Mất căn cước công dân làm lại như thế nào?

Rate this post

Mất căn cước công dân làm lại như thế nào? là điều thắc mắc của rất nhiều cá nhân; vô tình làm mất căn cước. Vậy hồ sơ làm mất căn cước gắn chip gồm những giấy tờ gì? quy trình thủ tục cấp lại như thế nào? lệ phí nộp hồ sơ bao nhiêu? Làm căn cước công dân ở đâu…vv. Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi làm căn cước công dân hiện nay. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn mọi quy trình và thủ tục.

Mất căn cước công dân làm lại như thế nào?
Mất căn cước công dân làm lại như thế nào?

Căn cước công dân có chức năng gì?

Thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử với độ bảo mật cao. Chỉ có chủ thẻ cá nhân công dân đó sử dụng được và dung lượng lưu trữ lớn sẽ giúp bạn tích hợp được nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng sinh trắc học, chữ ký số, ứng dụng mật khẩu một lần. Có thể kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Ngoài ra, theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao. Cho nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo.

Tích hợp nhiều thông tin

Ngoài ra, chíp được gắn trên thẻ CCCD lưu trữ thông tin của công dân trên thẻ CCCD gồm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe, các loại giấy tờ có giá trị. Giúp phòng tránh được việc giấy tờ bị giả mạo. Đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, đơn giản, tiện lợi hơn mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ nhằm nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Tích hợp nhiều ứng dụng

Với chip điện tử gắn trên thẻ CCCD cho phép tích hợp nhiều ứng dụng. Mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng. Giúp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh cũng “quét” được các thông tin giấy tờ, họ tên của người được cấp một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.

Mất căn cước công dân làm lại như thế nào
Mất căn cước công dân làm lại như thế nào

Mất thẻ căn cước công dân gắn chip có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip cũng không có nguy cơ bị lộ thông tin. Bởi vì chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin từ chip. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất CCCD gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.

Khác với chip, mã QR lại dễ dàng có thể quét được. Chỉ cần dùng Ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần “bảo mật” như trên chip.

Mất thẻ căn cước công dân gắn chip có tìm được không?

Cũng cần khẳng định chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Do đó, khi làm mất căn cước công dân gắn chíp, không thể định vị để tìm lại.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Căn cứ pháp lý cấp lại CCCD

– Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật căn cước công dân.

Thông tư 60/2021/TT-BCA về việc quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

– Thông tư 170/2015/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

– Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu Thẻ căn cước công dân.

– Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Đối tượng được cấp lại thẻ căn cước công dân

Để xác định đối tượng được cấp lại thẻ căn cước công dân, thì ta căn cứ vào Luật căn cước công dân, theo quy định tại khoản 1 Điều 19. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 21: thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra ai có chứng minh nhân dân ( 9 số và 12 số) thì thẻ căn cước công dân mã vạch được đổi sáng thẻ căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Nơi nhận đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân

Căn cứ tại Điều 10, Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA. Người dân có thể gửi đề nghị, cấp lại thẻ căn cước công dân tại:

  • Cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh tại nơi cư trú
  • Cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi tạm trú
  • Website cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ công an

Lưu ý: khi gửi đề nghị tại cổng dịch vụ công thì công dân vẫn phải in điền mẫu tờ khai căn cước công dân. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người dân chỉ cần nộp hồ sơ giấy tại cơ quan công an mà không phải chờ đợi.

Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục làm căn cước công dân

Để làm căn cước công dân, bạn cần chuẩn bị các tài liệu và thông tin sau:

Hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà: Để xác nhận địa chỉ cư trú của bạn.

Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu nếu bạn không phải công dân Việt Nam): Là giấy tờ chính thức xác nhận danh tính của bạn.

Ảnh 3×4 hoặc 4×6: Để chụp ảnh cho căn cước công dân.

Giấy chứng nhận kết hôn (nếu áp dụng): Nếu bạn đã kết hôn, bạn cần giấy chứng nhận kết hôn để xác nhận tình trạng hôn nhân.

Giấy chứng sinh (đối với người dưới 14 tuổi): Nếu bạn là người dưới 14 tuổi, bạn cần giấy chứng sinh.

Giấy tờ liên quan nếu bạn là người từ các quốc gia khác: Nếu bạn không phải công dân Việt Nam, bạn cần mang theo các giấy tờ xác nhận quốc tịch, visa hoặc các giấy tờ pháp lý khác.

Phí làm căn cước công dân: Chuẩn bị một khoản tiền nhỏ để thanh toán các chi phí liên quan đến việc làm căn cước công dân.

Nhớ kiểm tra thông tin và yêu cầu cụ thể của cơ quan cấp căn cước công dân ở địa phương của bạn, vì yêu cầu có thể thay đổi tùy theo quốc gia hoặc khu vực. Đối với thông tin chính xác nhất và chi tiết, liên hệ với cơ quan quản lý dân cư địa phương của bạn.

Thủ tục cấp lại căn cước công dân bị mất
Thủ tục cấp lại căn cước công dân bị mất

Mất căn cước công dân làm lại như thế nào?

Việc cấp lại thẻ căn cước công dân được quy định tại khoản 1 Điều 24; luật căn cước công dân. Điều 4 và 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA. Các bước thực hiện được quy định như sau:

Bước 1: nộp hồ sơ

Công dân có nhu cầu cấp lại thẻ căn cước công dân cần điền mẫu tờ khai căn cước công dân. Sau đó nộp tại cơ quan công an có thẩm quyền.

Bước 2: tiếp nhận hồ sơ

Sau khi cán bộ công an thu thập, cập nhật thông tin, kiểm tra đối chiếu thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định người cần cấp thẻ căn cước công dân. Tiến hành đối chiếu kiểm tra các thông tin trên sổ hộ khẩu. Đối với người đang làm việc trong quân đội thì xuất trình chứng minh nhân dân do quân đội cấp, kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.

Bước 3: chụp ảnh thu thập vân tay 

Cán bộ công an chụp ảnh, thu thập vân tay; đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục và in phiếu thu nhận thông tin. Chuyển cho người dân kiểm tra, ký ghi rõ họ tên để cán bộ thông tin kiểm tra.

Bước 4: nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân

Sau khi hoàn thành các bước lấy thông tin; trường hợp người dân làm mất thẻ thì nộp lệ phí 70.000 đồng/ thẻ.

Cán bộ quản lý sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ sau khi nhận được thanh toán lệ phí. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định; thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.

Bước 5: nhận thẻ căn cước công dân.

Cán bộ trả thẻ căn cước theo đúng thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp người dân có yêu cầu trả thẻ ở địa điểm khác; thì cơ quan sẽ trả thẻ theo yêu cầu của người dân tự trả phí dịch vụ chuyển phát.

 Hướng dẫn làm lại căn cước công dân bị mất
Hướng dẫn làm lại căn cước công dân bị mất

Thời hạn cấp lại thẻ căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này; cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi. Không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp

Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp

Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính; Bộ trưởng bộ công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Tham khảo thêm:

Thủ tục cập nhật căn cước công dân của Giám đốc công ty

Làm lại căn cước công dân bị mất cần lưu ý điều gì

  • Việc CCCD bị mất có thể làm tại công an cấp huyện hoặc; tại phòng cảnh sát quản lý hành chính công an các tỉnh thành khác; nơi công dân đăng ký tạm trú.
  • Nếu có sổ hộ khẩu thì sau khi xuất trình để làm căn cước, cán bộ tiếp nhận kiểm tra và sẽ thu lại luôn sổ này.
  • Trường hợp đã quá thời hạn ghi trên giấy hẹn nhưng vẫn chưa nhận được căn cước công dân;
  • Truy cập vào trang web để đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trực tuyến bằng máy tính hoặc điện thoại đều được.
    Khi đến nộp mẫu tờ khai tại cơ quan công an đã đăng ký ở trên. Các thủ tục còn lại như chụp hình, lấy dấu vân tay, đóng lệ phí…bạn phải hoàn thành tại nơi đã đăng ký.
     Công an các tỉnh, thành sẽ đổi CCCD gắn chip cho công dân tạm trú đã có đăng ký (chưa có hộ khẩu thường trú) trên địa bàn quản lý, với điều kiện công dân đó có thông tin đầy đủ trên hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư./.

Phí làm lại căn cước công dân bị mất

Chi phí làm lại căn cước công dân bị mất
Chi phí làm lại căn cước công dân bị mất

Bị phạt bao nhiêu nếu làm căn cước công dân giả 

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Làm giả giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân; nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân giả.
  • Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
  • Mua, bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
  • Mượn, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Mất căn cước công dân làm lại như thế nào? Bạn đã nắm rõ các bước thực hiện rồi phải không?. Nếu trong quá trình thực hiện gặp rắc rối hãy liên hệ với Gia Minh theo số điện thoại 0939 456 569; để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng.

Mất căn cước công dân làm lại thời gian bao lâu
Mất căn cước công dân làm lại thời gian bao lâu

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao

Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động hết hạn

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Mất hộ chiếu xin cấp lại có bị phạt không

Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?

Hướng dẫn xin xác nhận cư trú thay cho sổ hộ khẩu

Thủ tục cập nhật căn cước công dân của Giám đốc công ty

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú dài hạn cho người nước ngoài

Cách làm hộ chiếu online trên điện thoại và nhận hộ chiếu ngay tại nhà

Dịch vụ làm lại căn cước công dân uy tín
Dịch vụ làm lại căn cước công dân uy tín

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo