Giải trình hoá đơn bất hợp pháp

Rate this post

Khi cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện hoá đơn của doanh nghiệp có nhiều yếu tố bất hợp pháp, lúc này doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện giải trình hoá đơn bất hợp pháp. Để giúp Quý khách hàng tránh phải những khó khăn, khi bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình hoá đơn bất hợp pháp. Luật Gia Minh xin chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong bài viết này.

Giải trình hoá đơn bất hợp pháp là gì
Giải trình hoá đơn bất hợp pháp là gì

Hoá đơn là gì?

Hoá đơn là một tài liệu chứng từ chính thức ghi lại thông tin về giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua. Nó được sử dụng để xác nhận việc mua bán và là một bằng chứng pháp lý về giao dịch đó.

Một hoá đơn thường bao gồm các thông tin sau:

Thông tin về người bán: Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người bán.

Thông tin về người mua: Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người mua.

Mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ: Các chi tiết về hàng hóa hoặc dịch vụ được mua bán, bao gồm mô tả, số lượng, đơn giá, đơn vị tính, thuế và tổng cộng.

Ngày và số hoá đơn: Ngày giao dịch được thực hiện và số hoá đơn duy nhất để xác định giao dịch cụ thể.

Tổng cộng và thanh toán: Tổng số tiền phải thanh toán, bao gồm cả thuế và các khoản phí khác (nếu có).

Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán được sử dụng để thanh toán số tiền trong hoá đơn.

Chữ ký và xác nhận: Chữ ký của người bán và người mua, xác nhận rằng thông tin trong hoá đơn là chính xác và đồng ý với các điều khoản và điều kiện của giao dịch.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Hoá đơn có vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và thuế, bởi vì nó cung cấp bằng chứng về giao dịch và là căn cứ để tính toán và nộp thuế. Ngoài ra, hoá đơn cũng có tính chất pháp lý, có thể được sử dụng trong các tranh chấp và khiếu nại liên quan đến giao dịch mua bán.

Giải trình hoá đơn bất hợp pháp?

Mức xử lý vi phạm hóa đơn đơn bất hợp pháp
Mức xử lý vi phạm hóa đơn đơn bất hợp pháp

Hóa đơn bất hợp pháp là gì?

Theo Điều 22, Thông tư số 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014, thì: 

Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là hành vi sử dụng:

Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Tham khảo thêm

Mức phạt sử dụng hoá đơn không hợp pháp

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng:

Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

Mức xử lý vi phạm hóa đơn đơn bất hợp pháp

Thực hiện giải trình hoá đơn bất hợp pháp như thế nào?
Thực hiện giải trình hoá đơn bất hợp pháp như thế nào?

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (Khoản 2 Điều 10, Khoản 5 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC):

Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn  trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng:

Nếu chứng minh được đã gửi thông báo cho cơ quan thuế trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được do thất lạc thì không bị xử phạt.

Phạt tiền 6.000.000 đồng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm còn lại.

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (Khoản 1, 5 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC):

Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung thì mức xử phạt như sau:

Nếu đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc thì không bị xử phạt.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm còn lại.

Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Trường hợp doanh nghiệp có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:

Cách thức giải trình hoá đơn bất hợp pháp
Cách thức giải trình hoá đơn bất hợp pháp

Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định.

(Phạt từ 1 – 3 lần số thuế trốn)

Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định.

(Phạt từ 20 – 50 triệu)

Trong thực tế, ngày một gia tăng các DN bỏ trốn, bỏ địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn; mua bán hóa đơn bất hợp pháp để khai khấu trừ thuế; ghi hóa đơn không đúng quy định; sử dụng giấy tờ giả để thành lập công ty, ẩn lậu doanh thu; hành vi lừa đảo bằng hình thức huy động vốn… Trong đó, hành vi bán hàng không xuất hoá đơn ở các loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại, xây dựng… diễn ra phổ biến.

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện hoặc được cơ quan Thuế thông báo về những hóa đơn đầu vào là mua của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh thì kế toán phải xác định xem thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào đó là trước hay sau khi doanh nghiệp bỏ trốn:

Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì Cục Thuế phải kiểm tra xem xét, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định có hàng hóa thực tế mua hay mua bán hóa đơn khống để xử lý vi phạm.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh bỏ trốn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế.

Và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp, thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật:

  • Có hợp đồng mua bán,
  • Văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có),
  • Phiếu xuất kho,
  • Phiếu nhập kho, c
  • Chứng từ thanh toán tiền;

Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng, để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra và đã kê khai thuế, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì cơ sở kinh doanh, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tham khảo thêm

Hàng cho biếu tặng có được khấu trừ thuế không

Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán

Thuế GTGT: Không kê khai thuế GTGT đầu vào, hạch toán thuế GTGT vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế

Thuế TNDN: Hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế

Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán

Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc DN đã xin hoàn thuế, DN sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính

Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh chi phí đã hạch toán sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp này, sẽ ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính

Lưu ý: Ngoài ra, nếu có đủ yếu tố, Doanh nghiệp còn có thể bị cơ quan thuế xử phạt về hành vi xuất khống hóa đơn đầu ra (do đầu vào không hợp pháp).

Tham khảo thêm

Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại sao kê tài khoản của cá nhân nộp

Khi tham gia quyết toán cho 1 DN chúng tôi đã gặp phải tình huống sau:

Như thế nào là hoá đơn bất hợp pháp
Như thế nào là hoá đơn bất hợp pháp

Cơ Quan thuế đã kiểm tra và phát hiện Doanh nghiệp có 05 hóa đơn đầu vào (Liên 2) đã kê khai thuế GTGT và tính vào chi phí. 05 Hóa đơn trên thuộc Doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh, Tổng trị giá 5 hóa đơn là 2 tỷ (Thuế GTGT là 200tr).

Cơ quan Thuế yêu cầu xuất toán toàn bộ chi phí và thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, truy thu và phạt chậm nộp LÝ DO: ĐÓ LÀ HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

=> KẾ TOÁN TIẾN HÀNH GIẢI TRÌNH NHƯ SAU:

 Về thuế GTGT:

Doanh nghiệp chứng minh được tại thời điểm mua hàng Doanh nghiệp bán vẫn đang hoạt động, hóa đơn GTGT đã được thông báo phát hành và có giá trị sử dụng (không phải hóa đơn bất hợp pháp như quy định tại ĐIỀU 22 THÔNG TƯ 39/2014/TT-BTC)

 Thuế TNDN:

Có đầy đủ bộ hồ sơ chứng minh các hóa đơn mua vào đó là có thực (theo quy định tại ĐIỀU 4 TT96/2015/TT-BTC sửa đổi điều 6 TT78/2014/TT-BTC)

Hợp đồng mua bán 2 bên

Hóa đơn đầu vào (Liên 2)

Biên bản bàn giao nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (nếu hóa đơn đó trên 20tr)

KÈM THEO BẢN CAM KẾT (Có đóng dấu của Doanh nghiệp)

(Lưu ý: nếu chưa xuất dùng hàng hóa đó thì phải chứng minh hàng hóa đó vẫn còn tồn trong kho)

 KẾT LUẬN:

Bạn giải trình và chứng minh được bộ hóa đơn chứng từ như trên thì DN sẽ không bị xuất toán Thuế GTGT và Thuế TNDN.

khi nào phải giải trình hoá đơn bất hợp pháp
khi nào phải giải trình hoá đơn bất hợp pháp

Quý khách hàng có những thắc mắc hay khó khăn xoay quanh vấn đề giải trình hoá đơn bất hợp pháp, có thể liên hệ Gia Minh theo Hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn về giải trình hoá đơn bất hợp pháp

Hướng dẫn cách viết giải trình hoá đơn bất hợp pháp
Hướng dẫn cách viết giải trình hoá đơn bất hợp pháp

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo