Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con 

Rate this post

Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con

Chế độ thai sản mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho mẹ, bé và cả gia đình. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé mà còn là một phần quan trọng của quyền lợi lao động và sự bình đẳng trong xã hội. Như vậy người lao động nữ mang thai hộ khi sinh con được hưởng những chế độ thai sản nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ được hồ sơ Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con.

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Cha mẹ có thể vì nhiều lý do, như điều kiện sức khỏe không cho phép, mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định khá đầy đủ về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 22 Điều 3 như sau:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc mang thai hộ người khác vì mục đích thương mại sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con 
Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con

Điều kiện Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con 

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Vợ chồng đang không có con chung;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

(Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP)

Điều kiện để lao động nữ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản là gì?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Lao động nữ mang thai;

Lao động nữ sinh con;

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ mới nhất

Công thức tính:

Mức hưởng chế độ sinh con = {( Mbqtlt ) / 30 ngày} x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó: Mbqtlt : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hoặc mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ mang thai hộ chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;

Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;

Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;

Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;

Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ

Việc giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 3, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ như trên cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lao động nữ mang thai hộ trong thời gian mang thai được nghỉ việc khám thai mấy lần?

Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Lao động nữ mang thai được ưu tiên hưởng quyền lợi gì?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, người lao động nữ mang thai sẽ được ưu tiên hưởng 09 quyền lợi sau đây:

Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa trong thời gian mang thai

Được quyền chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai

Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đang mang thai, nghỉ thai sản

Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian mang thai

Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai

Có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi đang mang thai

Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con

Được hưởng chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội

Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai, nghỉ thai sản

Con sinh ra nhờ mang thai hộ là con của ai?

Đây là một trong những vấn đề thường gây tranh cãi hiện nay. Theo quy định tại Luật HN&GĐ thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện bằng cách:

Lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm;

Cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ để người này mang thai và sinh con.

Do đó, về mặt sinh học, có thể khẳng định người con sinh ra là con của cặp vợ chồng mang thai hộ, được tạo ra từ noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng này.

Đồng thời, về mặt pháp lý, Điều 94 Luật HN&GĐ nêu rõ:

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra

Như vậy, có thể khẳng định, khi đứa trẻ được sinh ra thì đây chính là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Các khoản chi phí cần trả khi nhờ mang thai hộ

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT, các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ phải chi trả gồm:

Chi phí đi lại;

Chi phí liên quan đến y tế: Thực hiện dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh; các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất…

Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận…

Những chi phí này theo thỏa thuận của các bên hoặc theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.

Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo Điều 187 Bộ luật Hình sự quy định:

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đối với 02 người trở lên;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

Tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào lực lượng lao động mà còn chịu trách nhiệm với vai trò làm mẹ. Việc hưởng chế độ thai sản mang lại cho họ thời gian quý báu để chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi. Là một phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng, tôn trọng và phát triển bền vững. Hy vọng rằng bài viết trên của Gia Minh có thể giúp quý khách hàng biết được hồ sơ cũng như mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tư vấn Dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay 

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu 

Khoản phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không 

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu tại Tphcm 

Thủ tục báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo