Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư nên biết

Rate this post

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư nên biết

Doanh nghiệp tư nhân nếu như muốn mua bán thì cần phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân không phải ai cũng nắm được để có thể thực hiện thành công. Để hiểu rõ hơn về thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư nên biết quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của Gia Minh. 

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như thế nào
Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như thế nào

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Trước khi đi sâu vào phân tích thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân, hãy cùng Gia Minh tìm hiệu khái niệm về doanh nghiệp tư nhân. 

Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư phải nắm được những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này để có sự lựa chọn đúng đắn. Và có những chiến lược điều hành doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả, ngay cả trong khi thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân. 

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí.

Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp Tư nhân đó.

Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.

Về phân phối lợi nhuận

Đối với hoạt động phân phối lợi nhuận, thì Doanh nghiệp tư nhân không có sự phân chia lợi nhuận, bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, và toàn bộ lợi nhuận từ doanh thu sẽ được thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, mà không có sự phân chia nào.

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh bằng tài sản của mình. 

Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.

Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động

Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất, trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn.

Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.

Tham khảo thêm

Thủ tục xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế 

Thành lập công ty du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài 

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lữ hành quốc tế cần có những gì

Hồ sơ, thủ tục thành lập Doanh nghiệp Tư nhân?

Để thành lập Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) tại Việt Nam, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:

Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp Tư nhân:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:

Theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân:

Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) còn hiệu lực.

Hộ chiếu còn hiệu lực.

Văn bản ủy quyền:

Nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ doanh nghiệp, cần có văn bản ủy quyền kèm theo bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp Tư nhân:

Chuẩn bị hồ sơ:

Hoàn thiện các tài liệu cần thiết theo danh sách trên.

Nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Nhận kết quả:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Công bố thông tin doanh nghiệp:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu và thông báo mẫu dấu:

Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tròn (nếu cần) và gửi thông báo về mẫu dấu lên Phòng Đăng ký kinh doanh.

Mở tài khoản ngân hàng:

Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đăng ký mua chữ ký số và kê khai thuế điện tử:

Đăng ký sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử và kê khai thuế qua mạng.

Một số lưu ý khi thành lập Doanh nghiệp Tư nhân:

Vốn đầu tư: Chủ doanh nghiệp tư nhân tự đăng ký vốn đầu tư. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp?

Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương và tình hình thực tế. Dưới đây là các bước cơ bản và thời gian ước tính cho từng bước:

Chuẩn bị hồ sơ: Khoảng 1-2 ngày để thu thập và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Nộp hồ sơ và xử lý tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thường từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đăng ký các dịch vụ bổ sung như khắc dấu, đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng,… thì thời gian có thể kéo dài thêm từ vài ngày đến một tuần.

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

Quyền của chủ doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 191, 192 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có 2 quyền sau đây:

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Quyền cho thuê doanh nghiệp

Căn cứ tại điều 191 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.

Trong thời hạn cho thuê; chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Quyền; nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu, và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Quyền bán doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ tại điều 192 Luật doanh nghiệp 2020 quy định việc bán doanh nghiệp tư nhân như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp; trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân; người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp tư nhân; phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Tham khảo thêm

Thủ tục xin visa cho người nước ngoài sang Việt Nam làm từ thiện thực hiện như thế nào? 

Thủ tục xin Giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài 

Thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam

Hệ quả pháp lí khi bán doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân bị bán vẫn tồn tại.

Có sự thay đổi chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân.

Trừ trường hợp bên bán, bên mua và chủ nợ có thỏa thuận khác; chủ cũ của Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ Doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện trước thời điểm chuyển giao Doanh nghiệp.

Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, theo các quy định pháp luật Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được phép bán toàn bộ. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.

Để thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân, Quý khách hàng thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Công việc đối với người mua

Soạn thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Xác lập người mua doanh nghiệp phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại luật này.

Các tài liệu chứng minh việc mua bán doanh nghiệp tư nhân đã hoàn thành (giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho người mua).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân

Sau khi tiến hành mua bán, sẽ phải thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Người mua doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);

Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;

Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người mua doanh nghiệp tư nhân gửi Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Có được bán lại, mua lại doanh nghiệp tư nhân không?

Được. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động quyết định việc bán lại công ty vì doanh nghiệp tư nhân chỉ do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Điều kiện để chủ sở hữu mua bán doanh nghiệp tư nhân là gì?

Pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện để chủ doanh nghiệp tư nhân bán lại công ty. Tuy nhiên, chủ chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu mọi trách nhiệm đối với khách hàng, đối tác, người lao động, các khoản nợ… phát sinh trước thời điểm hoàn tất thủ tục bán doanh nghiệp.

Cần lưu ý gì sau khi hoàn thành việc mua bán công ty, doanh nghiệp tư nhân?

Sau khi hoàn tất việc mua bán công ty, doanh nghiệp tư nhân, chủ cũ (bên bán công ty) vẫn phải có trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác phát sinh trước ngày bán công ty. Đồng thời, phải làm thủ tục nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hướng dẫn thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Bạn chuẩn bị các giấy tờ dưới, nộp Sở KH&ĐT và chờ kết quả từ 5 – 7 ngày làm việc.

Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân, tải mẫu;

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;

Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Bản sao giấy chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới;

Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ mua bán công ty?

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT sẽ tiếp nhận hồ sơ mua bán công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư nên biết đã được Luật Gia Minh trình bày chi tiết trong bài viết này. Nếu quý khách hàng có những khó khăn vướng mắc khi thực hiện, thì có thể liên hệ Gia Minh theo hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giải thể công ty có vốn đầu tư nước ngoài 

Thủ tục xin giấy phép nhà thầu nước ngoài 

Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài 

Thành lập công ty quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành lập công ty kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành lập công ty du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài 

Thủ tục đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài 

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài 

Hướng dẫn làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài 

Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành lập công ty sản xuất trang thiết bị y tế có vốn nước ngoài 

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kinh doanh bất động sản 

Thủ tục thành lập công ty bất động sản có vốn nước ngoài 

Hướng dẫn thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài phân phối đá và kim loại quý

Hồ sơ bán doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ bán doanh nghiệp tư nhân

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo