Điều kiện và thủ tục để mở nhà thuốc như thế nào?
Điều kiện và thủ tục để mở nhà thuốc như thế nào?
Bằng trung cấp dược có mở được nhà thuốc không?
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về những sự khác biệt giữa nhà thuốc và quầy thuốc. Vậy dược sĩ có bằng trung cấp có mở được nhà thuốc không?
Câu trả lời cho câu hỏi dược sĩ có bằng trung cấp có mở được nhà thuốc không có thể tìm thấy trong nội dung của Khoản 1 Điều 18 Luật Dược 2016 như sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Như vậy, điều kiện cần để mở nhà thuốc là người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành dược. Do đó, kết luận rằng, dược sĩ có bằng trung cấp dược không được phép mở nhà thuốc mà chỉ được phép mở quầy thuốc.
Muốn có Chứng chỉ hành nghề Dược thì cần điều kiện gì?
Bên cạnh 2 điều kiện cần để có thể mở quầy thuốc, mở quầy thuốc cần một bằng cấp quan trọng không kém chính là: Chứng chỉ hành nghề Dược. Chứng chỉ này sẽ do chính Sở Y tế cấp.
Muốn có Chứng chỉ hành nghề Dược, bạn cần phải:
Tốt nghiệp Đại học đối với các ngành như: Dược, Dược học cổ truyền, Y đa khoa, Y học cổ truyền hoặc các ngành về Sinh học, Hóa học,…
Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp đối với các ngành như: Dược, Dược học cổ truyền, ngành Y, Y học cổ truyền,…
Tốt nghiệp Trung cấp Dược.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Có chứng chỉ về sơ cấp Dược; chứng nhận lương Dược, lương Y; chứng nhận hoặc văn bằng về bài thuốc gia truyền; các loại chứng nhận, văn bằng khác liên quan đến Y Dược được cấp trước khi Luật Dược được thông qua vào ngày 10/04/2016 có hiệu lực.
Đối với quy định mới, nhiều dược sĩ tỏ ra lo ngại vì sinh viên ngành Sinh, Hóa cũng được cấp Chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, đừng hoang mang. Vì những cử nhân chuyên ngành này vẫn được phép cấp Chứng chỉ hành nghề Dược. Nhưng, họ chỉ được phụ trách một hoặc một vài công việc trong ngành Dược. Vậy nên, không có chuyện sinh viên Đại học chuyên ngành Hóa, Sinh được mở quầy thuốc.
Tham khảo thêm:
Giấy phép kinh doanh quầy thuốc
điều kiện và thủ tục mở nhà thuốc tư nhân
Mở quầy bán thuốc tây cần bao nhiêu vốn?
Học Điều dưỡng có bán được thuốc không?
Điều dưỡng là một ngành rất quan trọng trong lĩnh vực y tế, nhưng nó không tập trung vào việc điều chỉnh hoặc bán lẻ thuốc như ngành Dược. Do đó, việc dùng bằng điều dưỡng để mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc không được chấp nhận theo pháp luật.
Bằng cấp của Ngành Dược và Ngành Điều Dưỡng được phân loại riêng biệt. Ngành Điều Dưỡng chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân và thực hiện các biện pháp y tế do bác sĩ giao phó. Trong khi đó, Ngành Dược chủ yếu tập trung vào khám phá, sản xuất và phân phối các loại thuốc.
Dựa trên điều này, các bạn sinh viên ngành Điều dưỡng không đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Để mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc, người học sẽ cần có bằng cấp từ chương trình Đào tạo Dược bằng cách học thêm lớp Văn bằng 2 ngành Dược. Bởi sau khi học xong văn bằng 2 này thì sinh viên sẽ đạt điều kiện bằng Cao đẳng Dược để được cấp phép bán thuốc.
Bằng trung cấp Dược được mở quầy thuốc không?
Hiện nay, nhiều người chọn học trung cấp dược với thời gian đào tạo ngắn, yêu cầu đầu vào không cao và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, việc có bằng trung cấp dược còn mở ra cơ hội liên thông lên cao đẳng, đại học, từ đó mở rộng cơ hội trong ngành nghề.
Tuy vậy, nhiều người vẫn còn thắc mắc về việc có được phép bán thuốc khi chỉ có bằng trung cấp dược hay không. Đồng thời, họ cũng muốn biết điều kiện nào cần thỏa mãn để kinh doanh quầy thuốc.
Theo Luật Dược 2016, quầy thuốc được coi là một loại hình của cơ sở bán lẻ thuốc, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Điều quan trọng là cần phải có một cá nhân đảm nhận trách nhiệm chuyên môn.
Theo quy định, người này cần phải có tối thiểu một trong ba văn bằng sau: bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, bằng cao đẳng ngành dược và bằng dược sĩ (bằng tốt nghiệp đại học ngành dược). Đặc biệt, phải có ít nhất 18 tháng ( tức 1,5 năm) thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.
Tóm lại, nếu chỉ xem xét điều kiện về văn bằng chuyên môn, người tốt nghiệp trung cấp dược hoàn toàn có thể mở quầy thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có ít nhất 18 tháng (1,5 năm) kinh nghiệm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp. Nếu người đó cũng là dược sĩ phụ trách chuyên môn của quầy thuốc, thì phải xin Sở Y tế cấp thêm chứng chỉ hành nghề dược.
Điều kiện và thủ tục để mở nhà thuốc như thế nào?
Điều kiện để mở quầy thuốc
Để mở được Quầy thuốc thì tại đây cần có một người chịu trách nhiệm chuyên môn. Theo khoản 1 điều 13 trong Luật Dược 2016 có đề cập đến điều kiện học vấn của người chịu trách nhiệm chuyên môn như sau:
“Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.”
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 18 trong Luật dược 2016, người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có ít nhất 18 tháng kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc. Cụ thể: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.”
Tham khảo thêm:
Mở nhà thuốc tây cần đáp ứng điều kiện gì
Thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt
Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu
Chuẩn bị để mở nhà thuốc
Thiết lập kế hoạch tài chính
Để mở nhà thuốc bạn cần có một kế hoạch phân bổ tài chính cụ thể.
Xác định mình cần đầu tư bao nhiêu tiền cho: Chi phí mặt bằng, cho phí cơ sở vật chất, cho phí nguồn hàng, chi phí thuê nhân viên, chi phí hồ sơ giấy tờ,…
Chọn địa điểm mở hiệu thuốc
Địa điểm mở hiệu thuốc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà thuốc, do vậy cần lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh.
Tiêu chí lựa chọn địa điểm mở nhà thuốc:
Chọn các địa điểm gần các khu dân cư, gần trường học, chợ, ký túc xá, chung cư. Tránh các khu vực đường một chiều, khu phố buôn bán đặc thù.
Mặt bằng có giá thuê phù hợp với mục đích sử dụng.
Hợp đồng thuê nhà tối thiểu 3 năm.
Đời sống dân cư cao.
Mặt bằng có ít nhà thuốc cạnh tranh, khoảng 2 đến 3 nhà thuốc trong vòng bán kinh 2km.
Tuyển chọn nhân viên bán hàng
Nhà thuốc hoạt động theo 2 ca/ngày nên cần tuyển ít nhất 1 nhân viên bán hàng.
Thủ tục mở nhà thuốc cần thiết nhất
Thủ tục mở nhà thuốc là yếu tố rất cần thiết để quý khách hàng có thể đảm bảo cho khách hàng có được nhà thuốc uy tín.
Kinh doanh ngành dược có đặc thù không giống với bất cứ ngành nào, cần phải có thương hiệu, uy tín và hơn hết là giấy tờ đầy đủ, người bán hàng giỏi để có thể tạo nên niềm tin cho khách mua hàng.
Không chỉ có thế, người đứng đầu nhà thuốc cần phải có một số chứng chỉ nhất định để được cấp phép hành nghề. Thủ tục rất cần thiết khi muốn mở nhà thuốc bao gồm:
Giấy phép kinh doanh: Người muốn mở nhà thuốc phải làm đủ các giấy tờ, thủ tục cấp phép kinh doanh mặt hàng thuốc ngay tại UBND – nơi mà bạn định mở cửa hàng này.
Trình độ của người bán hàng: Cần phải chắc chắn rằng người bán hàng phải là những người có trình độ đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề được cấp phép bởi Sở Y Tế.
Những tiêu chuẩn về giấy tờ khác: Quý khách cần phải tìm hiểu giấy tờ cấp phép sử dụng thuốc, các giấy chứng nhận đạt yêu cầu hiệu thuốc tốt GPP – Good Practice Pharmacy.
Ngoài ra còn có nhiều giấy tờ khác liên quan, quý khách hàng cần phải nắm bắt thật tốt những kiến thức về giấy tờ cần thiết mở quầy thuốc, nhà thuốc. Đồng thời tìm hiểu về chính sách bán hàng, chi phí mở quầy thuốc, giấy tờ về sản phẩm thuốc… Từ đó giúp cho khách hàng chủ động hơn trong việc mở quầy thuốc, nhà thuốc cho mình.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
Tên nhà thuốc
Chứng chỉ hàng nghề
Chứng minh nhân dâm/căn cước công dân photo
Hợp đồng thuê nhà (Gồm sổ đỏ photo, hóa đơn điện nước)
Thời gian xét duyệt: Thời hạn 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh của UBND quận/huyện.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc
Mở nhà thuốc tây cần đáp ứng điều kiện gì
Thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt
Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu
xây dựng chuỗi nhà thuốc gpp – xu hướng mới trong phân phối ngành dược
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com