Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 

Rate this post

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của cơ sỏ. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ hoặc hình ảnh. Để đảm bảo bản quyền cho sản phẩm của mình, và tránh những rắc rối liên quan đến vấn đề này, thì bạn cần phải thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Vậy quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?. Đọc hết bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé. 

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu  

Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần. Mỗi lần là 10 năm.   

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác, có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được xem như một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam:

Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài có thường trú/ không thường trú tại Việt Nam, có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Vn hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.

Đọc thêm: Bảo hộ bản quyền kịch bản chương trình 

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu 

Các loại bảo hộ nhãn hiệu
Các loại bảo hộ nhãn hiệu

Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam bao gồm: nhãn hiệu dạng chữ, nhãn hiệu hình thức, nhãn hiệu hình thức và chữ viết cùng nhau, nhãn hiệu 3D, nhãn hiệu mùi hương, nhãn hiệu âm thanh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quy định của pháp luật liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất.

Việc đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và ngăn chặn việc sao chép sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị các đối tác cạnh tranh sao chép sản phẩm và sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp để bán hàng giả.

Các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối đăng ký  

Khi thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng thì sẽ có những trường hợp bị từ chối đăng ký. Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu. 

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác : 

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký; hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn; hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi. 

Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác; gồm tên thương mại. Chỉ dẫn địa lý. Kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả. 

Trùng với tên riêng. Biểu tượng. Hình ảnh của quốc gia, địa phương, doanh nhân; tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền). 

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm; dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên.

Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích trước khi nộp đơn đăng ký; doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. 

Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây: 

Đọc thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm dầu gội 

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác, có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được xem như một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam:

Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

Thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thường trú/ không thường trú tại Việt Nam, có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Vn hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.

Hồ sơ đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu

Cách tra cứu thông tin về các nhãn hiệu 

Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng; 

Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ); 

Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet. 

Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ; với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính. 

Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ điều tra nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường Việt Nam; của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương tại 46 Ngô Quyền. Hà Nội. 

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây: 

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai); làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành. 

Quy chế sử dụng nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể. 

Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn). 

Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế. Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…). 

Giấy uỷ quyền (nếu cần) 

Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm; nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế. Gồm một (1) bản. 

Tài liệu xác nhận về xuất xứ. Giải thưởng, huy chương; nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó. 

Chứng từ nộp phí nộp đơn. 

Bản gốc Giấy uỷ quyền; 

Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm; nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế; kể cả bản dịch ra tiếng Việt. 

Đọc thêm: Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế 

Phần nhãn hiệu  

– Phần mô tả nhãn hiệu phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu; trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt. 

– Nếu các chữ. Từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu; thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ. Từ ngữ đó. 

– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập. 

– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm; thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm. 

– Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9). 

– Mẫu nhãn hiệu được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm. 

– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc. Thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. 

– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng. 

Đọc thêm: Đăng ký sáng chế là gì? Tại sao phải đăng ký sáng chế ? 

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu 

Cục Sở hữu trí tuệ

Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi.Thanh Xuân. Hà Nội 

Điều kiện đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu
Điều kiện đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu

Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu 

Thẩm định hình thức 

Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng. Hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ. Số đơn hợp lệ.

Ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn. 

Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung. Các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp. 

Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ. 

Công bố đơn 

Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo. 

Đọc thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thẩm định nội dung 

Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ; và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu  là 06 tháng tính từ ngày công bố. 

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu 

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đến bước này, thì bạn đã thực hiện xong, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung. Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ . 

Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn. Đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu thì đơn coi như bị rút bỏ. 

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ 

Người có quyền khiếu nại 

Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Từ chối cấp Văn bằng bảo hộ; 

Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định. 

Đọc thêm: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Thủ tục khiếu nại 

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản. Trong đó phải nêu rõ họ,tên và địa chỉ của người khiếu nại. Số. Ngày ký. Nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại. Số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan. Tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn. Nội dung. Lý lẽ. Dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại. Đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan; 

Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định. 

Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét. 

Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại. Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại. 

Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ. Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. 

Quy trình cấp giấy đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu
Quy trình cấp giấy đăng ký các loại bảo hộ nhãn hiệu

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của bạn có nhiều lợi ích như:

  1. Sản phẩm của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ.
  2. Sản phẩm của bạn sẽ được quảng bá.
  3. Sản phẩm của bạn sẽ tránh được nhầm lẫn với các sản phẩm khác.
  4. Đăng ký nhãn hiệu giúp kích thích sự phát triển của doanh nghiệp.

Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, cơ chế tự động chỉ được áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu

Cơ chế bảo vệ nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu bao gồm: biện pháp tự vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới

Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững

Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường và dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Các chiến lược phát triển thương hiệu bền vững bao gồm tích lũy và nâng cao thành tích, không ngừng quảng bá, trở thành chuyên gia và tích cực quảng bá trên các kênh trực tuyến, tạo nhiều mối quan hệ

Tham gia kinh doanh thương mại điện tử

Sau khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu.

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp là giúp sản phẩm được pháp luật bảo vệ và khẳng định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với sản phẩm. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là một thủ tục quan trọng để bảo vệ cho hàng hoá của mình. Nếu vẫn còn đăng băn khăn về quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như thế nào? Quý khách hàng có thể liên hệ cho Gia Minh theo hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN    

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội và TPHCM 

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại TPHCM 

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? 

đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng 

Đăng ký nhãn hiệu tại TPHCM  

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm dầu gội 

Đăng ký thương hiệu độc quyền 

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại TPHCM 

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 

Công bố sản phẩm là gì ? Hướng dẫn đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm 

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

 

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo