Thủ tục thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể
THỦ TỤC THÔNG BÁO NGỪNG KINH DOANH HỘ CÁ THỂ
Ngừng kinh doanh là quá trình tất yếu trong hoạt động kinh doanh của một số hộ cá thể. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, từ việc không đủ khả năng tài chính để tiếp tục kinh doanh cho đến sự thay đổi trong kế hoạch kinh doanh. Trong quá trình này, việc thủ tục thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể là một thủ tục quan trọng cần phải được thực hiện đúng quy trình. Hãy cùng tìm hiểu thêm về quá trình này.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Điều 78 nghị định 01/2021/NĐ-CP chi tiết khái niệm hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt. Buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Thì không phải đăng ký hộ kinh doanh. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hủy giấy phép hộ kinh doanh là gì?
Hủy giấy phép hộ kinh doanh là quá trình mà một hộ kinh doanh (doanh nghiệp cá nhân hoặc gia đình) chính thức kết thúc hoạt động kinh doanh của mình và hủy bỏ giấy phép kinh doanh đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình này thường bao gồm các bước sau:
Thông báo và nộp đơn hủy giấy phép: Hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan cấp phép (thường là phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện) về việc muốn hủy bỏ giấy phép kinh doanh. Họ sẽ cần nộp đơn hủy giấy phép cùng với các tài liệu liên quan.
Kiểm tra và xác nhận: Cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra hồ sơ và xác nhận việc hủy giấy phép kinh doanh. Điều này có thể bao gồm kiểm tra tình trạng thuế, nợ đọng, và các nghĩa vụ pháp lý khác của hộ kinh doanh.
Hoàn tất các nghĩa vụ tài chính: Hộ kinh doanh cần hoàn tất các nghĩa vụ tài chính còn lại, bao gồm nộp thuế, thanh toán các khoản nợ nếu có, và giải quyết các vấn đề tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Cấp giấy chứng nhận hủy bỏ: Sau khi tất cả các thủ tục và nghĩa vụ đã được hoàn tất, cơ quan cấp phép sẽ cấp giấy chứng nhận hủy bỏ giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Hủy giấy phép hộ kinh doanh giúp chính thức kết thúc trách nhiệm pháp lý của hộ kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Điều kiện tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể
– Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên. Hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
– Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Quy định Thủ tục thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể
Tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh (để không phải đóng thuế). Sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại. Việc hộ cá thể ngừng hoạt động không được quá 01 năm.
Trường hợp tạm ngưng kinh doanh từ 30 ngày trở lên. Hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc tạm ngưng kinh doanh của hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Ít nhất 15 (mười năm) ngày trước khi tạm ngưng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh tại Việt Nam bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ: Hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, bao gồm:
Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh (theo mẫu quy định).
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản gốc).
Nộp hồ sơ: Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh ban đầu.
Xử lý hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và xử lý trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu sót, cơ quan sẽ thông báo và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
Nhận kết quả: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Lưu ý:
Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 năm và hộ kinh doanh có thể gia hạn nếu cần thiết, nhưng tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không được vượt quá 2 năm.
Hộ kinh doanh phải thông báo tạm ngừng kinh doanh ít nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng dự kiến.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước thời điểm tạm ngừng.
Việc tạm ngừng kinh doanh giúp hộ kinh doanh có thời gian để giải quyết các vấn đề nội bộ hoặc các khó khăn tạm thời mà không phải hủy bỏ hoàn toàn giấy phép kinh doanh.
Nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh hộ cá thể
Việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ cá thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Khó khăn tài chính: Hộ kinh doanh có thể gặp khó khăn về tài chính, thiếu vốn hoặc gặp vấn đề về dòng tiền, khiến họ không thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
Thay đổi chiến lược kinh doanh: Chủ hộ kinh doanh có thể quyết định tạm ngừng hoạt động để tái cơ cấu, thay đổi hoặc cải thiện chiến lược kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vấn đề cá nhân: Các vấn đề cá nhân của chủ hộ kinh doanh như sức khỏe, gia đình, hoặc các trách nhiệm cá nhân khác có thể buộc họ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Khó khăn thị trường: Biến động thị trường, cạnh tranh khốc liệt hoặc nhu cầu giảm sút đối với sản phẩm hoặc dịch vụ có thể khiến hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động để điều chỉnh và thích nghi với tình hình mới.
Vấn đề pháp lý: Các vấn đề pháp lý như tranh chấp, kiện tụng, hoặc yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật mới có thể làm cho hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động để giải quyết.
Thiếu nhân lực: Hộ kinh doanh có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên, hoặc thiếu hụt nhân lực có kỹ năng cần thiết để duy trì hoạt động.
Thiên tai và sự kiện bất khả kháng: Thiên tai, dịch bệnh, hoặc các sự kiện bất khả kháng khác có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và buộc hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động.
Bảo trì và nâng cấp: Hộ kinh doanh có thể tạm ngừng hoạt động để tiến hành bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc hạ tầng kỹ thuật nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh sau này.
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là một biện pháp tạm thời để hộ kinh doanh có thể giải quyết các vấn đề, điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động trong tương lai.
Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Khi tiến hành chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể. Để tránh mất nhiều thời gian do hồ sơ không hợp lệ. Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:
Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
Văn bản đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế; (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế);
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh. Đối với trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh trọn gói đúng luật
Tư vấn mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể?
Các bước tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể?
Để tạm ngừng hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Chủ hộ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Hộ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về việc tạm ngừng kinh doanh
Đầu tiên hộ kinh doanh cần xác định trường hợp tạm ngừng kinh doanh của mình. Có cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?
Nếu hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động trên 30 ngày. Thì chủ hộ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật như đã liệt ở phần trên.
Chủ hộ kinh doanh cần xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh là Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cụ thuế cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập.
Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Chủ hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ để nộp cho hai cơ quan này.
Bước 2: Chủ hộ kinh doanh cá thể nộp 01 bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh tự mình đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác nộp trực tiếp tại phòng Tài chính – Kế hoạch. Thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần trừ ngày lễ, Tết.
Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định. Trao giấy biên nhận hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh.
Bước 3: Phòng Tài chính – kế hoạch và cơ quan thuế kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Tài chính – kế hoạch cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Phòng Tài chính – kế hoạch thông báo cho hộ kinh doanh cá thể. Để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng yêu cầu.
Đối với cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ không xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh của hộ cá thể. Mà căn cứ vào việc tạm ngừng kinh doanh của hộ cá thể để hoàn thiện hồ sơ thuế từ đó làm căn cứ tính thuế của hộ cá thể khi đến kỳ hạch toán, quyết toán.
Bước 4: Hộ kinh doanh cá thể nhận kết quả giải quyết hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận. Chủ hộ kinh doanh cá thể đến Phòng Tài chính – Kế hoạch để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Bước 5: Hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo đúng như thời gian trong thông báo
Trong thời tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể không phải kê khai thuế. Không phải nộp thuế môn bài, không phải nộp báo cáo tài chính. Từ đó, hộ kinh doanh có thể tập trung giải quyết những khó khăn và huy động vốn để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại.
Tham khảo thêm:
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp
Hủy giấy phép hộ kinh doanh như thế nào
Thành lập hộ kinh doanh trái cây ướp lạnh
Chi phí tạm ngừng kinh doanh của hộ cá thể
Trả giấy phép hộ kinh doanh ở đâu?
Sau khi đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế và nhận được “Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế”. Bạn có thể thực hiện thủ tục trả giấy phép.
Hồ sơ trả giấy phép kinh doanh hộ cá thể gồm :
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).
- Giấy phép hộ kinh doanh (bản gốc).
- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế; (Quy định mới 2021)
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; (Quy định mới 2021)
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc uỷ ban nhân dân cấp Quận Huyện
Trình tự thủ tục: Trong thời gian 3 ngày làm việc, UBND quận/huyện sẽ trả văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh. Đến đây là thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã hoàn tất.
Trong quá trình kinh doanh, việc ngừng hoạt động là không thể tránh khỏi. Thủ tục thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể là một trong những thủ tục quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người kinh doanh và tránh những rắc rối về sau. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng quy trình và báo cáo đầy đủ với các cơ quan có thẩm quyền. Việc làm này cũng giúp người kinh doanh có thể tập trung vào những hoạt động mới trong tương lai.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty FDI
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp FDI
Thủ tục thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không
Tạm ngừng kinh doanh có bắt buộc phải thông báo
Tạm ngừng kinh doanh không thông báo bị xử phạt bao nhiêu?
Quy trình tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh văn phòng đại diện công ty
Thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty tnhh một thành viên
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh văn phòng đại diện doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp phải làm thủ tục gì ?
6 điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh năm 2022
Tạm ngừng kinh doanh có bắt buộc phải thông báo
Quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com