Không có hoá đơn đầu vào mà đã xuất hoá đơn đầu ra xử lý thế nào

1/5 - (1 bình chọn)

Không có hoá đơn đầu vào mà đã xuất hoá đơn đầu ra xử lý thế nào

Khi bạn kinh doanh, có thể xảy ra trường hợp bạn đã xuất hoá đơn đầu ra mà không có hoá đơn đầu vào. Điều này có thể gây khó khăn và bối rối trong việc quản lý thuế và tài chính của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về không có hoá đơn đầu vào mà đã xuất hoá đơn đầu ra xử lý thế nào tình huống này và đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định thuế một cách đúng đắn.

Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào có được không?
Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào có được không?

Cơ sở pháp lý quy định về xuất hóa đơn

  • Thông tư 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 08 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế​;
  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ;
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp​;
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2020 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Hóa đơn đầu vào, đầu ra là gì?

Về hóa đơn đầu vào:

Hiện hành, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hoá đơn đầu vào tuy nhiên có thể hiểu hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn xuất hiện khi doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, sử dụng dịch vụ, nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Về hóa đơn đầu ra:

Hóa đơn đầu ra là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện các nội dung gồm tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.

Hóa đơn đầu ra là hóa đơn bên bán phát hành cho bên mua, khi có giao dịch hàng hóa, cung cấp dịch vụ diễn ra.

Như vậy, có thể hiểu, khi doanh nghiệp là bên mua trong giao dịch, thì hóa đơn nhận được là hóa đơn đầu vào. Ngược lại, khi là bên bán, hóa đơn doanh nghiệp xuất cho bên mua là hóa đơn đầu ra.

Hóa đơn đầu vào dùng để ghi nhận các chi phí và hóa đơn đầu ra được dùng để tính doanh thu của doanh nghiệp.

Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào không?

Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản liên quan, các cơ sở kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn.

Tức là bên bán phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).

Như vậy, việc bên bán không giao hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm lập hóa đơn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

STT

Hoạt động

Thời điểm lập hóa đơn

1

Bán hàng hóa

Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

2

Cung cấp dịch vụ

– Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

– Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)

3

Các trường hợp khác

 

Ví dụ: Mua hàng ngày 01/6/2023 và bán, xuất hóa đơn cho khách hàng trong ngày trong khi bên bán chưa xuất hóa đơn đầu vào nhưng đã có hợp đồng mua hàng, biên bản giao hàng hóa, phiếu nhập kho…Đến tháng 7/2023 bên bán mới xuất hóa đơn đầu vào cho bên mua.

Lúc này bên bán sẽ bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Không có hoá đơn đầu vào mà đã xuất hoá đơn đầu ra xử lý thế nào

VIệc bạn chưa có hóa đơn đầu vào mà đã có hóa đơn đầu ra là sai. Nhưng để có thể hợp thức hóa được việc trên thì bạn cần phải có hõa đơn đầu vào. Cụ thể việc tạo hóa đơn đầu vào sẽ tiến hành như sau:

Xử lý theo cách hàng đi vay mượn và sẽ được trả lại khi có hàng

Xử lý theo cách hàng đi vay mượn và sẽ được trả lại khi có hàng

Thông Tư : 119/2014/TT- BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Sửa đổi, bổ sung một số điều

  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
  • Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013
  • Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính

Để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế​

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung

Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật

Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng.

  • Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
  • Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế giá trị gia tăng.

Cách mua hóa đơn bán lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường

Ghi chú: thận trọng khi dùng cách này vì với cách này thì bạn phải cân đối thuế thu thu nhập doanh nghiệp sao cho chi phí như quản lý: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý…..sao cho tổng tiền chi phí quản lý này bằng với số tiền của hóa đơn lẻ này để tránh phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính

Theo điều 9, nghị định số: 218/2013/NĐ-CP  Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp​

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vậy:

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.

Các trường hợp thường gặp phải là:

1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.

2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.

Thứ nhất, Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn giá trị gia tăng hay VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)

Thứ hai, Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép doanh nghiệp tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đồng đều không được bên thuế chấp nhận

Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.5: các khoản không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng doanh thu tính thuế x 20%

Như vây, Với cách cuối năm chỉ việc loại nó ra là xong.

Một số lưu ý đối với doanh nghiệp về thời điểm xuất hóa đơn

Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào hay không?
Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 16 Thông tư 39/TT-BTC Quy định về thời điểm xuất hoá đơn GTGT cụ thể như sau:

Thời điểm xuất hóa đơn hàng hoá:

– Thời điểm lập hoá đơn GTGT (Ngày lập) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ví dụ: Ngày 01/01/2021 một Công ty thương mại A có xuất hàng ra khỏi kho bán cho khách hàng Thì ngày hôm đó Công ty phải xuất hóa đơn (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được)

– Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa được giao tương ứng.

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ:

– Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Nếu DN cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Lưu ý:

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”. (Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Chú ý: Khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn.

Theo Công văn Số 13675/BTC-CST ngày ngày 14/10/2013 của Bộ tài chính gửi cho hội kiểm toán Việt Nam:

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.

Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình:

– Ngày lập hóa đơn thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng, xây lắp:

– Ngày lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Một số lưu ý:

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Trường hợp DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu:

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sử dụng Hóa đơn thương mại.

– Thời điểm xuất hóa đơn hàng xuất khẩu cũng được xác định như thời điểm bán hàng hóa bên trên (Tức là ngày chuyển giao hàng cho khách hàng)

– Nhưng Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Mức phạt xuất hóa đơn đầu ra nhưng không có hóa đơn đầu vào

Khi bên mua chứng minh được tại thời điểm mua hàng đã có biên bản bàn giao, phiếu nhập kho, hợp đồng mua hàng…và bên bán là bên vi phạm do không xuất hóa đơn cho bên mua. Do đó bên bán sẽ bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hoá đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây

  • Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
  • Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
  • Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế…

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;…

Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

Phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng

Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào

Quy định về xuất hóa đơn đầu ra và bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào
Quy định về xuất hóa đơn đầu ra và bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào

Thực hiện tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống hóa đơn điện tử https://hoadondientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản cơ quan thuế cấp.

Bước 2: Chọn ô “Tra cứu” rồi click vào “Tra cứu hoá đơn”.

Bước 3: Click chọn ô “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”.

Khi bạn muốn xem thông tin hóa đơn, chọn “Tìm kiếm”. Tại nơi hiển thị kết quả, click vào hoá đơn muốn xem để có thể thực hiện các chức năng như: Xem, In, Xuất Excel, Xuất XML.

Không có hoá đơn đầu vào mà đã xuất hoá đơn đầu ra xử lý thế nào có thể gây ra nhiều bối rối. Tuy nhiên, việc nắm rõ quy định thuế, tuân thủ các quy trình và liên hệ với cơ quan thuế có thể giúp bạn xử lý tình huống này một cách hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

Báo giá hóa đơn điện tử Misa

Quy định sử dụng hóa đơn điện tử. 

Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai 2022 mới nhất.

Chữ ký số trên hóa đơn điện tử và những lưu ý cần biết

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng

Nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử kế toán nhất định phải biết

Doanh nghiệp nên mua phần mềm hóa đơn điện tử nào để đạt hiệu quả cao nhất

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo