Đăng ký thương hiệu cho socola

Rate this post

Đăng ký thương hiệu cho socola

Socola – 1 loại bánh kẹo không chỉ là món ưa thích của các bạn nhỏ mà đến cả người lớn cũng rất yêu thích. Với nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau tạo nên sự cạnh tranh cho thị trường tiêu thụ socola trong và ngoài nước. Để có thể khẳng định thương hiệu và phát triển ra thị trường, các doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm socola của mình. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký lại không phải đơn giản và dễ dàng. Bài viết dưới đây Gia Minh xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký thương hiệu cho socola.

Socola là gì?

Socola được làm từ những hạt của cây cacao được sấy khô và nghiền nhỏ. Nguồn gốc của cây cacao là từ México, những hạt cây cacao có mùi vị hơi đắng. Kết quả của quá trình đó được biết đến với tên gọi là “sô-cô-la”. Sản phẩm từ hạt cacao được biết đến với những tên gọi khác nhau tại những vùng khác nhau trên Trái Đất.

Đăng ký thương hiệu cho socola
Đăng ký thương hiệu cho socola

Nguồn gốc và phân loại socola

Nguồn gốc socola

Socola được làm từ hạt của cây cacao, sau khi thu hoạch hạt sẽ đem đi sấy khô và nghiền nhỏ. Cây cacao có nguồn gốc từ các vùng rừng nhiệt đới ẩm Mexico, hạt có mùi vị hơi đắng và chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Ở những vùng khác nhau, sản phẩm từ hạt cacao được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. 

Các sản phẩm của cacao được phân loại thành bột cacao là phần nhân đặc của hạt được nghiền mịn; bơ cacao là phần chất béo được ép lấy tinh chất thông qua một máy ép thuỷ lực. Còn socola nguyên chất là hỗn hợp giữa hai thành phần trên kết hợp với đường, sữa.

Phân loại socola

Cacao sẽ được trộn cùng bơ cacao và các nguyên liệu khác với số lượng khác nhau để tạo ra các loại socola khác nhau. Về cơ bản, socola có các loại như sau:

Socola đen: Loại socola chứa tỉ lệ bột cacao hơn 67,5% nên sẽ có màu sẫm và đắng hơn các loại thông thường.

Socola trắng và socola nâu: Đây là loại socola chứa thành phần bơ cacao và chất béo thực vật, vì vậy loại này có độ đắng ít, dễ ăn và phù hợp với trẻ em.

Socola sữa: Socola sữa là hỗn hợp từ socola đặc, sữa đặc và bột sữa.

Couverture: Đây là loại socola có hàm lượng cacao lên đến 70% và lượng chất béo từ 30 – 40%.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Hỗn hợp: Hỗn hợp là từ gọi chung cho sự kết hợp của cacao và chất béo thực vật. Loại này được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất những thanh kẹo socola.

Phân loại socola theo mùi vị:

Socola đắng hay bột socola: Là dạng socola nguyên chất, đậm mùi cacao và có vị đắng, được dùng nhiều để làm bánh.

Socola đắng ít ngọt: Đây là loại có hàm lượng đường và bơ cacao nhiều hơn, lượng cacao càng nhiều sẽ khiến loại này càng đắng.

Socola ngọt vừa: Loại này có hàm lượng đường cao, có độ ngọt phù hợp với khẩu vị nhiều người. Vì vậy loại socola ngọt vừa này phổ biến trên thị trường hơn.

Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Đăng ký thương hiệu cho socola được hiểu như nào?

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sô cô la là một quy trình quan trọng mà cả cá nhân và tổ chức cần thực hiện để bảo vệ và hợp pháp hóa quyền sở hữu của họ đối với thương hiệu đó. Quy trình này giúp họ có thể công bố và chứng minh quyền sở hữu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký thương hiệu, người sở hữu sô cô la có thể tận dụng những lợi ích thương mại mà thương hiệu mang lại. Điều này bao gồm việc sử dụng thương hiệu trong quảng cáo và truyền thông để tạo ra sự nhận biết và tin cậy từ phía khách hàng. Họ có quyền chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu thương hiệu cho bên khác, tạo ra cơ hội hợp tác kinh doanh và tăng cường giá trị thương hiệu.

Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu còn giúp ngăn chặn người khác sử dụng trái phép thương hiệu của bạn. Mọi cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể sử dụng thương hiệu đó khi có sự cho phép từ chủ sở hữu, điều này giúp duy trì sự độc quyền và tính nhất quán của thương hiệu trên thị trường.

Đối với người sở hữu thương hiệu sô cô la, việc thực hiện đăng ký này không chỉ là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn là chiến lược quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trong thị trường cạnh tranh.

Vì sao phải Đăng ký thương hiệu cho socola?

Pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay không có quy định về việc bắt buộc phải thực hiện đăng ký độc quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ. Song Việc đăng ký bảo hộ Thương hiệu cho socola là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

 Xác lập quyền sở hữu “độc quyền” đối với thương hiệu

Khi đăng ký thương hiệu thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng thương hiệu đó. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng thương hiệu tương tự nhãn hiệu đó.

 Bảo vệ thương hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác

Việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, khi này thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu không có sự cho phép của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thì các cá nhân, tổ chức khác không được quyền thực hiện các hành vi sau đây:

 Dùng dấu hiệu trùng với thương hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo thương hiệu đó.

 Dùng dấu hiệu trùng với thương hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo thương hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

 Dùng dấu hiệu tương tự với thương hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo thương hiệu đó, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc.

 Dùng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với thương hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ thương hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc ấn tượng sai lệch về quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu thương hiệu nổi tiếng.

 Tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng

Đăng ký thương hiệu là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương hiệu, nhờ đó, khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp với những thương hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

 Khai thác các lợi ích thương mại từ thương hiệu được bảo hộ

Sau khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp có thể khai được lợi ích thương mại từ thương hiệu của mình như: Sử dụng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu thương hiệu… Cá nhân, tổ chức khác chỉ được sử dụng thương hiệu đó khi có sự cho phép của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó.

Ai có quyền Đăng ký thương hiệu cho socola?

Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, các cá nhân, tổ chức sau đây sẽ có quyền đăng ký thương hiệu cho socola đó là:

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

 Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ đăng ký thương hiệu socola

Mục đích của việc phân loại nhóm đăng ký thương hiệu là để xác định phạm vi bảo hộ của thương hiệu, cụ thể là xác định loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu được đăng ký sẽ được áp dụng. Trong trường hợp đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sôcôla, quy định phân loại thuộc Nhóm 30 đã được áp dụng.

Thương hiệu sô cô la khi đăng ký được phân vào Nhóm 30 với phạm vi bảo hộ bao gồm nhiều loại sản phẩm liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Cụ thể, nhóm này bao gồm bánh quy, bánh, bánh kẹo, đồ uống trên cơ sở hoa cúc (dạng trà), sô cô la, đồ uống socola với sữa, ca cao, cà phê, bánh quy nhỏ, đường phèn tinh thể, món dulce de leche, đá ăn được, nước mật đường, mật ong, kem lạnh, đá viên, trà ướp lạnh, nước mật cho thực phẩm, bánh pudding, kem trái cây, đường, bánh/ kẹo ngọt, bột sắn hột, bột sắn, trà, đồ uống trên cơ sở trà, cà phê nhân tạo, bánh mỳ, kẹo caramel, hương liệu cà phê, hoa hoặc lá được sử dụng làm chất thay thế trà, sirô agave/ mật cây thùa.

Như vậy, thông qua việc phân loại chi tiết này, chủ sở hữu thương hiệu sô cô la có thể xác định rõ ràng phạm vi bảo hộ của mình, đồng thời giúp tránh nhầm lẫn và xung đột về quyền lợi thương hiệu trong lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ cụ thể mà họ muốn bảo vệ.

Hồ sơ Đăng ký thương hiệu cho socola cần chuẩn bị những gì?

Theo Quyết định 3675/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, để đăng ký thương hiệu cho socola, chủ đơn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

 02 bản Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

 05 Mẫu thương hiệu kích thước 80 x 80 mm và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Luật Hoàng Phi).

 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Nơi nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cần nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể nộp đến Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:

 Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

 Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hình thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. 

Thời gian Đăng ký thương hiệu cho socola mất bao lâu?

Việc đăng ký thương hiệu cho socola được thực hiện gồm các bước như thẩm định hình thức, công bố, thẩm định nội dung, cấp văn bằng. Cụ thể:

 Thẩm định hình thức đơn

Đây là bước Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra xem đơn đăng ký thương hiệu đã khai thông tin, phân loại, nộp tiền đầy đủ hay chưa. Trường hợp đáp ứng về mặt hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ trong vòng 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn. Ngược lại, Cục sẽ ra thông báo thiếu sót để Người nộp đơn đăng ký thương hiệu sửa đổi trong vòng 02 tháng. 

 Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Sau khi đơn đăng ký thương hiệu đã được chấp nhận về mặt hình thức, đơn đăng ký thương hiệu sẽ được công bố trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết. 

 Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền

Đơn đăng ký thương hiệu hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá, xác định khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

 Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Đối với đơn đăng ký thương hiệu không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sau khi thẩm định nội dung đạt yêu cầu và người nộp đơn đã nộp lệ phí, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Mặc dù thời hạn thực hiện thông thường sẽ rơi vào khoảng thời gian này nhưng trên thực tế, nếu thương hiệu phức tạp thì có thể sẽ bị kéo dài thời gian hơn so với các mốc đã nêu ở trên, cụ thể thường kéo dài từ khoảng 18-24 tháng.

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho socola

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sô cô la

Sau khi tra cứu và xác nhận rằng thương hiệu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, tổ chức hoặc cá nhân quyết định tiến hành đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sô cô la cần thực hiện bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký chi tiết như sau:

 Tờ khai đăng ký thương hiệu (02 tờ): Đây là bản khai mẫu chính thức và quan trọng nhất, ghi rõ thông tin về chủ sở hữu, đại diện pháp lý, thông tin về thương hiệu, và mô tả chi tiết về loại sản phẩm sô cô la cần đăng ký.

 Mẫu thương hiệu (05 mẫu): Bản vẽ hoặc hình ảnh thương hiệu phải được đưa ra mô tả rõ nhất về đặc điểm và độ phức tạp của thương hiệu.

 Chứng từ nộp phí, lệ phí: Bao gồm các bằng chứng hoặc hóa đơn liên quan đến việc thanh toán phí đăng ký và các chi phí liên quan.

 Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận: Nếu thương hiệu là tập thể hoặc được chứng nhận cho chất lượng hoặc xuất xứ địa lý, cần có bản quy chế chi tiết về cách sử dụng thương hiệu.

 Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm: Mô tả chi tiết về những đặc điểm hoặc chất lượng nổi bật của sản phẩm sô cô la mang thương hiệu. Bản đồ khu vực địa lý: Nếu thương hiệu liên quan đến đặc sản địa phương hoặc có thông tin địa danh, cần cung cấp bản đồ khu vực địa lý liên quan.

 Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Được cấp phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.

 Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt: Nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

 Tài liệu xác nhận quyền đăng ký và thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác: Bao gồm các giấy tờ chứng minh về quyền lợi đăng ký và việc thụ hưởng quyền từ bên khác (nếu có). Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên: Đối với trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ đơn đăng ký trước đó.

Việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký cẩn thận và đầy đủ sẽ giúp quá trình xử lý đăng ký diễn ra thuận lợi và tăng cơ hội thành công trong việc bảo vệ thương hiệu sô cô la trên thị trường.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sô cô la. Quy trình này có thể được thực hiện bằng hai hình thức chính: nộp đơn giấy trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Việc nộp đơn trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho người đăng ký.

Đăng ký thương hiệu cho socola như thế nào?
Đăng ký thương hiệu cho socola như thế nào?

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký thương hiệu, quá trình xử lý sẽ diễn ra theo các bước sau:

 Thẩm định hình thức (01 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra hình thức của đơn đăng ký, đảm bảo đơn đăng ký đầy đủ và đúng quy định.

 Công bố đơn (trong thời hạn 02 tháng): Trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được xác nhận là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký thương hiệu.

 Thẩm định nội dung (không quá 09 tháng): Quá trình này có thể kéo dài tối đa 9 tháng, tính từ thời điểm công bố đơn. Trong giai đoạn này, đơn đăng ký sẽ được xem xét kỹ lưỡng về nội dung và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký (01 tháng): Sau khi đánh giá và chấp nhận đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu trong khoảng 1 tháng.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này thường kéo dài từ 18 đến 20 tháng do ảnh hưởng của các yếu tố như thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của đơn đăng ký.

Trên đây là những chia sẻ của Gia Minh về Đăng ký thương hiệu cho socola. Do hồ sơ chuẩn bị cũng như quy trình của quá trình đăng ký thương hiệu khá là rắc rối nên trường hợp nếu quý khách hàng vẫn còn có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo