KHOẢN PHỤ CẤP ĂN TRƯA CÓ PHẢI ĐÓNG BHXH KHÔNG?

Rate this post

KHOẢN PHỤ CẤP ĂN TRƯA CÓ PHẢI ĐÓNG BHXH KHÔNG?

Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chủ đề quan trọng và được quan tâm trong môi trường lao động hiện nay. Trong đó, câu hỏi về việc khoản phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Liệu khoản phụ cấp này có phải đóng BHXH hay không? Và nếu không đóng, liệu có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người lao động? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Các khoản phụ cấp không phải đóng bhxh mới nhất năm 2023
Các khoản phụ cấp không phải đóng bhxh mới nhất năm 2023

Phụ cấp ăn trưa là gì? 

Phụ cấp ăn trưa là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động ngoài khoản tiền lương ra, dùng hỗ trợ bữa trưa cho người lao động, Khoản tiền không bắt buộc phải có đối với nhiều trường hợp công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ thì phụ cấp ăn trưa bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động (theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).

Mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca tối đa là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành. Không có quy định giới hạn về mức tiền ăn trưa. Ăn giữa ca. Như vậy, tùy vào điều kiện kinh tế. Tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể quy định tự do về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca này.

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH lại quy định: mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Nghĩa là mức phụ cấp tiền ăn trưa này vẫn không bị giới hạn, nhưng khi vượt quá giới hạn định mức mà Thông tư 26 nêu trên thì sẽ phải chịu nghĩa vụ tài chính đối với phần vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. 

Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a. Tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

(1) Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương. Bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động;

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

(2) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:

Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động. Tính chất phức tạp công việc. Điều kiện sinh hoạt. Mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

(3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

Phụ cấp ăn trưa có tính thuế tncn
Phụ cấp ăn trưa có tính thuế tncn

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

– Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Các khoản hỗ trợ như:

+ Xăng xe;

+ Điện thoại;

+ Đi lại;

+ Tiền nhà ở;

+ Tiền giữ trẻ;

+ Nuôi con nhỏ.

– Hỗ trợ khi NLĐ:

+ Có thân nhân bị chết;

+ Có người thân kết hôn;

+ Sinh nhật của NLĐ.

– Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ. BNN;

– Các khoản hỗ trợ. Trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Pháp luật quy định về khoản phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không? 

Trước tiên để trả lời cho vấn đề này. Cần hiểu phụ cấp ăn trưa là gì? Phụ cấp ăn trưa hiện nay được hiểu là khoản tiền mà người lao động được cấp khi làm việc tại đơn vị sử dụng lao động trong thời gian nghỉ ăn trưa. Mức phụ cấp ăn trưa được đơn vị sử dụng lao động quy định. Vậy phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không?

Phụ cấp ăn trưa là gì? quy định của pháp luật về phụ cấp ăn trưa
Phụ cấp ăn trưa là gì? quy định của pháp luật về phụ cấp ăn trưa

Hiện nay căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động. Kỷ luật lao động. Trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Hay Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật khác có quy định như: Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Luật an toàn. Vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hay Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm tai nạn lao động. Bệnh nghề nghiệp. Cấp sổ bảo hiểm xã hội. Thẻ bảo hiểm y tế thì trong năm 2019 các khoản thu nhập không đóng bảo hiểm xã hội. Bao gồm các khoản dưới đây. 

Các khoản thu nhập, tiền lương thưởng không phải đóng bảo hiểm xã hội

– Các khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;

– Các khoản tiền thưởng sáng kiến cho người lao động;

– Khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ xăng xe cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ điện thoại cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ đi lại cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ tiền nhà ở cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ khi thân nhân bị chết cho người lao động;

– Khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

– Khoản hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

– Có các khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

– Các khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi không may bị mắc bệnh nghề nghiệp;

– Ngoài ra còn có các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Tiền phụ cấp ăn trưa có phải đóng bhxh không?
Tiền phụ cấp ăn trưa có phải đóng bhxh không?

Tóm lại, các quy định của pháp luật đã chỉ ra tất cả các khoản thu mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, và theo đó có thể thấy rằng khoản phụ cấp ăn trưa là khoản phụ cấp lương mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp tiền ăn trưa, ăn giữa ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo như nêu trên, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Thêm vào đó, Tiết g.5 Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: 

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp công ty trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động mỗi tháng thì: khoản tiền này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức chi cao hơn quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH thì có phải đóng BHYT không?

– Câu trả lời là không.

– Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Do đó mà những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH thì cũng không phải đóng BHYT.

Các câu hỏi thường gặp về khoản phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không

Phụ cấp ăn trưa có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: 

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.[…]”

Phụ cấp xăng xe, điện thoại ăn trưa phải phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Phụ cấp xăng xe, điện thoại ăn trưa phải phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Như vậy, tiền ăn trưa, ăn giữa ca sẽ không phải đóng BHXH nếu các khoản này được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Phụ cấp lương bao gồm những khoản tiền nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn trưa như thế nào?

– Ăn theo ngày thực tế làm việc. Kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi);

– Ngày không làm việc. Kể cả ngày nghỉ ốm đau. Thai sản. Nghỉ phép. Nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.

– Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;

– Ngoài những nguyên tắc nêu trên. Công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác. Nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

– Đối với những công ty sản xuất. Kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng BHXH bắt buộc?

Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định: “Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như các khoản hỗ trợ xăng xe. Điện thoại. Đi lại, …”.

=> Theo quy định nêu trên thì tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không phải đóng BHXH bắt buộc.

Quy định về phụ cấp ăn trưa như thế nào?
Quy định về phụ cấp ăn trưa như thế nào?

Có được thỏa thuận các khoản phụ cấp không đóng BHXH bắt buộc với mức cao không?

Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản phụ cấp lương sẽ theo thỏa thuận của các bên. Căn cứ vào tính chất. Mức độ phức tạp của công việc; gắn với quá trình làm việc và kết quả làm việc.

Đồng thời hiện nay. Pháp luật không quy định về mức tối đa. Mức tối thiểu của các khoản phụ cấp này.

=> Do đó. NLĐ và công ty có thể tự thỏa thuận về mức của các khoản phụ cấp không đóng BHXH bắt buộc ở mức cao.

Ví dụ: Lương cơ bản (lương đóng BHXH) 4 triệu. Hỗ trợ xăng xe là 3 triệu đồng/tháng. Hỗ trợ nhà ở 5 triệu đồng/tháng.

Khoản phụ cấp ăn trưa là một khoản tiền được trả cho nhân viên để hỗ trợ chi phí ăn uống trong quá trình làm việc. Vấn đề khoản phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm Theo quy định của pháp luật lao động. Phụ cấp ăn trưa không được tính vào mức lương cơ bản và không thuộc lương hưu, lương bảo hiểm xã hội (BHXH). Vì vậy, nhà tuyển dụng không cần đóng BHXH cho khoản phụ cấp này. Việc đóng BHXH cho khoản phụ cấp ăn trưa phụ thuộc vào cách tính toán và quy định của nhà tuyển dụng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần nắm rõ quy định của pháp luật lao động để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong việc trả lương cho nhân viên.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN    

09 đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 

Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm  

Xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý là giám đốc – phó giám đốc 

Không có bằng cấp người nước ngoài có thể xin cấp giấy phép lao động 

Dịch vụ xin giấy phép lao động TPHCM 

Dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài 

Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài 

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động 

Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Quy định về tiền ăn trưa, ăn giữa ca mới nhất
Quy định về tiền ăn trưa, ăn giữa ca mới nhất

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo