Mở quầy thuốc cần bằng gì

5/5 - (2 bình chọn)

Mở quầy thuốc cần bằng gì

Mở quầy thuốc cần bằng gì

Điều kiện mở quầy thuốc là gì?

Theo quy định của Bộ Y tế (Điểm D khoản 2, điều 32 Luật Dược năm 2016), các cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm Y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc liệu, thuốc cổ truyền, cần tuân thủ các điều kiện kinh doanh sau đây để được mở bán:

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp bởi sở Y tế

Chứng chỉ và bằng cấp về ngành Dược

Chi phí mở quầy thuốc gồm: Phí mặt bằng, thiết bị y tế, thuê nhân viên, nhập hàng,…. (Các khoản này bạn phải có tầm 150-200 triệu tiền vốn dự trù kinh phí)

Mở quầy thuốc cần bằng gì
Mở quầy thuốc cần bằng gì

Điều kiện để mở nhà thuốc

Điều kiện về cơ sở bán lẻ

Nhà thuốc tư nhân được mở phải có địa điểm, khu vực bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, trang thiết bị bảo quản và nhân sự đáp ứng với chỉ tiêu GPP (Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc) theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016.

Điều kiện đối với nhà thuốc cần có

Để một nhà thuốc có thể hoạt động được thì cần thỏa mãn một số điều kiện sau:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đầu tiên, nhà thuốc phải có được giấy phép đăng ký kinh doanh do Ủy ban Nhân dân Quận/Huyện hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

Thứ hai, nhân viên hoạt động trong nhà thuốc cần có chứng chỉ hành nghề Dược được cấp bởi Bộ Y tế. Nhân viên cần phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây thì mới có thể nhận được chứng chỉ Dược cá nhân:

Tốt nghiệp Đại học các ngành: Y đa khoa, Dược, Y học cổ truyền, Sinh học, Hóa học, Dược học cổ truyền,…

Tốt nghiệp Cao đẳng các ngành: Y, Y học cổ truyền, Dược, Dược học cổ truyền,…

Tốt nghiệp Trung cấp Dược.

Có chứng chỉ sơ cấp Dược; giấy chứng nhận hoặc văn bằng bài thuốc gia truyền; giấy chứng nhận về lương Dược, lương Y; các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược được cấp trước khi bộ Luật Dược có hiệu lực (được thông qua ngày 10/04/2016).

Thứ ba, nhà thuốc cần có giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm.

Điều kiện đối với cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc

Các nhà thuốc tây muốn hoạt động thì cần có một người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc. Dưới đây là một số điều kiện mà cá nhân này phải đạt được:

Có đầy đủ bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn về thuốc.

Có đủ năng lực hành vi dân sự và sức khỏe cho vị trí này.

Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc vi phạm pháp luật.

Hiểu và cam kết có thể thực hiện được các quy c

Quyền và nghĩa vụ của nhà thuốc

Học viên sau khi Tốt nghiệp Trung cấp Dược sĩ, nếu có mong muốn kinh doanh thuốc thì cơ sở kinh doanh nhà thuốc của học viên được hưởng các quyền lợi như quy định của pháp luật cũng như sẽ có các nghĩa vụ sau đây. 

Quyền lợi của nhà thuốc:

Thực hiện các hoạt động kinh doanh dược

Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược

Được thông tin, quảng bá theo quy định của pháp luật

Tổ chức bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện Kinh tế – Xã hội đặc biệt khó khăn

Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc tại cơ sở

Mua thuốc để bán lẻ, trừ vaccine

Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế

Được thay thế đã kê trong đơn thuốc bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua

Trách nhiệm của người bán thuốc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật dược năm 2016, người bán thuốc phải chịu trách nhiệm chuyên môn và triển khai các hoạt động dược lâm sàng như:

Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người dùng

Tư vấn và trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc có vấn đề

Tham gia theo dõi, giám sát các phản ứng phụ có hại của thuốc

Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ Y tế

Mở quầy thuốc cần bằng gì

Đối với nhà thuốc: Thì bắt buộc bạn phải tốt nghiệp Dược sĩ hệ đại học trở lên, phải có kinh nghiệm thực hành Dược ở những cơ sở chuyên môn về thuốc ít nhất 2 năm.
Đối với quầy thuốc: Thì bạn phải tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, Trung cấp ngành Dược và đã có kinh nghiệm thực hành ở những cơ sở kinh doanh thuốc trong khoảng thời gian tối thiểu là 1.5 năm.
Ngoài bằng cấp chuyên môn thì bạn phải có chứng chỉ hành nghề do Sở y tế cấp. Theo đó, nếu bạn muốn được cấp chứng chỉ hành nghề các bạn phải:

Tốt nghiệp đại học các ngành y đa khoa, Dược, Y học cổ truyền hay dược học cổ truyền, hóa học, sinh học,… (Những ngành sinh, hóa được cấp bằng để có thể phục vụ công tác điều chế, nghiên cứu, phụ trách 1 hay 1 số công việc ở trong quy trình sản xuất dược phẩm).
Tốt nghiệp, trung cấp, cao đẳng những ngành: Ngành Y, Dược, dược học cổ truyền, y học cổ truyền,…
Tốt nghiệp trung cấp dược.
Theo các quy định như trên, nếu bạn là sinh viên sau khi tốt nghiệp, trung cấp dược và thực hành ở những cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ mới đủ điều kiện mở quầy thuốc. Nếu như muốn mở nhà thuốc thì các bạn bắt buộc phải tiếp tục học liên thông lên đại học, có thời gian thực hành nghề nhiều hơn.

Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu?

Đối với những người sở hữu bằng Cao đẳng Dược có thể mở quầy thuốc tại ngoại thành hoặc các tỉnh ngoại ô, nhưng không được phép khai trương quầy thuốc tại các thành phố lớn hay khu vực dân cư đông đúc.

Điều kiện tiên quyết là người kinh doanh cần phải sở hữu bằng Cao đẳng Dược. Đáng chú ý là người bán chỉ có quyền bán lẻ thuốc và không được thay thế loại thuốc nào trong đơn thuốc mà không có sự đồng ý của người mua.

Theo quy định pháp lý, nếu đủ điều kiện có quyền mở nhà thuốc ở bất kì đâu. Tuy nhiên, đối với việc mở quầy thuốc, những người có bằng Cao đẳng Dược chỉ được phép hoạt động tại địa bàn thị xã, huyện ở các khu ngoại thành, ngoại thị thuộc các tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong trường hợp không có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc để phục vụ 2000 người dân, người quản lý phải đảm bảo rằng quầy thuốc của mình không hoạt động quá 3 năm từ ngày được chuyển đổi địa bàn, theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Theo quy định này, những quầy thuốc không hoạt động tại các xã, thị trấn trước đây được tiếp tục hoạt động cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp không có thời hạn rõ ràng trên Giấy chứng nhận, quầy thuốc không được hoạt động quá 3 năm.

Với nhu cầu nhân lực Dược sĩ đang ngày càng cao, cơ hội cho những bạn học Cao đẳng Dược rất lớn. Mở quầy thuốc để tự làm chủ không phải là một công việc quá khó khăn, chỉ cần người học đủ kiên trì và đam mê.

Để bán thuốc tây cần điều kiện bằng cấp gì hay không?

Để mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây đầu tiên, người có nhu cầu cần lắm bắt được điều kiện mở là gì? Và có nguyện vọng mở loại hình kinh doanh nào? (nhà thuốc hay quầy thuốc, bởi vì giữa nhà thuốc và quầy thuốc là hai mô hình bán thuốc kinh doanh về dược khác nhau).

Điều kiện đối với người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược năm 2016 như sau:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc cần phải đáp ứng điều kiện là có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hay còn được gọi là Bằng dược sỹ và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể cùng là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc, dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Dược lâm sàng là những dịch vụ mà người dược sỹ thực hành tại nhà thuốc.

Người đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp chuyên môn chính về dược tại quầy thuốc nơi mình muốn mở quầy phải đáp ứng điều kiện có bằng tốt nghiệp chuyên ngành dược từ trung cấp trở lên và điều kiện thứ hai là có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp như tại các quầy thuốc, cơ sở bán buôn lẻ thuốc khác.

Tóm tắt các bước để mở được quầy thuốc hoặc hiệu thuốc tây hợp pháp (chúng tôi muốn phân tích chủ yếu xoay quanh cơ sở bán lẻ thuốc) gồm các bước sau:

Bước 1: Cần thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định, để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này, cần tuân thủ những quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014 về thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Lưu ý thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp, chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thành lập của công ty, hiện nay với mô hình mở hiệu thuốc trên, các doanh nghiệp thường lựa chọn loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên), Công ty Cổ phần, hoặc có thể thành lập hộ kinh doanh với ngành nghề bán lẻ thuốc.

Lưu ý thứ hai, chọn tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mong muốn từ phía người lập, nhưng lưu ý cần kiểm tra lại tên công ty trên trang: dangkykinhdoanh.gov.vn để tránh tình trạng trùng tên với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

Lưu ý thứ ba, chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, với hoạt động bán lẻ thuốc tây có thể tham khảo những mã ngành trong hệ thống ngành nghề kinh doanh số 4 như sau:

4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh (chi tiết: Bán lẻ thuốc chữa bệnh)

Chọn mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tương ứng với ngành nghề kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh này không đòi hỏi người mở doanh nghiệp cần đáp ứng vốn pháp định.

Soạn điều lệ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp năm 2014 có đề cập.

Mo nha thuoc tay can dap ung nhung dieu kien gi
Mở nhà thuốc tây cần đáp ứng những điều kiện gì

Bước 2: để mở hiệu thuốc hay quầy thuốc gọi chung là cơ sở bán lẻ thuốc doanh nghiệp cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

 Thứ nhất: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược (doanh nghiệp lấy mẫu đơn này trong mẫu số 19 phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành);

Thứ hai: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở bán lẻ thuốc, tài liệu này bao gồm nội dung về mô hình hình vẽ cơ sở bán lẻ thuốc, các dụng cụ thiết bị phục vụ bán lẻ như: cách bày trí tủ thuốc, nơi đặt thiết bị bảo quản thuốc… về nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc và một số tài liệu chuyên môn kỹ thuật kèm theo;

Thứ ba: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (do UBND cấp quận/huyện cấp);

Cuối cùng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại cơ sở muốn mở.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ trên nộp lên Sở y tế nơi doanh nghiệp muốn đặt cơ sở bán lẻ thuốc.

Sở y tế sẽ cử người xuống trực tiếp tại cơ sở để xác minh cơ sở theo quy định của pháp luật và theo hồ sơ đã gửi đầy đủ trước đó. Nếu cơ sở của doanh nghiệp đáp ứng hết điều kiện, Sở y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, nếu không đáp ứng điều kiện Sở y tế gửi công văn yêu cầu khắc phục.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phần mềm quản lý nhà thuốc

Thủ tục mở nhà thuốc tư nhân

Thiết kế nhà thuốc đẹp và đạt chuẩn 

Điều kiện và thủ tục mở nhà thuốc tư nhân

Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất

Thủ tục, điều kiện thành lập công ty dược phẩm đúng, nhanh

Đăng ký kinh doanh dược phẩm – điều kiện và thủ tục chi tiết

Xây dựng chuỗi nhà thuốc gpp – xu hướng mới trong phân phối ngành dược

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo