Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa

5/5 - (1 bình chọn)

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa

Nghĩ đến sữa là người ta nghĩ đến là một mặt hàng đắt tiền. Vì thế nhiều người e ngại kinh doanh sữa vì nghĩ rằng sẽ cần rất nhiều vốn. Nhiều khách hàng đang lo lắng cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sữa? Có thể mở cửa hàng sữa với số vốn 100 triệu không? Mở cửa hàng sữa thì cần những điều kiện gì? 

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi trên cho quý khách hàng, giúp khách hàng bỏ túi được những kinh nghiệm, những lưu ý khi tiến hành mở cửa hàng sữa.

Điều kiện mở cửa hàng sữa – Mở cửa hàng sữa theo đúng quy định pháp luật?

Để được mở cửa hàng sữa đòi hỏi người kinh doanh phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết theo các văn bản quy định của các cơ quan chức năng. Cụ thể như sau:

Tuân thủ nghiêm ngặt quyết định kiểm tra từ cơ quan có thẩm quyền, xuất trình đầy đủ các giấy tờ khi có yêu cầu.

Cung cấp ngay lập tức giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những tài liệu này. Đồng thời giải trình đầy đủ, kịp thời và trung thực về các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Không được trốn tránh, trì hoãn, chống đối việc kiểm tra hợp pháp, không thể mua chuộc hoặc hối lộ dưới mọi hình thức với các thành viên của đoàn kiểm tra.

Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống cháy nổ, … 

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa

Các yếu tố quyết định đến số vốn cho cửa hàng như sau:

Chi phí cho cơ sở vật chất cơ bản của cửa hàng: Nó bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua và lắp quầy, kệ, bảng biển, các vật dụng cơ bản khác như máy bắn giá, giấy tờ, bút mực, máy tính tay.

Chi phí cho trang thiết bị công nghệ khác: gồm camera, máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm bán hàng, điều hoà, bảo ôn (tủ lạnh).

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Vốn lấy hàng trưng bày và bán hàng trong khoảng 1 tuần

Vốn lưu động để đặt hàng hoặc mở rộng mặt hàng

Chi phí nhân viên bán hàng

Chi phí cho truyền thông, quảng cáo: bao gồm tờ rơi, băng rôn, thiết lập quan hệ với các khu công sở, bệnh viện, trường học…

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa

Trung bình để mở một cửa hàng với quy mô vừa và nhỏ đòi hỏi số vốn khoảng 200-500 triệu đồng, đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhiều sản phẩm của những thương hiệu lớn, nổi tiếng thì số vốn cần thiết ban đầu có thể lên đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra hàng tháng còn cần phát sinh những chi phí cố định khác để duy trì hoạt động của cửa hàng sữa, số tiền này dao động khoảng vài chục đến trăm triệu đồng/ 1 tháng. Chính vì vậy số tiền để mở cửa hàng sữa không phải là nhỏ, để mở được cửa hàng sữa các bạn nên chuẩn bị số vốn khoảng vài trăm triệu đồng. 

Các chi phí mở cửa hàng sữa khác

Thuê mặt bằng mở cửa hàng sữa 

Đối tượng mua sữa cho trẻ em thường là các bà mẹ bỉm sữa vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là chọn vị trí kinh doanh phù hợp, thường xuất hiện những đối tượng khách hàng này. Hãy ưu tiên chọn những địa điểm như chợ, khu chung cư,… có vị trí thoáng mát, sạch sẽ giúp sữa được bảo quản tốt hơn.

Để mở cửa hàng sữa bạn cần lựa chọn mặt bằng kinh doanh có diện tích rộng khoảng 25-50m2, đủ điều kiện trưng bày các loại sữa cần bán.

Chi phí thuê phụ thuộc vào từng khu vực:

Ngay trung tâm thành phố, gần bệnh viện hay các khu đông dân cư thì số tiền phải trả khoảng 20-40 triệu/ tháng

Ở các khu thưa dân, nông thôn thì số tiền thuê rơi vào khoảng 7-15 triệu/ tháng.

Tìm hiểu thêm:

Công bố chất lượng sữa đậu nành mè đen 

Công bố chất lượng nguyên liệu trà sữa 

Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa đậu nành 

Hướng dẫn tự công bố chất lượng sữa dạng bột 

Kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán 

Ưu tiên lựa chọn các dáng kệ phù hợp để mang lại không gian thông thoáng, đẹp mắt. Nên chọn kệ có chất liệu bằng sắt để chịu được sức nặng của các loại hộp sữa. Kệ chắc chắn sẽ đảm bảo được an toàn cho khách hàng khi đến cửa hàng mua sắm. Thiết kế của kệ nên ưu tiên đơn giản vừa tiết kiệm được chi phí vừa tiết kiệm được thời gian lau chùi, tháo lắp. Tùy vào quy mô của cửa hàng mà kệ trưng bày sữa có thể dao động từ 5-20 triệu hoặc hơn.

Quầy thanh toán: dùng để đặt các công cụ như máy tính, máy in, máy quét mã vạch. Vừa giúp việc thanh toán nhanh chóng vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp cho cửa hàng.

Mua phần mềm quản lý bán hàng kinh doanh sữa 

Phần mềm quản lý bán hàng có công dụng quản lý công nợ, hàng tồn kho, kiểm kê, tìm sản phẩm và hỗ trợ cho quá trình thanh toán. Giups tối ưu thời gian và hạn chế sai sót trong quá trình quản lý. Phần mềm quản lý bán hàng và phần cứng máy quét mã vạch, có thể mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, cho phép dùng thử để trải nghiệm.

Bạn có thể chọn mua phần mềm với giá rơi vào khoảng 100 – 600 nghìn đồng/tháng cho phần mềm, và chi phí cho các loại máy in mã vạch, máy quét, in hóa đơn,… khoảng vài triệu. Hoặc tìm mua các combo thiết bị bán hàng siêu tiết kiệm có thể giảm được 3 -5 triệu so với mua lẻ.

Chi phí làm giấy phép kinh doanh bán sữa 

Chi phí làm giấy phép kinh doanh khoảng vài trăm nghìn. Hoặc có thể thuê luật sư để được nhanh hơn, chi phí thuê luật sư khoảng 2-5 triệu.

Vốn lưu động để mở cửa hàng sữa 

Ngoài vốn cho nguồn hàng, các công cụ, quầy bán hàng ra, khi mở cửa hàng sữa cần bỏ vốn để làm vốn lưu động và phòng cho các khoản chi phí phát sinh, chi phí này rơi vào khoảng 30-100 triệu đồng hoặc hơn. 

Các loại thuế 

Khi kinh doanh bất kì ngành hàng nào các doanh nghiệp hoặc các cá nhân cũng phải chịu thuế. Trong đó bao gồm các loại thuế được nhắc đến sau đây:

Thuế môn bài

Mỗi năm doanh nghiệp phải nộp mức thuế này 1 lần tùy vào số vốn điều lệ. Năm đầu tiên, doanh nghiệp sẽ đóng khoảng 1-3 triệu đồng và cá nhân thì khoảng 300 nghìn đến 1 triệu đồng tùy vào quy mô và doanh thu.

Nếu thời điểm thành lập rơi vào thời điểm 6 tháng cuối năm thì chỉ cần nộp ½ mức thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng khi mở cửa hàng sữa 

Nếu doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT thì mới phải đóng mức thuế này. Đối với hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không phải nộp. Nếu phải nộp thuế này, doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế GTGT trước ngày 20 của tháng tiếp theo.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ phải kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Đây là khoản đánh vào doanh thu thuần (số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí hợp lệ). Nếu khoản chênh lệch này dưới 0 tức là doanh nghiệp bị lỗ và khoản thuế này được miễn.

Thuế thu nhập cá nhân khi mở cửa hàng sữa 

Theo quy định, người có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập không thường xuyên 

Khi chi trả cho những hợp đồng nhân công bên ngoài, không phải cán bộ hay công nhân trong doanh nghiệp, luôn phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng và ghi lại biên lai. Doanh nghiệp ghi rõ số biên lai và nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế.

Đến cuối năm, người được thuê sẽ đến cơ quan thuế để hoàn tất thủ tục, nếu tổng mức thu nhập dưới 9 triệu thì được hoàn trả lại 10% đã trích, còn nếu hơn thì cơ quan thuế sẽ tính thuế phải nộp và bù trừ với khoản đã trích.

Ngoài các khoản thuế trên, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp chọn sẽ phải đóng thêm các loại thuế khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế môi trường, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên ….

Lưu ý những rủi ro khi kinh doanh cửa hàng sữa 

Trước khi kinh doanh, bạn không chỉ tính đến lợi nhuận hay các điều kiện để mở cửa hàng. Mà còn phải tính đến rủi ro để kinh doanh không bị lỗ hay phá sản. Đây là một số rủi ro khi kinh doanh sữa mà bạn có thể tham khảo

Sai lầm khi lựa chọn mặt bằng

Là dòng sản phẩm thường xuyên, phục vụ nhu cầu ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên khi mua hàng người tiêu dùng thường rất cẩn trọng. Lựa chọn những cửa hàng có uy tín và được nhiều người giới thiệu. Châm ngôn “buôn có bạn, bán có phường”, chỉ đúng với nghành hàng thời trang, mỹ phẩm và thức ăn đồ uống. Còn kinh doanh sữa có đặc thù riêng. Nên khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh, bạn nên suy nghĩ cẩn trọng trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm gần các cửa hàng đã có trước. Vì họ đã có nhiều năm nhiều năm kinh doanh và có lượng khách hàng quen thuộc.

Chọn địa điểm để mở cửa hàng kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nó là lý do lớn nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh.

Nếu không có chỗ để xe sẽ khiến khách hàng khó dừng xe để vào mua hàng.

Nhu cầu của khách là thường mua sắm vào buổi chiều vì lúc này là giờ tan làm, nên nếu cửa hàng ngược chiều đi về của khách cũng khiến khách ngại qua đường để vào mua hàng

Vì thế, khi chọn mặt bằng kinh doanh, hãy cố gắng lựa chọn sao cho thuận tiện cho khách dừng chân mua hàng.

Tìm hiểu thêm:

Mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống 

Mở quán trà sữa cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để kinh doanh 

Dịch vụ xin giấy phép lưu hành tự do sữa hạt óc chó 

Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do sữa hạt macca 

Không xác định được nhu cầu của khách hàng trong khu vực

Tùy thuộc vào khu vực mà bạn lựa chọn mở cửa hàng bán sữa sẽ có những khách hàng khác nhau. Nếu thiếu kỹ năng phân tích sẽ khiến lựa chọn mặt hàng kinh doanh sai cách.

Ví dụ nếu bạn mở cửa hàng bán sữa tại khu vực thành phố. Khách hàng thường là những tầng lớp tri thức và có sự hiểu biết về dinh dưỡng, và khôn ngoan trong việc lựa chọn sản phẩm. Nên nếu bạn nhập các dòng sữa có dinh dưỡng thấp, người mua sẽ không lựa chọn mua hàng tại cửa hàng của bạn. Vô tình sẽ hạ uy tín của cửa hàng.

Nên nếu mở cửa hàng tại khu vực thành phố hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cao. Tham khảo các thương hiệu sữa nổi tiếng như: Abort, Humana hay Enfa,… Ngược lại khi mở cửa hàng tại khu vực nông thôn, lựa chọn những sản phẩm có giá thành cao sẽ không hợp lý. Hãy chọn những dòng sản phẩm có nguồn dinh dưỡng vừa đủ, giá thành phải chăng như: Vinamilk, Nutifood, Eneright…

Chiến lược định giá sản phẩm sai

Giá quá cao: Nếu giá sữa được đặt quá cao so với giá trị thực của nó hoặc so với các sản phẩm cạnh tranh, khách hàng có thể từ chối mua hàng và chuyển sang các sản phẩm khác.

Giá quá thấp: Mặc dù có thể thu hút nhiều khách hàng ban đầu, giá quá thấp có thể làm giảm lợi nhuận và cảm giác về chất lượng của sản phẩm.

Sự không nhất quán giữa giá và giá trị: Nếu sản phẩm được giá rẻ nhưng lại được quảng cáo là sản phẩm cao cấp, khách hàng có thể cảm thấy mất niềm tin và không trung thành với thương hiệu.

Không tối ưu hóa lợi nhuận: Chiến lược định giá không chỉ liên quan đến việc tạo ra doanh thu mà còn liên quan đến việc tối ưu hóa lợi nhuận. Một chiến lược định giá không tốt có thể dẫn đến việc lỗ vốn hoặc lợi nhuận không đủ.

Không cân nhắc được chi phí sản xuất và chi phí hoạt động: Nếu giá sữa không phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất và hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh bền vững.

Sử dụng các chiến lược truyền thông, quảng cáo sẽ giúp hình ảnh của cửa hàng có thể đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Nếu trong việc kinh doanh, mà bạn không có bất kỳ một chiến lược nào, sẽ khiến hình ảnh cửa hàng mờ nhạt, khách hàng vừa không biết đến tên tuổi, vừa không biết dịch vụ của cửa hàng ra sao. Cho dù bạn có đầu tư cho cửa hàng kinh doanh đến mấy cũng rất dễ dẫn đến thất bại.

Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn điều kiện gì
Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn điều kiện gì

Lựa chọn nguồn hàng sữa nhập khẩu không đảm bảo, nhập số lượng hàng quá lớn

Việc lựa chọn nguồn hàng sữa nhập khẩu không đảm bảo và nhập số lượng hàng quá lớn có thể mang lại các rủi ro sau:

Chất lượng không đảm bảo: Nguồn hàng nhập khẩu có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và gây ra vấn đề về uy tín cho doanh nghiệp.

Vấn đề về tồn kho: Nếu nhập quá nhiều hàng, có thể dẫn đến tình trạng tồn kho dư thừa. Tồn kho lớn có thể gây lãng phí và ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp do cần phải chi trả chi phí lưu trữ và vận chuyển.

Thất thoát và hỏng hóc: Sữa là sản phẩm dễ hỏng và có nguy cơ thất thoát nếu không được quản lý và vận chuyển một cách cẩn thận. Nếu hàng hóa bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ, doanh nghiệp có thể phải chịu thiệt hại về tài chính.

Rủi ro về thị trường: Thị trường có thể biến động và cạnh tranh khốc liệt, điều này có thể làm giảm giá trị của hàng tồn kho hoặc làm giảm giá bán của sản phẩm để thu hút khách hàng.

Rủi ro về động thái pháp lý và quy định: Một số quốc gia có thể áp đặt các hạn chế hoặc thuế nhập khẩu mới, điều này có thể ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của sản phẩm.

Gia Minh mong rằng với những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sữa, giúp quý khách hàng có thể mở thành công một cửa hàng kinh doanh sữa.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa 

Mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì? 

Kinh doanh sữa bột trẻ em cần điều kiện gì? 

Giấy chứng nhận ATTP cho cửa hàng sữa tươi 

Công bố chất lượng sản phẩm sữa 

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa hạt óc chó

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo