở hữu có tiền đề để phát triển thương hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất.

Khi thương hiệu đã trở lên nổi tiếng hoặc sử dụng rộng rãi, chủ sở hữu có thể cho phép bên thứ 3 sử dụng và thu phí sử dụng….

Ai có quyền đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt?

Như đã chia sẻ trên đây, đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt được hiểu là đăng ký thương hiệu sản phẩm bánh ngọt. Theo đó, chủ thể có quyền đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt là chủ thể có quyền đăng ký thương hiệu theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng thương hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một thương hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng thương hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng thương hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Đối với thương hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu thương hiệu đăng ký thương hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký thương hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu thương hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt?

Khi đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, tùy vào nhu cầu về phạm vi bảo hộ thương hiệu, Quý vị có thể làm rõ về nhóm đăng ký, mở rộng nhóm đăng ký phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về các nhóm đăng ký khi chủ sở hữu muốn độc quyền cho thương hiệu kinh doanh bánh ngọt:

Nhóm 16: Vật liệu gói có các bọt khí, làm bằng chất dẻo [dùng để bọc hoặc đóng gói]; hộp bằng giấy hoặc bìa cứng; khăn ăn bằng giấy; tấm lót đĩa bằng giấy; vỏ bọc chai bằng giấy hoặc bìa cứng.

Nhóm 21: Khuôn bánh ngọt; trục cán bột [dùng trong gia đình]; thùng đựng đá lạnh; dụng cụ bào (thực phẩm) dùng cho nhà bếp; khuôn bánh quế, không dùng điện; túi đựng đồ trang trí dùng cho người làm bánh kẹo.

Nhóm 30: Bánh ngọt; hương liệu, trừ tinh dầu, cho bánh ngọt; lớp phủ bánh ngọt; socola trang trí cho bánh ngọt; bánh ngọt socola; bột để làm bánh ngọt.

Nhóm 35: Tư vấn vận hành cơ sở kinh doanh theo nhượng quyền thương mại; tư vấn kinh doanh liên quan đến nhượng quyền thương mại; dịch vụ nhượng quyền thương mại cụ thể là hoạt động quản lý kinh doanh liên quan đến nhượng quyền thương mại; mua bán, xuất nhập khẩu, cung cấp trên sàn thương mại điện tử: trà, đồ uống trên cơ sở trà, cà phê, cà phê đã rang xay, cà phê chưa rang, đồ uống trên cơ sở cà phê, cacao, đồ uống trên cơ sở cacao, bánh ngọt, bánh mặn, bánh mì, bánh sandwich, bánh hamburger.

Nhóm 41: Dịch vụ chuyển giao bí quyết [dịch vụ đào tạo].

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt gồm những gì?

Để đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, Quý vị chuẩn bị hồ sơ hay đơn đăng ký thương hiệu bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

02 Tờ khai đăng ký thương hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

05 Mẫu thương hiệu kèm theo (mẫu thương hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu thương hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc;

Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký thương hiệu là thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu:

Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Chúng tôi chia sẻ về thủ tục đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt đơn giản theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định thương hiệu sử dụng để đăng ký

Để xác định thương hiệu đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, Quý vị lưu ý điều kiện bảo hộ đối với thương hiệu như sau:

– Thương hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

– Thương hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu thương hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, để đảm bảo hiệu quả đăng ký, việc xác định thương hiệu cần dựa trên hoạt động thiết kế mẫu thương hiệu và tra cứu để đánh giá khả năng trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn của thương hiệu. Việc tra cứu đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm, nếu Quý vị cần được hỗ trợ có thể liên hệ chúng tôi nhé.

Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu gồm các thành phần chúng tôi đã nêu trên đây, tuy nhiên, cần lưu ý các yêu cầu:

Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với thương hiệu nêu trong đơn;

Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu

Quý vị có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp, qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, Quý vị có thể nộp đơn trực tuyến nếu có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu

Quá trình xử lý đơn của Cục Sở hữu trí tuệ thực tế kéo dài khoảng 2 năm, trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung. Trong khoảng thời gian này, Cục có thể có các thông báo, yêu cầu đòi hỏi có sự phản hồi kịp thời, thích hợp. Do đó,Quý vị nên theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng và nhận văn bằng (nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ)

Nếu thương hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Thủ tục đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt nói riêng là thủ tục đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm. Không ít trường hợp tự mình thực hiện thủ tục khi chưa nắm vững quy định pháp luật có liên quan phải bỏ dở thủ tục này, không nhận lại được các khoản phí, lệ phí đã nộp. Do đó, nếu Quý vị muốn đơn giản hóa thủ tục đăng ký thương hiệu, thay vì tự mình tìm hiểu quy định pháp luật, thực hiện các bước trong quy trình đăng ký, có thể sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của đơn vị uy tín.

Gia Minh là địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi là đại diện sở hữu công nghiệp nên có đủ tư cách và năng lực đại diện Khách hàng thực hiện các thủ tục có liên quan khi đăng ký thương hiệu với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được phản hồi tích cực từ các Khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi đến với dịch vụ đăng ký thương hiệu của Gia Minh, Quý vị sẽ được hỗ trợ từ A-Z với các nội dung:

Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, đăng ký thương hiệu;

Thiết kế thương hiệu (nếu chưa có mẫu thương hiệu);

Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu và xác định phương án đăng ký thương hiệu;

Soạn đơn đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

Tư vấn thực hiện quyền, bảo vệ quyền đối với thương hiệu sau khi đăng ký.

Tiết kiệm thời gian: Chúng tôi đặt sự tiết kiệm thời gian của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký một cách chính xác và đảm bảo quá trình thực hiện các thủ tục liên quan diễn ra thuận lợi, giúp bạn tiết kiệm thời gian so với việc tự làm.

Bảo mật thông tin: Chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng. Dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ và không bị rò rỉ ra ngoài.

Chất lượng dịch vụ: Chúng tôi được đánh giá cao về uy tín, chuyên nghiệp và hiệu quả. Với đội ngũ chuyên viên tận tâm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn gói dịch vụ tốt nhất.

Chi phí phù hợp: Chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ đăng ký thương hiệu với mức phí phù hợp. Chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ pháp lý cho mọi người và đã tạo ra nhiều gói dịch vụ khác nhau để bạn có thể lựa chọn theo khả năng tài chính của mình.

Đăng ký nhãn hiệu bông tẩy trang nhanh chóng
Đăng ký nhãn hiệu bông tẩy trang nhanh chóng

Khi đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt thường gặp vướng mắc gì ?

Câu 1: Tôi muốn đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt do Hộ kinh doanh sản xuất, vậy tôi có cần thành lập công ty không?

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, chủ thể được quyền đứng tên trên đơn đăng ký thương hiệu là cá nhân và tổ chức. Do đó, khách hàng không cần thành lập doanh nghiệp, với tư cách cá nhân hoặc hộ kinh doanh thì vẫn có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu cho bánh kẹo.

Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng giao dịch liên quan đến sản phẩm bánh ngọt này thì khách hàng nên thành lập doanh nghiệp.

Câu 2: Công ty tôi đã nộp đơn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt, tôi đã nhận được thông báo hợp lệ về mặt hình thức. Nhưng nay tôi muốn bổ sung thêm nhóm sản phẩm được bảo hộ. Vậy tôi có thực hiện được không?

Để xem có bổ sung thêm nhóm được không thì cần xét hai yếu tố

Thứ nhất: Thương hiệu đã được bảo hộ hay chưa. Nếu thương hiệu đã được bảo hộ thì khách hàng không thể bổ sung hay sửa đổi đơn mà chỉ có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu mới cho nhóm sản phẩm mới. Còn nếu  hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì khách hàng có thể được bổ sung đơn và phải xét đến yếu tố thứ hai

Thứ hai: Phải xem việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn. Nếu đáp ứng điều kiện này, khách hàng có thể bổ sung thêm nhóm sản phẩm trong đơn đăng ký thương hiệu.

Câu 3: Tôi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu và đơn đã được chấp thuận về mặt hình thức, nhưng nay tôi muốn chuyển giao cho người khác tiếp tục đứng trên đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu đó có được không?

Khi thương hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu mới phát sinh quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng thương hiệu đó cho người khác. Việc chấp nhận đơn về mặt hình thức là việc thương hiệu chưa được bảo hộ nên chủ đơn chưa phát sinh quyền đối với thương hiệu. Do đó, nếu muốn chuyển giao cho người khác tiếp tục đứng trên đơn đăng ký  hiệu thì khách hàng có thể rút đơn đăng ký thương hiệu và để cá nhân khác nộp đơn đăng ký thương hiệu mới.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm in trên nhãn hàng hóa

Quy định về ghi nhãn sản phẩm

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

Đăng ký thương hiệu cho xe đạp

Đăng ký thương hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm để tẩy trắng

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ giặt là

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu logo tại Vũng Tàu

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo