BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG

Rate this post

Lương thực, thực phẩm, đồ uống là những hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sống của con người. Đây là ngành nghề mang lại tiềm năng rất lớn, vì nhu cầu sử dụng cao, thị trường rộng lớn. Tuy nhiên kinh doanh ngành nghề nào cũng cần phải đăng ký kinh doanh. Hoặc làm thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lượng thực, thực phẩm, đồ uống. 

Thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống được thực hiện bởi doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề khác muốn mở rộng thêm hoạt động trong lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này. Nắm bắt được những khó khăn mà quý khách hàng đang gặp phải. Luật Gia Minh sẽ có những tư vấn trong bài viết này. 

Thủ tục thực hiện bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống
Thủ tục thực hiện bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống

Khái niệm lương thực, thực phẩm, đồ uống

Lương thực, thực phẩm và đồ uống là các thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các loại sản phẩm và ngành nghề liên quan đến việc sản xuất, chế biến, phân phối và bán lẻ các sản phẩm ăn uống. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về mỗi khái niệm:

Lương thực: Lương thực bao gồm các loại cây trồng như lúa gạo, ngũ cốc, hạt, đậu, hạt giống và các loại cây trồng khác. Lương thực là nguồn cung cấp chính của các nguyên liệu thực phẩm và đồ uống.

Thực phẩm: Thực phẩm bao gồm các sản phẩm được chế biến từ lương thực và các nguyên liệu khác. Đây là các sản phẩm có thể được tiêu thụ trực tiếp như thịt, cá, rau quả, sữa, trứng, mỡ, gia vị và các sản phẩm chế biến khác. Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho con người.

Đồ uống: Đồ uống là các loại nước uống và thức uống khác. Đồ uống bao gồm nước uống không cồn như nước khoáng, nước ngọt, nước ép trái cây, nước giải khát, cà phê, trà và cacao. Ngoài ra, đồ uống cũng có thể là các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia, cocktail và các loại đồ uống có cồn khác.

Ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm và đồ uống bao gồm các hoạt động từ sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối và bán lẻ các sản phẩm này. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ đặc biệt chuyên về lĩnh vực lương thực, thực phẩm và đồ uống.

Đây là ngành nghề có tiềm bởi thị trường rộng lớn và nhu cầu sử dụng cao. Muốn kinh doanh ngành nghề này, nếu như đang kinh doanh ngành nghề khác, thì bạn cần phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống. 

Tham khảo thêm

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Thủ tục bổ sung ngành nghề thực phẩm tươi sống

Quy trình thực hiện bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống

Mã ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống
Mã ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống

Để thực hiện bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống. Bạn thực hiện theo 03 bước sau đây:

Bước 1: Soạn theo hồ sơ 

Để đăng ký bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm.

+ Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm. (Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

+ Quyết định về việc bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm.

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Tham khảo thêm

Bổ sung thêm ngành nghề bán buôn nước mắm

Bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất gạo.

Quy định về mã ngành bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống

Khi soạn thảo hồ sơ, bạn cần phải chú ý ghi đúng mã ngành nghề, vì đây là nhóm ngành nghề rộng lớn, với nhiều mã ngành. Nếu không, sẽ tốn rất nhiều thời gian để chỉnh sửa. 

Mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm được quy định trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018, của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm cần đăng ký kinh doanh là:

4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn.

Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm… nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Mã ngành chi tiếtNgành nghề chi tiết
47111

Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.

47112

Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)

Bán lẻ trong minimarket, cửa hàng tiện lợi tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ

47119

Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác

Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ

4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Mã ngành chi tiếtNgành nghề chi tiết
47191

Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác

47192

Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)

Nhóm bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket) gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket, cửa hàng tiện lợi, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác

47199

Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác

Nhóm bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác gồm:

Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi), bán nhiều loại hàng hóa: Quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng ngũ kim, lương thực, thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.

4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh gồm:

Bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh gạo, lúa mỳ, bột mỳ, ngô…

Loại trừ:

Xay, xát, đánh bóng, hồ gạo được phân vào nhóm 10611 (Xay xát);

Sản xuất bột gạo, bột mỳ, bột ngô được phân vào nhóm 10612 (Sản xuất bột thô).

 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

  • Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo quản, chế biến;
  • Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng;
  • Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tươi, đông lạnh và chế biến;
  • Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến;
  • Bánh, mứt, kẹo, các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột;
  • Thực phẩm khác.
Mã ngành chi tiếtNgành nghề chi tiết
47221

Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi, sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh;

– Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;

– Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);

– Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ

47222

Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;

– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;

– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;

– Hàng thủy sản khác.

47223

Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản cách khác;

– Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản cách khác;

– Nước rau ép, nước quả ép.

47224

Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Đường;

– Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ, phomat…);

– Trứng;

– Bánh, mứt, kẹo;

– Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem…

47229Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: Cà phê bột, cà phê hoà tan, chè…
Cách thực hiện thêm ngành nghè bán lẻ đồ uống
Cách thực hiện thêm ngành nghè bán lẻ đồ uống

4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng) như:

– Bán lẻ đồ uống có cồn: Rượu mạnh, rượu vang, bia;

– Bán lẻ đồ không chứa cồn: Các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có gas như: Côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác…;

– Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.

Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.

Loại trừ:

– Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm 47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh);

Các bước bổ sung ngành nghề bán lẻ thực phẩm
Các bước bổ sung ngành nghề bán lẻ thực phẩm

– Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);

 4724 : Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Thuốc lá điếu, xì gà;

– Thuốc lào;

4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, bán tại chợ hoặc lưu động.

Loại trừ:

– Bán lẻ thực phẩm, đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay (bán rong, bán dạo đồ ăn, uống) được phân vào nhóm 56109 (Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).

Mã ngành chi tiếtNgành nghề chi tiết
47811

Bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô tại chợ hoặc lưu động.

47812

Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp khác tại chợ hoặc lưu động;

– Bán lẻ đường sữa, bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ.

47813

Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn tại chợ hoặc lưu động.

Loại trừ:

– Bán lẻ đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay tại quầy hoặc mua mang đi như nước quả tươi, nước sinh tố, nước mía, chè, cà phê pha sẵn… được phân vào nhóm 56302 (Quán cà phê, giải khát).

47814

Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ thuốc lá điếu, xì gà, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào khác.

47815

Bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ thịt gia súc tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ

47816

Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.

47817

Bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ rau các loại lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ quả các loại lưu động hoặc tại chợ.

47818

Bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ

Nhóm bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ gồm:

– Bán lẻ các loại thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ.

47819

Bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được phân vào đâu

Nhóm bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được phân vào đâu gồm:

– Bán lẻ các loại thực phẩm khác chưa được phân vào nhóm nào lưu động hoặc tại chợ.

Tham khảo thêm

Mở cửa hàng cháo dinh dưỡng

Thủ tục mở cửa hàng bán hạt điều

Làm sao để thực hiện bổ sung thêm mã ngành bán lẻ thực phẩm
Làm sao để thực hiện bổ sung thêm mã ngành bán lẻ thực phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất, của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Quy định cụ thể về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh

Theo quy của Luật Doanh nghiệp, thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.

Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Tuy nhiên về việc bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống thì chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

Chi phí bổ sung ngành nghề bán lương thực, thực phẩm, đồ uống
Chi phí bổ sung ngành nghề bán lương thực, thực phẩm, đồ uống

Bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống là một thủ tục tương đối khó bởi đây là nhóm ngành nghề đa dạng, với nhiều mã ngành, bạn cần phải xác định rõ mã ngành mình dự định kinh doanh khi thực hiện đăng ký bổ sung. Vì vậy, nếu như gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bổ sung ngành nghề kinh doanh bán buôn hạt điều

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mặt hàng tiêu dùng.

Bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Bổ sung mã ngành nghề kinh doanh hàng may mặc giày dép

Bổ sung thêm ngành nghề hoàn thiện công trình xây dựng

Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm xưởng sản xuất

Thủ tục xin rút vốn của cổ đông công ty cổ phần thế nào?

Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất mũ bảo hiểm

Bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ bảo vệ, hệ thống bảo an

Bổ sung ngành nghề lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên (MTV)

Thông báo bổ sung ngành nghề bán lẻ thực phẩm đồ uống
Thông báo bổ sung ngành nghề bán lẻ thực phẩm đồ uống

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo