Dịch vụ kế toán cho công ty điện máy

5/5 - (1 bình chọn)

Dịch vụ kế toán cho công ty điện máy

Chu kỳ vệ sinh máy lạnh ?

Nhà sản xuất khuyên cáo: Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ tùy thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường bên ngoài.
Đối với ở nhà gia đình việc vệ sinh khoảng từ 3 – 4 tháng/lần
Đối với nhà hàng, công ty việc vệ sinh khoảng 3 tháng/lần.
Đối với nhà máy – xí nghiệp sản xuất việc vệ sinh là khoảng 1tháng/lần.

Quy trình bảo trì sạc gas máy lạnh

Nhân viên sẽ kiểm tra tình trạng máy trước khi bảo dưỡng, nếu hư hỏng thì sẽ báo giá sửa máy lạnh.
Tháo vỏ máy dàn lạnh
Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
Vệ sinh lưới lọc không khí
Mở vỏ máy dàn nóng
Vệ sinh hệ thống nước ngưng
Nắn cánh tản nhiệt
Tra dầu mở
Lắp vỏ máy
Kiểm tra lương gas hao hụt
Kiểm tra thiết bị điên, phích cắm điện tiếp xúc, thông mạch
Mua bán thương mại:
Block máy lạnh
ỐNG ĐỒNG CÁC LOẠI (ỐNG THÁI LAN)
Dây điện các loại cho máy từ 1.0 hp đến 100 hp
Mô tơ cục nóng máy lạnh các loại từ 1.0 hp đến 100 hp
Remote máy lạnh các loại
Gas sạc máy lạnh (gas 22 và gas 410)
Eke (giá đỡ) các loại cho máy 1.0 hp đến 100 hp
Ốc vít, tán nối, lắc kê vv…..

Những khó khăn của kế toán doanh nghiệp lĩnh vực Dịch vụ kế toán cho công ty điện máy

Trong quá trình làm việc, kế toán doanh nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm thường gặp phải những sai sót ở các nghiệp vụ sau:

Quản lý, theo dõi linh kiện xuất ra để lắp ráp thành phẩm:

Đối với doanh nghiệp lĩnh vực thiết bị điện máy, việc theo dõi linh kiện xuất ra để lắp ráp thành phẩm đóng vai trò quan trọng. Việc nhầm lẫn trong quá trình mua bán và xuất các linh kiện để lắp ráp thành phẩm sẽ tiêu tốn không ít thời gian và công sức của kế toán, đặc biệt còn dễ gặp phải những sai sót trong xác định giá vốn thành phẩm.

Dịch vụ kế toán cho công ty điện máy
Dịch vụ kế toán cho công ty điện máy

Quản lý tiến độ giao hàng theo từng đơn hàng, hợp đồng, dự án:

Việc giao hàng thường bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan tác động, tuy nhiên nếu tình trạng giao hàng chậm diễn ra như một thông lệ thì doanh nghiệp sẽ mất uy tín với đối tác, chưa kể sẽ phải chịu các khoản phạt do giao hàng muộn.

Quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (series, model,….):

Doanh nghiệp không quản lý tốt hàng hóa theo mã quy cách sẽ thường xảy ra những nhầm lẫn trong quá trình theo dõi, kiểm kê hàng hóa tồn kho. Đặc biệt, kế toán sẽ không nắm được tình hình kho hiện tại đang còn những loại hàng hóa nào, ảnh hưởng đến quá trình nhập hàng, bán hàng của doanh nghiệp.

Lựa chọn chế độ kế toán cho công ty điện máy

Lựa chọn chế độ kế toán: pháp luật hiện hành có những quy định đối với việc lựa chọn chế độ kế toán như sau:

Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Lưu ý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014 để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

– Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ).

– Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC: Áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực thiết bị điện máy

Đặc thù sản phẩm, hàng hóa:

Doanh nghiệp lĩnh vực thiết bị điện máy chủ yếu kinh doanh các loại thiết bị văn phòng (máy in, máy scan, máy vi tính…), điện máy (máy giặt, bếp điện…), và các loại máy móc dùng trong y tế (máy siêu âm, máy đo huyết áp…)

Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp bán hàng qua nhiều hình thức khác nhau như phân phối cho các đại lý, cửa hàng hoặc bán trực tiếp qua các kênh online, bán lẻ cho hộ gia đình. Các đơn vị ngoài kinh doanh thì có thể có hoạt động lắp ráp cho khách hàng và bán các vật tư đi kèm. Ngoài ra doanh nghiệp có thể thu phí từ các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.

Hướng dẫn hạch toán kế toán công ty điện máy

Thỏa thuận ký kết hợp đồng: Các doanh nghiệp, hộ dân có nhu cầu lắp đặt bảo dưỡng thiết bị máy lạnh: công ty, cửa hàng, xí nghiệp, nhà máy khu chế xuất,….với công ty: căn cứ đó, kỹ sư lập dự toán chi phí, báo giá gửi khách hàng = > sau khi khách hàng nhận được = > phản hồi lại công ty = > xác định được giá trị hợp đồng ký kết, hoặc yêu cầu đặt dịch vụ băng văn bản thỏa thuận khác = > doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn :
Hợp đồng kinh tế ( kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận)
Biên bản nghiệm thu
Biên bản xác nhận khối lựơng
Bảng quyết tóan khối lựơng và giá trị thanh toán
Hóa đơn GTGT
Thanh lý hợp đồng
Phiếu xác nhận bảo hành
Giấy đề nghi thanh tóan
Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động lắp đặt, sữa chữa hệ thống máy lạnh nhà dân dụng, công ty , xí nghiệp… Giá thành cũng chia làm hai dạng:
Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và công nghiệp
Giá thành: là chi phí vật liệu lắp đặt, nhân công và chi phí sản xuất chung
Hoạt động thương mại: mua bán các thiết bị của máy lạnh
Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm: giá thành dịch vụ sữa chữa

Nguên vật liệu: 30%
Lương = 60%
Sản xuất chung=10%
Lợi nhuận định mức hoạt động=15%
Ví dụ: doanh thu = 100.000.000 dịch vụ sữa chữa, lắp đặt
Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000
Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000
 Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

Các khoản chi phí khác để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế DN thường cộng vào tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức (Tùy theo cách làm của từng DN) => Đối với hàng hóa dạng này thường có một bảng kê mua bán đi kèm vì số lượng nhiều cho mỗi lần nhập, hoặc theo danh sách liệt kê trên hợp đồng, ghi:

Nợ TK 1561: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

Có TK 331, 111, 112: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Khi thanh toán tiền, ghi:

Nợ TK 331

Có TK 111 (Nếu trả tiền mặt), TK 112 (Nếu trả qua ngân hàng)

Giá nhập kho hàng hóa

Giá gốc của hàng hóa gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (Nếu có) + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của DN, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (Nếu có)

Hàng về không nhập tại cơ sở mà mang giao luôn cho khách hàng => Đây là phương thức giao hàng tay ba, ghi:

Nợ TK 632

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Trong quá trình mua bán và giao dịch để khuyến khích nhà cung cấp có thể giám giá, chiết khấu, tùy theo thuận của hai bên

– Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 331

Có TK 1561

Có TK 1331

Được NCC trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 1561

Có TK 1331

Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác (Với cách hạch toán này làm tăng thuế phải đóng không nên dùng), ghi:

Nợ TK 331

Có TK 711

Được hưởng chiết khấu thanh toán nếu là do thanh toán trước

Khi mua, ghi:

Nợ TK 1561: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

Có TK 331, 111, 112: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Khi trả do thanh toán sớm được hưởng chiết khấu thanh toán, ghi:

Nợ TK 331

Có TK 111 (Nếu trả tiền mặt), TK 112 (Nếu trả qua ngân hàng)

Có TK 515

Chiết khấu thương mại (CKTM) là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, còn giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Ngoài ra còn các chi phí

Tiếp khách.

Chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng (Bàn ghế, máy tính,…) không cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý DN => Sau này tính lãi lỗ của DN

Dịch vụ

Tiền điện, tiền nước, thuê mặt bằng, internet, thuê văn phòng, thuê kho bãi,…, ghi:

Nợ TK 642*, 641*, 1331

Có TK 111, 112, 331,…

Nếu là công cụ, tài sản cố định: Kệ, bàn ghế văn phòng, kệ trưng bày để bán, các vật dụng khác phục vụ quá trình bán hàng, ghi:

Nợ TK 153, 211, 1331

Có TK 111, 112, 331

Đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 242

Có TK 153

Phân bổ, ghi:

Nợ TK 642

Có TK 242, 214

Ghi nhận giá vốn: Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó => Đối với doanh nghiệp thương mại, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 1561

Ghi nhận doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3331

Có TK 511.

hướng dẫn hạch toán kế toán công ty điện máy
hướng dẫn hạch toán kế toán công ty điện máy

 

 

Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
+Vật liệu Qua kho:

Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331

Gía nhập kho nguyên vật liệu:
Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,. . . được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).
Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này
Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm :
Khi khách hàng chuyển vào TK của công ty : Giấy báo có
Xuất thẳng cho sữa chữa không qua kho:
Nợ TK 621
Có TK 152
Nếu bán cho khách hàng ko thuộc dịch vụ sữa chữa khi khách hàng có nhu cầu:
Nợ TK 632 : giá vốn
Có TK 152
Do đó ta quy ước việc tính giá bán theo phương pháp quy ước phần % chênh lệch:
Lợi nhuận định mức hoạt động buôn tùy theo cách tính giá cost để bán ra phù hợp tại khu vực, thị phần nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, việc đặt cost cao = > lợi nhuận giảm, đặt cost thấp = > lợi nhuận tăng => doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ việc định giá bán ra và tính cost phù hợp, tránh bán giá cao ko có khách hoặc quá thấp = > lỗ ko đủ trang trải các chi phí thuê mặt bằng, điện nước, lương nhân viên
Ví dụ: Giá vốn nhập vào là Docket làm mát máy MECA (3 quạt )= 40.000
Công ty đặt cost giá vốn lợi nhuận là 70% doanh thu bán ra
Công thức tính giá bán = 40.000*100%/70% = 40.000/0.7= 57.143~58.000
Lợi nhận mục tiêu=58.000-40.000=18.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa là trong một năm tài chính doanh nghiệp ko được sử dụng > 2 trong 4 phương pháp xuất kho để tính giá gốc sau:
Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. 2. Phương pháp giá bình quân Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. 4. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
= > Thông thường các doanh nghiệp chọn phương pháp bình quân gia quyền dễ sử dụng

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những vấn đề cần nắm rõ về báo cáo tài chính

Hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh 

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm uy tín giá rẻ

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm – trọn gói 2.500.000đ

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập

Hướng dẫn khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh

Thuế môn bài là gì? cách nộp thuế và thời hạn nộp thuế môn bài

Khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo