Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Rate this post

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Dịch vụ ăn uống là ngành nghề rất được thu hút; không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. Do đó là ngành nghề bị cạnh tranh rất gay gắt; về thương hiệu trong nước cũng như trên thế giới. Do đó việc Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của doanh nghiệp; gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động  kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình

Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất

Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ cho dịch vụ mà mình cung cấp.

Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng đó,

Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó

Khái niệm thương hiệu quán ăn nhà hàng

Kinh doanh quán ăn nhà hàng là ngành dịch vụ ăn uống. Hay còn được gọi với cái tên viết tắt: dịch vụ F&B (Food and Beverage Service). Những năm gần đây, dịch vụ F&B được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng và trên đà phát triển tại Việt Nam. Theo xu hướng đó, những thương hiệu trong ngành dịch vụ trên cũng xuất hiện và thêm mới liên tục trên thị trường. Vậy thương hiệu quán ăn nhà hàng là gì và cần hiểu như thế nào theo khía cạnh pháp lý.

Quy định của pháp luật liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu nhà hàng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dịch vụ do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Việc đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và ngăn chặn việc sao chép sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị các đối tác cạnh tranh sao chép sản phẩm và sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp để bán hàng giả.

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Tại sao phải Đăng ký thương hiệu tên nhà hàng?

Tên nhà hàng là yếu tố giúp khách hàng phân biệt được đâu là nhà hàng của chủ sở hữu A, đâu là nhà hàng của chủ sở hữu B cho cùng dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống.

Ví dụ: Khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được tên gọi dịch vụ ăn nhanh KFC và LOTTERIA

Việc đăng ký thương hiệu tên nhà hàng sẽ giúp khách hàng được độc quyền sử dụng tên gọi nhà hàng cho nhóm kinh doanh ăn uống, có thể xử lý hành vi xâm phạm nếu phát hiện bên khác sử dụng tên nhà hàng mình đã đăng ký cho nhóm dịch vụ ăn uống.

 

ĐỌC THÊM:

Bảo hộ bản quyền kịch bản chương trình 

Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thương hiệu nhà hàng mới nhất 

Bước 1: Tiếp nhận đơn tại Cục SHTT

Sau khi đã xác định được nhãn hiệu sẽ dùng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cá nhân hoặc doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: 02 tờ khai 04-NH; 08 mẫu nhãn; Các tài liệu liên quan đã được liệt kê phía trên; Chứng từ nộp lệ phí.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai chi nhánh của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Việc tuân thủ các yêu cầu về hình thức của hồ sơ sẽ được kiểm tra, từ đó xác định hồ sơ có hợp lệ hay không (Quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ/từ chối chấp nhận hồ sơ).

Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận hồ sơ;

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ các lý do và thiếu sót khiến hồ sơ có thể bị từ chối, và đặt ra thời hạn 2 tháng để người nộp hồ sơ có thể phản hồi hoặc sửa chữa. Nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa không đạt yêu cầu, không phản đối hoặc phản đối không hợp lý, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận hồ sơ.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ, hồ sơ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng được nêu trong hồ sơ dựa trên các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.​

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng trong hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận bảo hộ;

Nếu đối tượng trong hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp hồ sơ đã nộp đủ phí, lệ phí đúng hạn, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận bảo hộ, đăng ký vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời hạn cấp văn bằng: 2 – 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Thời gian để bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền trọn gói tại Luật Trí Nam

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được Luật Trí Nam triển khai uy tín là phương thức đảm bảo đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công cho khách hàng khi được yêu cầu. Báo giá đăng ký nhãn hiệu cũng được chúng tôi xây dựng theo số sản phẩm, dịch vụ Quý vị muốn đăng ký độc quyền, cụ thể:

Phí trọn gói đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm đầu tiên là 2.400.000đ

Phí trọn gói đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm tiếp theo là 1.600.000đ

Phí trọn gói được hiểu là khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào nữa, và sẽ không có phí phát sinh do nguyên nhân A hay nguyên nhân B gì cả. Mức phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói trên so với mức lệ phí nhà nước phải nộp, đồng thời đảm bảo uy tín trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là mức giá rất cạnh tranh hiện nay.

Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu nhà hàng

Lý do cần phải đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng
Lý do cần phải đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về; hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chi nhánh đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi lên Cục sở hữu trí tuệ.

Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày công bố đơn

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Từ đó đánh giá khả năng văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ điều kiện; thì Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nộp đơn Đăng ký thương hiệu nhà hàng ở đâu?

Để có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng, khách hàng sẽ nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, đây là cơ quan duy nhất tại Việt Nam tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nhà hàng cho chủ sở hữu.

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng phụ thuộc vào phạm vi bảo hộ và số lớp đăng ký. Theo quy định hiện hành, một đơn vị chỉ được đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu duy nhất, và mỗi lớp đăng ký tương ứng với một phạm vi bảo hộ khác nhau.

Tổng chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thường bao gồm các khoản chi phí sau:

  • Phí đăng ký nhãn hiệu: 1.500.000 đồng cho một lớp đăng ký, và tối đa là 30 triệu đồng cho 10 lớp đăng ký.
  • Phí sử dụng dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của cơ quan sở hữu trí tuệ Việt Nam: khoảng 1.200.000 đồng/năm.
  • Phí sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý nếu cần.
  • Ngoài ra, nếu chủ sở hữu muốn gia hạn thời gian bảo hộ nhãn hiệu, cũng sẽ phải trả thêm chi phí gia hạn.

Tuy nhiên, các khoản chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng tại Việt Nam, chủ sở hữu cần tìm hiểu thông tin chi tiết tại cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc tìm kiếm các dịch vụ tư vấn pháp lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng thường là 10 năm kể từ ngày đăng ký. Sau khi thời gian bảo hộ kết thúc, chủ sở hữu có thể gia hạn thêm thời gian bảo hộ nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền sở hữu và ngăn chặn việc sao chép trái phép, chủ sở hữu cần đăng ký và sử dụng nhãn hiệu của mình một cách có liên tục và có tính chất thực tế. Nếu không sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian nhất định, nhãn hiệu có thể bị thu hồi hoặc mất quyền bảo hộ. Do đó, việc duy trì việc sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu là rất quan trọng đối với chủ sở hữu.

Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng
Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu nhà hàng

Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, cơ chế tự động chỉ được áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu

Cơ chế bảo vệ nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu bao gồm: biện pháp tự vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới

Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững

Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường và dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Các chiến lược phát triển thương hiệu bền vững bao gồm tích lũy và nâng cao thành tích, không ngừng quảng bá, trở thành chuyên gia và tích cực quảng bá trên các kênh trực tuyến, tạo nhiều mối quan hệ

Tham gia kinh doanh thương mại điện tử

Sau khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu.

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp là giúp sản phẩm được pháp luật bảo vệ và khẳng định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với sản phẩm. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho nhà hàng
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho nhà hàng

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhà hàng

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu bạn muốn sử dụng một tên thương mại khác với tên của doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải cung cấp cho cơ quan chức năng một bản sao của giấy chứng nhận đăng ký tên thương mại mới.

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên miền

Sự đồng nhất giữa tên miền và tên thương mại của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu bạn muốn sử dụng một tên miền khác với tên của doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải cung cấp cho cơ quan chức năng một bản sao của giấy chứng nhận đăng ký tên miền mới.

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và bản quyền tác giả

Sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và bản quyền tác giả là rất quan trọng. Nếu bạn muốn sử dụng một tên thương mại hoặc logo khác với tên hoặc logo của công ty khác, bạn cần phải kiểm tra xem tên hoặc logo của bạn có vi phạm bản quyền hay không.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng tại Gia Minh

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng tại Gia Minh, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
  • Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho Quý khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho Quý khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng do Gia Minh trình bày có thể đã phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ hơn quy định của nhà nước rồi phải không chúc các bạn thành công.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký LOGO công ty

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Đăng ký sáng chế là gì ? Tại sao phải đăng ký sáng chế ?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu lolo độc quyền tại TPHCM

Thủ tục Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam

Công bố sản phẩm là gì ? Hướng dẫn đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm

Dịch vụ hoàn thành nhãn hiệu cho nhà hàng
Dịch vụ hoàn thành nhãn hiệu cho nhà hàng

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853388126

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo