CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

Rate this post

Tàu biển là phương tiện vận chuyển quan trọng trong giao thương và du lịch trên biển. Tuy nhiên, để hoạt động trên biển, các tàu phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thể bị mất hoặc hư hỏng, gây ảnh hưởng đến việc hoạt động của tàu. Trong trường hợp này, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là cần thiết để tàu có thể tiếp tục hoạt động trên biển.

Vậy cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là gì và cần thực hiện những thủ tục gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Trình tự thủ tục cấp lại giấy đăng ký tàu biển

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

Theo Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015. Thì tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau:

  • Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích. Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tên gọi riêng của tàu biển;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký. Nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài. Trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
  • Chủ tàu có trụ sở. Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
  • Đã nộp phí. Lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cấp lại giấy đăng ký tàu biển
Hồ sơ cấp lại giấy đăng ký tàu biển

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ TTHC

– Tổ chức. Cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (hoặc tàu công vụ. Tàu ngầm. Tàu lặn. Kho chứa nổi và giàn di động) đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã đăng ký.

– Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:

+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC

Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ. Thực hiện theo quy trình sau:

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức. Cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi. Cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

– Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính. Nếu hồ sơ không hợp lệ. Chậm nhất 02 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

– Chậm nhất 02 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; đồng thời. Gửi văn bản thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

– Trường hợp cấp lại: giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, bị rách nát, hư hỏng.

2. Cách thực thực hiện

Tổ chức. Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Điều kiện cấp lại giấy đăng ký tàu biển
Điều kiện cấp lại giấy đăng ký tàu biển

a) Thành phần hồ sơ

– Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo mẫu;

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị rách nát. Hư hỏng; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Chậm nhất 02 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức. Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan đăng ký tàu biển;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

8. Phí, lệ phí:

– Lệ phí: 10% của mức thu đăng ký không thời hạn.

– Mức thu đăng ký không thời hạn:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên là 1.500 đồng/GT- lần.

– Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản; đồng thời thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp.

Hướng dẫn cấp lại giấy đăng ký tàu biển cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn cấp lại giấy đăng ký tàu biển cho người mới bắt đầu

9. Tên mẫu đơn. Mẫu tờ khai hành chính:

– Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

– Giấy chứng nhận đăng ký.

10. Yêu cầu. Điều kiện thực hiện TTHC:

Không có.

11. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

– Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

– Thông tư 189/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải.

Quy định pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính cho chủ tàu đăng ký tàu biển tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng trong 180 ngày kể từ ngày cấp;

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam hết hiệu lực khi tàu biển chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức theo quy định tại Nghị định này, cơ quan đăng ký tàu biển nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam gia hạn đăng ký một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày, kể từ ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp lần đầu;

 Trường hợp sau khi gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam quy định tại điểm c khoản này mà tàu biển vẫn chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức vì lý do bất khả kháng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định gia hạn thời gian đăng ký tàu biển tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày.

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển do bị mất, hư hỏng

Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, hư hỏng, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp lại cho chủ tàu trên cơ sở hình thức đăng ký trước đó của tàu biển.

Bước 1: Soạn hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị hư hỏng.

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

Những quy định cấp lại giấy đăng ký tàu biển
Những quy định cấp lại giấy đăng ký tàu biển

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp GCN đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp GCN phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Tham khảo thêm:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Lệ phí cấp lại giấy phép đăng ký tàu biển

– Lệ phí: 10% của mức thu đăng ký không thời hạn.

– Mức thu đăng ký không thời hạn:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên là 1.500 đồng/GT- lần.

– Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại GCN đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản; đồng thời thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp.

Chi phí Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
Chi phí Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là một giấy tờ rất quan trọng trong việc hoạt động của tàu biển. Trong trường hợp giấy tờ này bị mất hoặc hư hỏng, việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là cần thiết để đảm bảo cho tàu có thể tiếp tục hoạt động trên biển một cách hợp pháp và an toàn. Tuy nhiên, việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không phải là quá trình đơn giản, yêu cầu sự chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, hãy tìm hiểu kỹ thông tin và tìm đến Gia Minh chuyên cung cấp dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhé.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Giấy phép kinh doanh cho spa

Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh Homestay

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online uy tín

Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng bánh mì

Máy in có phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn mới nhất 2022

Danh mục ngành nghề  kinh doanh Việt Nam mới nhất

Xin giấy phép sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng ký lưu hành sản phẩm khẩu trang tại Việt Nam

Giấy phép kinh doanh có vay ngân hàng được không

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Chủ shop – fanpage nhận được thông báo của cục thuế phải làm gì?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất năm 2022

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Làm lại giấy đăng ký tàu biển
Làm lại giấy đăng ký tàu biển

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo