Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

Cá nhân, tổ chức muốn hoạt động bán buôn, bán lẻ điện phải đáp ứng các điều kiện cấp phép sau đây:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

Tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng điều kiện nhất định đối với từng hoạt động điện lực tương ứng mà tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành hoạt động. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện được quy định tại Nghị định 137/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật điện lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật điện lực. Vậy điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

Bán lẻ điện là gì?

Khái niệm bán lẻ điện được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 3 Luật Điện lực 2004 như sau:

Bán lẻ điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện.

Theo đó, bán lẻ điện được hiểu là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện.

Như vậy, chúng ta có thể phân biệt giữa bán lẻ điện với bán buôn điện nhờ vào hai đặc điểm như sau:

Thứ nhất: chủ thể của bán lẻ điện là một bên đơn vị điện lực và một bên là khách hàng (có thể là đơn vị điện lực hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác);

Thứ hai: mục đích của bên mua điện là để sử dụng. Sử dụng điện ở đây được hiểu là việc sử dụng điện để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt…của bên mua, mà không phải nhằm mục đích bán lại (kiếm lời).

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện:

Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động bán lẻ điện, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định 137/2013/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, tổ chức, cá nhân có thể đăng ký xin cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được hưởng giá bán lẻ điện như thế nào?

Nếu sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (bên thuê nhà không phải là hộ gia đình) có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên, có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trường hợp người thuê nhà để ở là hộ gia đình, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (chủ nhà có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.

Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Nếu chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì công ty điện lực có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn như sau:

Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt

1 người được tính là 1/4 định mức

2 người được tính là 1/2 định mức,

3 người được tính là 3/4 định mức,

4 người được tính là 1 định mức.

Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Công ty điện lực tại địa phương để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Quy định về hay đổi về cách tính giá điện cho người thuê trọ từ 15/6/2023

Thông tư 09/2023/TT-BCT ngày 21/4/2023 của Bộ Công Thương đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về thực hiện giá bán điện. Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với sinh viên và người lao động thuê nhà được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 09 như sau đối với bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình.

Trường hợp có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện): chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà)

Trường hợp cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện: áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 từ là từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Nếu chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện.

Cho phép bên bán điện sử dụng thông tin tại Thông tin về cư trú để xác định số hộ sử dụng điện thực tế sau công tơ tổng

Bổ sung trường hợp cấp điện mới cho mục đích sinh hoạt, thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện, chấm dứt hợp đồng mua bán điện, thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ ấn định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện thì mức sử dụng điện của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ đó

Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện của người thuê nhà

Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ, áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.

Ngoài ra, khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà phải thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính tiền điện.

Bên bán điện được yêu cầu bên mua điện cung cấp thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính hóa đơn tiền điện.

Trường hợp ký hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì bên thuê trọ có thể trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện để được tính giá điện từ bậc thấp nhất.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau về điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và cá nhân đăng ký hoạt động bán lẻ điện phải đáp ứng điều kiện sau:

Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.

Theo đó, quy định hiện hành đã được sửa đổi so với quy định trước đây. Theo hướng không còn quy định về điều kiện người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định. Hay không còn yêu cầu đơn vị này phải có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực. mà chỉ còn điều kiện về người trực tiếp quản lý.

Cụ thể thì để được cấp cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện, tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện:

Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính

Người này có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì? Mua điện của đơn vị điện lực không có giấy phép hoạt động điện lực bị xử phạt bao nhiêu?

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện là gì? Mua điện của đơn vị điện lực không có giấy phép hoạt động điện lực bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Đơn vị bán lẻ điện mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 8 Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:

Vi phạm các quy định về bán lẻ điện

  1. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực.

Theo đó, đơn vị bán lẻ điện mua điện của Đơn vị điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, với hình thức phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Mức xử phạt này được áp dụng đối với đơn vị bán lẻ điện (tổ chức), trường hợp cá nhân vi phạm mức phạt là 1/2 nêu trên.

Đơn vị bán lẻ điện có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 44 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012) thì đơn vị bán lẻ điện có quyền và nghĩa vụ sau:

Về quyền, Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:

Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;

Điều kiện xin giấy phép bán lẻ điện
Điều kiện xin giấy phép bán lẻ điện

Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;

Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Điện lực 2004:

Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;

Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;

Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vu, đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:

Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;

Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho đơn vị bán lẻ điện;

Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; nội dung giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy định về ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật Điện lực 2004

Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;

Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;

Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo