QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM

Rate this post

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM

Thông tin sản phẩm là yêu cầu bắt buộc khi doanh nghiệp muốn công bố sản phẩm. Vậy quy định về ghi nhãn sản phẩm như thế nào là hợp lệ. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định nhé.

Cơ sở pháp lý về quy định nhãn sản phẩm

Luật an toàn thực phẩm 2010

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nhãn sản phẩm là gì
Nhãn sản phẩm là gì

Nhãn sản phẩm là gì?

– Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

– Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

– Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:

+ Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

+ Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;

Đọc thêm: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng năm 2022

Các nội dung bắt buộc của hàng hóa

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

– Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.

– Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước; ngoài việc ghi nhãn bằng Tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung Tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện; hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt ;thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Đọc thêm: Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào

Nội dung bắt buộc ghi nhãn thực phẩm

Lương thực:

·         Định lượng;

·         Ngày sản xuất;

·         Hạn sử dụng;

·         Thông tin cảnh báo (nếu có)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe / Thực phẩm chức năng

·         Định lượng;

·         Ngày sản xuất;

·         Hạn sử dụng;

·         Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;

·         Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

·         Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

·         Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm chức năng”;

·         Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Thực phẩm:

·         Định lượng;

·         Ngày sản xuất;

·         Hạn sử dụng

·         Thành phần hoặc thành phần định lượng;

·         Thông tin, cảnh báo;

·         Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Rượu:

·         Định lượng;

·         Hàm lượng etanol;

·         Hạn sử dụng (nếu có);

·         Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

·         Thông tin cảnh báo (nếu có);

·         Mã nhận diện lô (nếu có).

Tên thực phẩm:

– Phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chứ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Mức phạt khi vi phạm về nhãn hàng hóa
Mức phạt khi vi phạm về nhãn hàng hóa

Ghi thành phần, thành phần định lượng

– Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra thực phẩm ;và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi

– Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn thực phẩm để gây sự chú ý đối với thực phẩm; thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

– Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đén thấp về khối lượng.

– Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa; bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan; và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

– Đối với thực phẩm thủy sản nếu bổ sung nguyên liệu khác; phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng:

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Ngày sản xuất, hạn sử dụng thực phẩm ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

Đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm . Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước sản xuất ghi ở trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.

Mức phạt khi vi phạm về nhãn hàng hóa

Tùy theo từng hành vi và giá trị hàng hóa mức phạt có thể từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi sản phẩm; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn hàng hóa vi phạm.

Quy định về ghi nhãn sản phẩm do Gia Minh trình bày bên trên; hy vọng rằng đem đến một số kiến thức hữu ích cho các bạn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn công bố thực phẩm chức năng

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

Dịch vụ làm hồ sơ tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước

Bảng giá dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm
Tự công bố bánh quy cần lưu ý điều gì

Thủ tục Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam

Gia hạn giấy công bố sản phẩm thực phẩm

Thủ tục mở công ty thiết nội thất

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng

Thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài

Đăng ký nhãn hiệu cho sơn tường

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

Đăng ký nhãn hiệu cho siêu thị nội thất

Thành lập công ty công nghệ thông tin

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất đậu phộng

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Quy định về ngày sản xuất và hạn sử dụng trên sản phẩm
Quy định về ngày sản xuất và hạn sử dụng trên sản phẩm

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo