Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không

1/5 - (1 bình chọn)

Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không

Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi quan trọng này và cung cấp thông tin hữu ích về việc dịch hoá đơn nước ngoài sang tiếng Việt. Chúng ta sẽ khám phá các ưu điểm, nhược điểm và quy trình dịch thuật hoá đơn nước ngoài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chứng từ kế toán nước ngoài có bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt hay không?
Chứng từ kế toán nước ngoài có bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt hay không?

Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán.

Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy đối với chứng từ kế toán nước ngoài thì khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Còn các trường hợp khác thì không cần.

Hóa đơn nước ngoài có dịch ra tiếng Việt không?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Theo đó, khoản 1 Điều 11 Luật Kế toán 2015 quy định chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Đồng thời, khoản 5 Điều 5 Nghị định Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về chứng từ kế toán như sau:

  • Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
  • Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC nêu rõ, ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt: Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài dài hơn 20 trang giấy A4, người nộp thuế cần có văn bản giải trình, đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

Như vậy, theo quy định nêu trên, các hóa đơn chứng từ tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.

Không dịch hóa đơn tiếng nước ngoài ra tiếng Việt có bị phạt không?

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
  • Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
  • Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
  • Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
  • Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
  • Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
  • Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Như vậy, đối với hành vi không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định, sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.

Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ghi sổ kế toán có được sử dụng ngoại tệ hay không?

Chứng từ kế toán nước ngoài không dịch ra tiếng Việt thì có bị phạt hay không?
Chứng từ kế toán nước ngoài không dịch ra tiếng Việt thì có bị phạt hay không?

Tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

Điều 3. Đơn vị tiền tệ trong kế toán

Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Điều 4. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán

1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

  • Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
  • Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

  • Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
  • Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Như vậy việc sử dụng ngoại tệ trong dịch vụ kế toán chỉ áp dụng đối với đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định trên và đơn vị kế toán chỉ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Hóa đơn nước ngoài có cần đóng dấu, chữ ký không?

Tương tự như một số loại hóa đơn thông thường, hóa đơn nước ngoài (thường là hóa đơn thương mại quốc tế) cũng có một số nội dung như:

  • Loại hóa đơn, số hóa đơn, thời gian lập hóa đơn.
  • Thông tin người bán: Tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ trang web, email của người bán.
  • Thông tin người mua: Tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản giao dịch, hình thức thanh toán của người mua.
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, số tiền thuế GTGT, tổng tiền sau thuế của hàng hóa, dịch vụ.
  • Chữ ký của người bán, người mua.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 38/2015/TT-BTC:

Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó.

Như vậy, theo quy định trên, hóa đơn nước ngoài không bắt buộc phải có dấu, chữ ký.

Thời hạn xuất trình hóa đơn nước ngoài khi nhập khẩu hàng hóa

Thông tư Liên tịch đã quy định, đối với hàng nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết, bày bán thì đơn vị sản xuất, kinh doanh phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra.

Trường hợp sau khi xuất trình giấy tờ, cơ quan kiểm tra xác định nguồn gốc hàng hóa không hợp pháp, hàng hóa sẽ bị tạm giữ để đối chiếu hồ sơ, xác minh để làm rõ nguồn gốc hàng hóa để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh, hoặc hóa đơn, chứng từ giả, chưa có giá trị sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng,… cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm.

Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không
Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không

Xem thêm:

Dịch vụ mua bán công ty cổ phần

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Điều kiện để hóa đơn nước ngoài được chấp nhận là chi phí hợp lý

Theo Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Mặt khác, theo Điều 4, Thông tư 96/2015 về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, theo các quy định trên, hóa đơn nước ngoài được chấp nhận là chi phí hợp lý nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hai bên có hợp đồng hoặc hóa đơn phù hợp với nội dung chi phí.
  • Có tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng phù hợp với hợp đồng.
  • Kê khai, khấu trừ đầy đủ thuế nhà thầu nước ngoài.
  • Chi phí phát sinh phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm của việc dịch hoá đơn nước ngoài sang tiếng Việt

Việc dịch hoá đơn nước ngoài sang tiếng Việt mang lại nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Tăng tính chính xác và minh bạch: Hóa đơn là một chứng từ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, thể hiện các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, thuế,… Việc dịch hóa đơn sang tiếng Việt giúp doanh nghiệp hiểu rõ các thông tin trên hóa đơn, từ đó đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
  • Hỗ trợ công tác kế toán, kiểm toán: Hóa đơn là một trong những chứng từ quan trọng trong công tác kế toán, kiểm toán. Việc dịch hóa đơn sang tiếng Việt giúp doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ, sắp xếp và đối chiếu hóa đơn, từ đó hỗ trợ công tác kế toán, kiểm toán.
  • Tạo thuận lợi cho việc giao dịch với đối tác nước ngoài: Việc dịch hóa đơn sang tiếng Việt giúp doanh nghiệp dễ dàng giao dịch với đối tác nước ngoài, từ đó mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh.

Nhược điểm của việc dịch hoá đơn nước ngoài sang tiếng Việt

Doanh nghiệp được tự dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài?
Doanh nghiệp được tự dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài?

Việc dịch hóa đơn nước ngoài sang tiếng Việt cũng có một số nhược điểm, cụ thể như sau:

  • Tốn kém chi phí: Chi phí dịch hóa đơn nước ngoài sang tiếng Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngôn ngữ, độ khó của hóa đơn, số lượng hóa đơn,… Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí dịch thuật trước khi quyết định dịch hóa đơn.
  • Tốn thời gian: Thời gian dịch hóa đơn nước ngoài sang tiếng Việt phụ thuộc vào số lượng hóa đơn và độ khó của hóa đơn. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc thời gian dịch thuật trước khi quyết định dịch hóa đơn.
  • Rủi ro sai sót: Nếu bản dịch không chính xác có thể dẫn đến các vấn đề trong công tác kế toán, kiểm toán, giao dịch với đối tác,… Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị dịch thuật uy tín để đảm bảo chất lượng dịch thuật.

Hoá đơn nước ngoài có dịch ra tiếng việt không? có ưu điểm và nhược điểm riêng. Quyết định dịch hoá đơn hay không phụ thuộc vào nhu cầu và tài chính của bạn. Việc này giúp tuân thủ luật pháp và tạo lòng tin đối với đối tác và khách hàng Việt Nam.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm uy tín giá rẻ

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm – trọn gói 2.500.000đ

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập

Hướng dẫn khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh

Thuế môn bài là gì? cách nộp thuế và thời hạn nộp thuế môn bài

Khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo