Bằng trung cấp dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Bằng trung cấp dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không?

Bằng trung cấp dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không? ở đâu?

Dược sĩ trung cấp, theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính Phủ, có hoàn toàn quyền mở quầy thuốc. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này chỉ được phép hoạt động tại một số khu vực nhất định, chính xác là tại các xã và thị trấn.

Trường hợp địa bàn cũ là xã, thị trấn được chuyển đổi lên thành phường, việc mở quầy thuốc vẫn được tiếp tục cho đến khi khu vực này có một đơn vị bán lẻ thuốc với quy mô phục vụ dưới 2000 người. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của cửa hiệu chỉ kéo dài tối đa 3 năm, tính từ ngày xác nhận địa bàn chuyển đổi.

Nếu quầy thuốc đã được cấp các giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trước ngày Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực mà không thuộc phạm vi xã, thị trấn. Thì được phép tiếp tục hoạt động cho đến ngày hết hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. 

Nếu trên giấy chứng nhận không có thông tin về thời hạn hết hiệu lực, thì quầy thuốc được phép hoạt động trong thời hạn 3 năm, tính từ ngày Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực.

Tóm lại, vào năm 2023 quầy thuốc chỉ được phép hoạt động tại các xã và thị trấn. Đây cũng chính là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “Bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu?”. Do đó, bạn có thể tự do mở quầy thuốc tại khu vực xã hoặc thị trấn khác nơi bạn đang cư trú.

Bằng trung cấp dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không?
Bằng trung cấp dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không?

Bằng Cao đẳng có mở được quầy thuốc không?

Việc kinh doanh ngành thuốc đòi hỏi cả hiểu biết chuyên môn trong lĩnh vực y tế cũng như kiến thức về quản lý và vận hành doanh nghiệp. Vậy nếu chỉ có bằng Cao đẳng Dược thì liệu người học có thể mở quầy thuốc không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều sinh viên theo đuổi ngành Dược trên cả nước đều băn khoăn. Câu trả lời là Có, nhưng dựa trên một số yêu cầu và quy định nhất định theo khoản 2 Điều 18 Luật Dược 2016. Người có bằng hệ Trung học, Cao đẳng hoặc Đại học ngành Dược hoặc đã tốt nghiệp trình độ dự bị đại học ngành Dược đợt đầu đủ điều kiện để được cấp phép mở nhà thuốc tư nhân hoặc quầy thuốc. Đồng thời điều kiện kèm theo đó là để được mở quầy thuốc thì chủ quầy thuốc phải có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc ít nhất trong thời gian 18 tháng.

Bên cạnh đó thì người kinh doanh cần phải đảm bảo được quy định mở quầy thuốc theo Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016. Đó chính là phải có địa điểm, khu vực bảo quản, tài liệu chuyên môn, trang thiết bị bảo quản cùng với đội ngũ nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Còn với các quầy thuốc chuyên bán lẻ thuốc hay dược liệu, thuốc cổ truyền sẽ được thực hiện theo quy định tại Điểm B Khoản 2 Điều 69 của Luật Dược 2016.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Như  vậy, theo điều lệ mới của Luật Dược, mọi sinh viên đã tốt nghiệp từ chương trình Trung cấp Dược hoặc Cao đẳng Dược trong hệ chính quy đều được phép mở quầy thuốc. Do đó, những người đã hoàn thành khóa học Cao đẳng Dược có đầy đủ điều kiện pháp lý để mở quầy thuốc và bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.

Phân biệt nhà thuốc và quầy thuốc

Điểm giống nhau của nhà thuốc và quầy thuốc đó là chúng đều là cơ sở kinh doanh dược, và bắt buộc phải thành lập hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp. Ngoài ra, cả hai hình thức này đều phải làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược thì mới được hoạt động.

Một điểm chung nữa là dù kinh doanh theo hình thức nào đi nữa, cơ sở kinh doanh dược đều được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật khi hoạt động. Và nhà thuốc hay quầy thuốc đều có quyền được quảng cáo, thông tin thuốc, nhưng dưới sự quy định của pháp luật. Ngoài ra, hai loại hình cơ sở kinh doanh dược này đều không được phép bán nguyên liệu làm thuốc, trừ khi nó là dược liệu. Cuối cùng, nếu như đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu, quầy thuốc hay nhà thuốc đều có thể tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình hay dự án y tế được đề xuất.

Khi nói về điểm khác nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc thì chúng ta cần xem xét dựa trên 4 yếu tố, bao gồm người phụ trách chuyên môn, địa bàn hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ.

Người phụ trách chuyên môn:

Người phụ trách chuyên môn: Tại quầy thuốc, quy định về người phụ trách chuyên môn sẽ thoáng hơn. Cụ thể là những người có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học ngành Dược đều có khả năng đứng tên phụ trách chuyên môn tại quầy thuốc. Trong khi đó, tại nhà thuốc thì chỉ những người có bằng tốt nghiệp Đại học Dược, hay là bằng Dược sĩ thì mới được chấp nhận.

Tham khảo thêm:

Mở nhà thuốc tây cần đáp ứng điều kiện gì 

Thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt 

Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu 

Địa bàn hoạt động:

Địa bàn hoạt động: Đối với quầy thuốc thì địa bàn hoạt động sẽ là ở xã hoặc thị trấn. Trong trường hợp xã hoặc thị trấn đó vừa được chuyển đổi thành phường, quầy thuốc sẽ được hoạt động nếu như tại đó chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ cho 2.000 dân. Tuy nhiên, nếu được hoạt động theo trong trường hợp kể trên thì cũng bị giới hạn không quá 3 năm từ khi địa bàn được chuyển đổi lên phường. Trong khi đó, nếu bạn mở nhà thuốc thì địa bàn hoạt động của bạn sẽ không bị giới hạn.

Quyền lợi

Quyền lợi: Đối với quầy thuốc thì tại đây có thể diễn ra hoạt động mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục không kê đơn và Danh mục thuốc thiết yếu, trừ vắc xin. Và sẽ có ngoại lệ được bán thêm một số loại thuốc khác trong trường hợp nhà thuốc được mở tại vùng núi, hải đảo hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đối với nhà thuốc thì cơ sở được phép mua nguyên liệu làm thuốc về để pha chế thuốc, sau đó thì bán theo đơn cho dược sĩ. Quá trình này phải được theo dõi chặt chẽ bởi người quản lý chuyên môn về dược tại đây. Ngoài ra, nhà thuốc được phép mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin, và quá trình bán lẻ thuốc này phải được kiểm soát theo quy định Điều 34 của Luật Dược 2016. Người có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược tại nhà thuốc có quyền cấp một loại thuốc khác có cùng công dụng, hoạt chất với loại thuốc mà người mua yêu cầu, và phải được sự chấp nhận của họ.

Nghĩa vụ

Nghĩa vụ: Để hoạt động, quầy thuốc phải tuân thủ trách nhiệm theo khoản 2 điều 42 Luật Dược 2016, bao gồm các yêu cầu cơ bản như có giấy phép đăng ký kinh doanh hay là tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh. Còn đối với nhà thuốc thì tại đây duy trì được hoạt động dược lâm sàng dựa theo nội dung quy định thuộc các khoản 2, 3 và 6 của điều 80 Luật Dược 2016 để có thể hợp pháp hóa việc kinh doanh dược. Cụ thể, một số nghĩa vụ mà nhân viên tại nhà thuốc phải làm là tư vấn, cung cấp thông tin của thuốc, theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. Đồng thời trong trường hợp kê đơn không hợp lý thì dược sĩ phải tư vấn, trao đổi với người kê đơn. Ngoài ra, nhà thuốc cũng cần phải đảo được các điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mở quầy thuốc cần những hồ thủ tục, hồ sơ gì?

Để mở quầy thuốc Tây, dược sĩ cần nộp 4 loại hồ sơ sau để được cấp phép xây dựng và hoạt động.

Chứng chỉ hành nghề Dược

Như đã đề cập ở trên về những điều kiện bạn cần phải đáp ứng để có thể nhận được Chứng chỉ hành nghề Dược. Nếu bạn đã đáp ứng được những điều trên thì có thể tự tin chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ xin cấp Chứng chỉ, bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy Chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định;

Ảnh thẻ nộp kèm với kích cỡ 4*6. Lưu ý rằng ảnh thẻ phải được chụp trong vòng 06 tháng gần nhất và nộp tổng cộng là 2 ảnh;

Tờ khai sơ yếu lý lịch công chứng hợp lệ;

CCCD/CMT được công chứng hợp lệ;

Bằng tốt nghiệp ngành Dược (có thể là bằng trung cấp, cao đẳng hoặc đại học đều được chấp nhận). Dược sĩ cũng phải nộp bản sao đã được công chứng của bằng tốt nghiệp;

Nộp bản gốc hoặc bản sao của Giấy khám sức khỏe để chứng minh thể chất đủ điều kiện;

Nộp bản gốc hoặc bản sao của Giấy thực hành chuyên môn, chứng minh kinh nghiệm thực hành dược của các dược sĩ tại cơ sở phù hợp.

Giấy đăng ký kinh doanh

Hồ sơ cần chuẩn bị tiếp theo là Giấy cấp phép kinh doanh. Chuẩn bị cần có các giấy tờ:

Mẫu đơn đề nghị được cấp phép đăng ký kinh doanh trên hình thức hộ kinh doanh, điền theo mẫu quy định đã có sẵn;

Nộp bản photo CCCD/CMT đã công chứng một cách hợp lệ bằng bản sao;

Bản sao của Chứng chỉ hành nghề dược.

Tham khảo thêm:

Mở nhà thuốc tây cần bằng cấp gì? 

Giấy phép kinh doanh nhà thuốc 

Mở nhà thuốc tây cần đáp ứng điều kiện gì 

Giấy chứng nhận quầy thuốc đạt tiêu chuẩn của GPP

GPP là chứng nhận có thể mang lại sự uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho quầy thuốc của bạn. Để nhận được chứng nhận này, bạn cần phải đạt các điều kiện về:

Nhân sự: yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm hành nghề.

Cơ sở vật chất: yêu cầu về địa điểm kinh doanh, bố trí, kết cấu của quầy thuốc, việc sắp xếp trưng bày các tủ thuốc, chất liệu dùng để xây dựng quầy thuốc hay về cả bảng hiệu,…

Hoạt động tại quầy thuốc: mọi hoạt động như mua bán, bảo quản, tư vấn thuốc tại đây phải diễn ra một cách có bài bản, quy trình, vừa phải đem tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, vừa phải tuân thủ các quy định về dược.

Khi quầy thuốc đáp ứng được những quy định của GPP, dược sĩ có thể lập một bộ hồ sơ đề nghị kiểm chứng và cấp chứng nhận. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và công nhận, Sở Y tế sẽ thành lập một hội đồng để kiểm chứng tiêu chuẩn GPP tại quầy thuốc đó.

Cụ thể hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

Mẫu đơn đăng ký kiểm chứng tiêu chuẩn GPP dựa trên mẫu đã quy định sẵn;

Bản sao đã công chứng của hai loại chứng nhận đã được cấp trước đó là Chứng chỉ hành nghề dược và Chứng nhận đăng ký kinh doanh quầy thuốc;

Danh sách kê khai nhân sự tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của quầy thuốc nếu có;

Danh sách các danh mục thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư, trang bị tại cơ sở kinh doanh;

Biên bản chủ quầy thuốc tự nhận xét, đánh giá về quầy thuốc của mình dựa trên các tiêu chí GPP mà Cục quản lý Dược phẩm của Việt Nam đưa ra;

Danh sách liệt kê tất cả các quy trình thao tác chuẩn diễn ra tại quầy thuốc;

Cùng một số văn bản mang tính chất pháp lý khác có liên quan.

Có bằng trung cấp dược có được mở quầy thuốc không?
Có bằng trung cấp dược có được mở quầy thuốc không?

Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh thuốc

Nếu 3 thủ tục, hồ sơ trên đã được cấp phép, vậy thì bạn dường như không còn phải lo lắng về thủ tục cuối cùng này nữa.

Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh mặt hàng thuốc, dược phẩm bao gồm những giấy tờ sau đây:

Mẫu đơn đề nghị cấp Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh dược;

Nộp bản sao của các chứng chỉ gồm Chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và chứng nhận đạt các tiêu chí của Thực hành tốt cơ sở quầy thuốc, hãy nhớ phải công chứng hợp lệ những bản sao này.

Cuối cùng là bản kê khai danh sách của toàn bộ nhân sự tham gia quá trình vận hành của quầy thuốc nếu có. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở quầy thuốc cần bằng gì

Nhà thuốc đẹp và đạt chuẩn 

Phần mềm quản lý nhà thuốc 

Mở quầy bán thuốc tây cần bao nhiêu vốn? 

Điều kiện mở quầy bán thuốc tây 

Thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt 

Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thuốc thú y 

Giấy phép kinh doanh nhà thuốc 

xây dựng chuỗi nhà thuốc gpp – xu hướng mới trong phân phối ngành dược

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo