Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa

Rate this post

Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa

Từ những chai sữa tươi tự nhiên đến sữa bột công thức đặc biệt, từ những loại sữa hữu cơ đến những sản phẩm sữa cao cấp, cửa hàng sữa là nơi tự hào mang đến sự đa dạng và chất lượng. Tại mỗi cửa hàng sữa, mỗi sản phẩm không chỉ là sự chăm sóc cho cơ thể, mà còn là sự yêu thương từ trái tim của những người làm cha làm mẹ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là việc các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép cho hoạt động kinh doanh của mình theo quy định pháp luật (một cách hợp pháp). Hay nói cách khác đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Như vậy, thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nhà nước thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình.

Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa
Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa

Những ngành nghề cấm đầu tư

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh như sau:

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới);

Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;

Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;

Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

Kinh doanh mại dâm;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);

Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Kinh doanh pháo nổ.

Mã ngành nghề kinh doanh sữa

Mã ngành nghề kinh doanh sữa được quy định như sau:

Mã ngành 2022: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Mã ngành 46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.

Tìm hiểu thêm:

Tự công bố sữa bắp 

Công bố chất lượng sữa đậu nành mè đen 

Công bố chất lượng nguyên liệu trà sữa 

Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa đậu nành 

Điều kiện kinh doanh sữa

Để được kinh doanh sữa thì bạn cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm:

Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp;

Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng; sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.

Thủ tục kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sữa

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh sữa

Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ của công ty;

Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.

Đối với hộ kinh doanh

Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

Nơi nộp hồ sơ

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy vào loại hình muốn kinh doanh mà lựa chọn phù hợp như sau:

Đối với loại hình doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;

Đối với loại hình Hộ kinh doanh cá thể: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại;

Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia.

Nhận kết quả

Đối với loại hình doanh nghiệp: Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ bị thông báo, Doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung hồ sơ và thời gian sẽ được tính lại từ đầu.

Đối với loại hình Hộ kinh doanh cá thể: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sữa, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh sữa.

Những trường hợp không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

Sơ chế nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

Kinh doanh thức ăn đường phố;

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên thì Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được hoạt động kinh doanh sữa.

Tìm hiểu thêm:

Mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống 

Mở quán trà sữa cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để kinh doanh 

Dịch vụ xin giấy phép lưu hành tự do sữa hạt óc chó 

Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do sữa hạt macca 

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.

Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

Kinh nghiệm mở đại lý sữa & Lưu ý cần biết
Kinh nghiệm mở đại lý sữa & Lưu ý cần biết

Quy trình thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn phía trên

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 4: Thành lập đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc thẩm định sẽ có ghi chép lại và thành lập biên bản, có kết quả rõ ràng là đạt, không đạt hoặc chờ hoàn thiện.

Bước 5: Nhận kết quả

Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tóm lại, sữa đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ em. Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh sữa trên của Gia Minh sẽ giúp quý khách hàng có thể thành lập một đơn vị cung cấp sữa uy tín, đảm bảo được những sản phẩm chất lượng, theo đó trẻ nhận được đủ dinh dưỡng và phát triển một cách khỏe mạnh. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa 

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa 

Mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì? 

Kinh doanh sữa bột trẻ em cần điều kiện gì? 

Hướng dẫn cách đăng ký thủ tục mở đại lý sữa vinamilk 

Tự công bố chất lượng sữa hạnh nhân 

Hướng dẫn tự công bố chất lượng sữa dạng bột 

Công bố chất lượng bột trà sữa 

Thủ tục công bố sản phẩm sữa đặc có đường 

Đăng ký mã số mã vạch sữa hạt 

Giấy chứng nhận ATTP cho cửa hàng sữa tươi 

Công bố chất lượng sản phẩm sữa 

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa hạt óc chó

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo