MỞ QUÁN PHỞ CÓ CẦN GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÔNG
Bạn đang muốn tư vấn thành lập công ty hay Thành lập hộ kinh doanh nhanh. Nên cần tìm hiểu mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không . Đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy trình thủ tục nhé.
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Thông tư 01/2021/TT-BKHDT
Nghi định 38/2012 NĐ – CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm
Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Đối tượng đứng tên mở cửa hàng quán phở
Theo quy định của pháp luật có 3 đối tượng có thể đứng tên mở cửa hàng quán phở bao gồm:
Người đại diện của hộ gia đình: Trường hợp tiệm quán phở do hộ gia đình đứng ra thành lập;
Cá nhân: Trường hợp chỉ có cá nhân đứng ra mở cửa hàng tạp hóa;
Nhóm cá nhân: Trường hợp nhóm cá nhân đồng sở hữu.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Đối tượng mở cửa hàng quán phở sẽ gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện/T.Xã. Nơi đặt cửa hàng kinh doanh. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, thì cửa hàng quán phở có thể đi vào hoạt động bình thường.
Giấy tờ cần có khi mở cửa hàng quán phở
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký mở cửa hàng quán phở theo hình thức hộ kinh doanh sẽ bao gồm 3 loại giấy tờ:
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy;
Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong 3 loại giấy tờ này thì bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trước tiên. Còn đối với 2 loại giấy tờ còn lại bạn có thể bổ sung sau cũng được. Ngoài ra bạn cần xin các loại giấy phép theo hàng hóa bán tại cửa hàng theo yêu cầu:
Giấy phép bán lẻ thuốc lá;
Giấy phép bán lẻ rượu, bia.
Như vậy, chúng ta đã trả lời cho câu hỏi mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không?
Kinh nghiệm mở tiệm phở
Để kinh doanh quán phở thành công bạn cần tìm hiểu kinh nghiệm mở quán phở lãi cao từ người đi trước. Dưới đây là những kinh nghiệm đáng để bạn học hỏi để thành công
Lựa chọn địa điểm bán hàng thuận lợi để mở tiệm phở
Để lựa chọn được một địa điểm mở quán phở phù hợp không phải là điều dễ dàng. Một số yếu tố bạn nên lưu ý khi lựa chọn mặt bằng như:
Lựa chọn mặt bằng phù hợp với số vốn mình đang có để chi tiêu hợp lý
Mặt bằng thoáng mát, có chỗ để xe thoải mái.
Văn hóa môi trường xung quanh văn minh.
Có vị trí dễ tìm, tốt nhất nên là mặt đường.
Giao thông đi lại thuận tiện.
Nghiên cứu khách hàng khi kinh doanh quán phở
Nghiên cứu khách hàng là một phần quan trọng trong việc kinh doanh bất kỳ loại hình nào, và điều này không khác gì khi kinh doanh quán phở. Một số ý tưởng để nghiên cứu khách hàng có thể bao gồm:
Khảo sát khách hàng hiện tại của quán phở: Có thể triển khai các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn khách hàng đang ăn tại quán phở. Hoặc sau khi họ đã dùng sản phẩm của quán. Các câu hỏi có thể xoay quanh chất lượng thức ăn, giá cả, dịch vụ và trải nghiệm tổng thể.
Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu: Quán phở có thể thu thập dữ liệu từ các nguồn trực tuyến như website của quán. Trang Facebook, Zalo hay các ứng dụng đặt món ăn như Now, GrabFood. Dữ liệu này sau đó có thể được phân tích để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng hiện tại của quán.
Tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp có thể giúp quán phở hiểu rõ hơn về thị trường và cách tiếp cận khách hàng.
Cải thiện kênh giao tiếp với khách hàng: Bằng cách giám sát các cuộc trò chuyện với khách hàng. Quán phở có thể nắm bắt được những điểm đến từ khách hàng và đưa ra các cải tiến về dịch vụ, sản phẩm hoặc thông tin truyền tải để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Sau khi thu thập đủ thông tin, quán phở có thể áp dụng những kiến thức đã có được để tối ưu hóa dịch vụ và sản phẩm của mình. Đồng thời cải thiện trải nghiệm tổng thể cho khách hàng.
Nghiên cứu đối thủ kinh doanh quán phở
Nghiên cứu đối thủ kinh doanh quán phở là một bước quan trọng để tìm hiểu thị trường và cạnh tranh. Dưới đây là một số bước để nghiên cứu đối thủ kinh doanh quán phở:
Xác định các đối thủ cạnh tranh: Bạn cần tìm hiểu các quán phở cạnh tranh trong khu vực của mình bằng cách thăm các quán phở đó, tìm kiếm trên mạng hoặc tham khảo từ các nguồn tin địa phương.
Đánh giá các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ: Bạn cần phân tích và so sánh các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ kinh doanh, bao gồm cách thức phục vụ, chất lượng và giá cả. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được thế mạnh và thế yếu của đối thủ và đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
Tìm hiểu khách hàng của đối thủ:
Bạn nên tìm hiểu đối tượng khách hàng mà đối thủ kinh doanh của bạn đang nhắm tới. Điều này sẽ giúp bạn xác định được đối tượng khách hàng của mình và phát triển các chiến lược marketing phù hợp.
Phân tích thị trường và xu hướng: Bạn cần phân tích thị trường và các xu hướng mới để có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn nên tìm hiểu các món phở mới, phong cách phục vụ mới, các cách thức thanh toán mới và đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
Đưa ra các chiến lược cạnh tranh: Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu được, bạn có thể đưa ra các chiến lược cạnh tranh để tăng cường thế mạnh của mình, cải thiện sản phẩm và dịch vụ, tạo ra sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh.
Lựa chọn nguyên liệu sạch, ngon dành cho quán phở
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng. Để có được những bát phở thơm ngon, đậm vị. Khi mở quán phở, bạn đi tìm kiếm nguồn nguyên liệu tươi sạch. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể hợp tác với một đơn vị uy tín chuyên cung cấp nguyên liệu. Cho quán phở của bạn để thương lượng giá tốt. Luôn luôn chú ý đến nguồn nguyên liệu vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ ăn tại quán của bạn.
Trình tự, thủ tục mở cửa hàng kinh doanh quán phở
Mở cửa hàng kinh doanh quán phở là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Bạn có nhu cầu mở cửa hàng thì tiến hành làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh quán phở theo loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục, trình tự mở cửa hàng kinh doanh quán phở bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo mẫu;
– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh cá thể;
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh đối với trường hợp cửa hàng kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện cửa hàng kinh doanh cây cảnh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cho cửa hàng kinh doanh cây cảnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh của cửa hàng không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh ký phù hợp quy định
– Nộp đủ lệ phí đăng ký.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo yêu cầu sửa đổi. Bổ sung hồ sơ cho người mở cửa hàng kinh doanh. Nếu sau 05 ngày làm việc, người mở cửa hàng không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng không không nhận được yêu cầu sửa đổi hồ sơ. Thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định.
Tham khảo:
Giấy phép an toàn thực phẩm quán cháo ếch
Mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì?
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh quán phở
STT | MÃ NGÀNH | TÊN NGÀNH |
1 | 561 – 5610 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động |
1.1 | 56101 | Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống |
1.2 | 56109 | Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác |
2 | 562 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác |
2.1 | 5621 – 56210 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới,…) |
2.2 | 5629 – 56290 | Dịch vụ ăn uống khác |
3 | 563 – 5630 | Dịch vụ phục vụ đồ uống |
3.1 | 56301 | Quán rượu, bia, quầy bar |
3.2 | 56309 | Dịch vụ phục vụ đồ uống khác |
Mở cơ sở kinh doanh quán phở tại nhà cần những thủ tục gì có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng kí kinh doanh như sau:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, thành lập một cơ sở sản xuất giày dép nhỏ tại nhà thì không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như trên. Vì vậy cá nhân khi kinh doanh ngành nghề này đều phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm
Không treo biển hiệu bị phạt như thế nào?
Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh quán phở là bao lâu?
Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh quán phở cũng tùy thuộc vào quy định của từng cơ quan quản lý và thủ tục cụ thể mà bạn cần thực hiện. Tuy nhiên, thông thường quá trình này có thể mất từ 1 đến 3 tháng.
Cụ thể, thời gian xin giấy phép kinh doanh thông thường tốn khoảng 1-2 tuần tùy theo địa phương. Thời gian xin giấy phép sử dụng thực phẩm an toàn cũng tương đương khoảng 1-2 tuần. Thời gian xin giấy phép sử dụng đất và xây dựng có thể kéo dài đến 1 tháng hoặc hơn tùy theo địa phương. Nếu quán phở của bạn cần sử dụng hải sản hoặc thực phẩm nhập khẩu, thời gian xin giấy phép nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào quy định của các cơ quan liên quan và có thể kéo dài đến vài tuần hoặc hơn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đăng ký thương hiệu cho quán phở của mình, thời gian xin giấy phép đăng ký thương hiệu cũng có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng, tùy thuộc vào quy định của cơ quan chứng nhận thương hiệu.
Do đó, để đảm bảo thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán phở được hoàn tất đúng thời hạn, bạn nên chuẩn bị kỹ trước khi nộp hồ sơ và liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý để biết thêm thông tin chi tiết và thời gian cụ thể.
Chi phí mở hộ kinh doanh quán phở
Mở tiệm phở cần bao nhiêu vốn?
Việc mở quán phở cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí kinh doanh, diện tích, đối tượng khách hàng và chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể mở quán phở cơ bản, bạn sẽ cần khoảng 100 triệu đồng để đầu tư vào việc thuê/mua đất. Trang thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân viên và quảng cáo.
Tuy nhiên, số tiền này chỉ là ước tính và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn muốn biết chính xác hơn về chi phí cho việc mở quán phở của mình. Tốt nhất là nên lập kế hoạch kinh doanh chi tiết. Và tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán phở
Bên cạnh giấy phép kinh doanh, thì xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thủ tục quan trọng cần được thực hiện khi kinh doanh quán phở.
Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho quán phở
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
– Giấy phép đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Thời gian thực hiện giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho quán phở
– Thời gian giải quyết hồ sơ tại cơ quan nhà nước từ 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;
– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);
– Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm kể từ ngày cấp phép;
Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn 6 tháng. Thì chủ quán phở phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, theo quy định.
Tham khảo thêm
Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không bạn đã nắm rõ quy trình, hồ sơ, thủ tục đăng ký rồi phải không. Nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn, Gia Minh có thể hỗ trợ bạn. Liên hệ cho chúng tôi theo hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Cấp giấy phép kinh doanh quán bar
Thủ tục mở cửa hàng bán hạt điều
Mở cửa hàng bán nước ép trái cây
Thành lập hộ kinh doanh yến sào
Thủ tục mở cửa hàng phụ kiện quà tặng
Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán dê
Mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com