MỞ QUÁN CƠM BÌNH DÂN CẦN GIẤY TỜ GÌ

Rate this post

Bạn đang muốn tư vấn thành lập công ty hay Thành lập hộ kinh doanh nhanh. Nên cần tìm hiểu thủ tục mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì. Đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy trình thủ tục nhé.

Hướng dẫn thủ tục mở quán cơm bình dân
Hướng dẫn thủ tục mở quán cơm bình dân

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT

Đối tượng đứng tên mở quán cơm bình dân

Theo quy định của pháp luật có 3 đối tượng có thể đứng tên mở quán cơm bình dân bao gồm:

Người đại diện của hộ gia đình: Trường hợp tiệm cơm bình dân do hộ gia đình đứng ra thành lập;

Cá nhân: Trường hợp chỉ có cá nhân đứng ra mở quán tạp hóa;

Nhóm cá nhân: Trường hợp nhóm cá nhân đồng sở hữu.

Đối tượng mở quán cơm bình dân sẽ gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện/T.Xã nơi đặt quán kinh doanh. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết thì quán cơm bình dân có thể đi vào hoạt động bình thường.

Muốn mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì
Muốn mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì

Nên lựa chọn kinh doanh mô hình quán cơm bình dân nào?

Khi lựa chọn mô hình quán cơm bình dân, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình, thị trường mục tiêu và đặc điểm khách hàng. Dựa trên những yếu tố này, bạn có thể lựa chọn một trong những mô hình quán cơm bình dân sau:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quán cơm tự chọn: Khách hàng sẽ chọn món ăn mà họ muốn, đặt vào đĩa và thanh toán tiền theo đơn giá của từng món. Mô hình này phù hợp với những khách hàng thích sự lựa chọn, đa dạng trong thực đơn.

Quán cơm trưa văn phòng

Đây là mô hình kinh doanh phù hợp với văn phòng, công ty. Quán cơm sẽ cung cấp các set menu ngày với giá cả hợp lý, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Và thời gian giao hàng đúng giờ.

Quán cơm hộp: Mô hình này phù hợp với những khách hàng muốn mua cơm mang đi. Hoặc giao tận nơi. Quán cơm sẽ đóng cơm vào hộp, bao gồm các món ăn khác nhau và giao tận nơi cho khách hàng.

Quán cơm gia đình: Mô hình này phù hợp với các gia đình muốn ăn cơm gia đình ngoài nhà hàng. Quán cơm sẽ cung cấp các món ăn gia đình với giá cả hợp lý. Và giao hàng đến tận nhà.

Quán cơm buffet: Khách hàng có thể lấy tùy ý các món ăn trong thực đơn với giá cả đã định sẵn. Mô hình này phù hợp với những khách hàng thích ăn nhiều và đa dạng món ăn.

Đi chung với những hình thức kình doanh quán cơm là những loại thủ tục cần phải thực hiện để đăng ký kinh doanh cho quán cơm. Bạn có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh, để kinh doanh quán cơm bình dân. 

Mở quán cơm bình dân cần những giấy tờ gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc đăng ký mở quán cơm bình dân theo hình thức hộ kinh doanh sẽ bao gồm 3 loại giấy tờ:

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy;

Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong 3 loại giấy tờ này thì bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trước tiên. Còn đối với 2 loại giấy tờ còn lại bạn có thể bổ sung sau cũng được. Ngoài ra bạn cần xin các loại giấy phép theo hàng hóa bán tại quán theo yêu cầu:

Giấy phép bán lẻ thuốc lá;

Giấy phép bán lẻ rượu, bia.

Mở quán cơm nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không
Mở quán cơm nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không

Muốn mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì

Lên kế hoạch kinh doanh: Bạn cần phải tìm hiểu và xác định rõ mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu, cạnh tranh và đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

Tìm kiếm địa điểm: Bạn cần phải tìm kiếm một địa điểm thích hợp để mở quán cơm bình dân, với một lượng khách hàng đông đảo và có tiềm năng phát triển.

Đăng ký kinh doanh: Bạn cần phải đăng ký kinh doanh và lấy giấy phép kinh doanh từ cơ quan chức năng.

Chuẩn bị trang thiết bị: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như bếp, tủ đông, tủ mát, bàn ghế, nồi cơm, chảo, dao kéo, chén đĩa, ly tách, thìa muỗng, cốc ly, và các nguyên vật liệu như gạo, thịt, rau củ quả, gia vị, dầu ăn, đường, muối, nước mắm, sữa, trứng, và các loại thực phẩm khác.

Tuyển dụng nhân viên

Bạn cần phải tuyển dụng đủ nhân viên để phục vụ khách hàng và quản lý quán, bao gồm đầu bếp, phục vụ, thu ngân, vệ sinh, và nhân viên hỗ trợ khác.

Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp: Bạn cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các vật dụng cần thiết cho hoạt động của quán.

Marketing và quảng bá: Bạn cần phải đưa ra chiến lược quảng bá để thu hút khách hàng đến với quán của mình, bao gồm tạo một thương hiệu độc đáo và hiệu quả, quảng cáo trên mạng xã hội và các kênh khác, cung cấp các ưu đãi, giảm giá để khách hàng quay lại quán của bạn.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân

Để có thể kinh doanh quán cơm thành công, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm được đút kết lại sẽ được Gia Minh chia sẻ ngay sau đây

Lựa chọn địa điểm bán hàng thuận lợi để mở quán cơm bình dân

Địa điểm kinh doanh là tác động trực tiếp giúp cho quán cơm bình dân của bạn. Có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Do đó, tìm địa điểm bán cơm bình dân, để bắt đầu kinh doanh rất quan trọng, cần phải khảo sát. Và tìm hiểu kỹ càng

Khi thuê địa điểm bán hàng bạn nên bám sát các khu vực tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Quán cơm bình dân của bạn nên thuê địa điểm. Ở ngay trên mặt đường gần các khu xí nghiệp, công ty, cổng trường học, bệnh viện

Nếu như số vốn của bạn hạn hẹp không thể thuê tại các mặt đường được. Thì cũng có thể cân nhắc thuê trong các con ngõ hèm một chút. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo dễ nhìn, dễ tìm thấy. Và có người qua lại đông đúc một chút

Lựa chọn nguyên liệu sạch, ngon dành cho quán cơm

Lựa chọn nguyên liệu cho quán cơm
Lựa chọn nguyên liệu cho quán cơm

Nguyên liệu thực phẩm là một phần không thể thiếu trong việc bán cơm. Vì vậy, bạn cần khảo sát. Và tìm địa điểm mua nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ. Và giá cả hợp lý để đảm bảo chất lượng thực phẩm, đồ ăn ngon nhất.

Trong thời gian đầu mới khai trương tốt hơn hết bạn nên mua thực phẩm theo ngày số lượng vừa đủ. Để thực phẩm luôn tươi mới, đảm bảo

 

 

 

 

Menu quán cơm cần đa dạng, mới mẻ

Lên thực đơn bán hàng hấp dẫn là điều rất quan trọng khi mở quán cơm. Với một quán cơm có đa dạng các món, thay đổi theo ngày, theo mùa…khách hàng sẽ không bị nhàm chán. Cảm thấy hứng thú hơn. Một số món bạn có thể lên trong thực đơn như

Các món thịt: thịt rang, thịt luộc, thịt hấp, thịt kho, thịt rán…
Các món cá: cá nấu, cá hấp, cá rán, cá chua ngọt, các kho…
Các món tôm: tôm xào, tôm hấp, tôm chiên, tôm rang..
Các món rau: rau muống, rau cải, dưa góp, rau ngót…
Các món ăn kèm như nem rán, lạc rang…

Kết hợp bán hàng online

Mô hình bán cơm online đang là mảnh đất màu mỡ. Thu hút rất nhiều khách hàng. Vì thế bạn có thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh. Với hình thức kinh doanh này bạn có thể lựa chọn 1 hoặc cả 2 cách thức sau như

Tự lập một website hay trang bán hàng trên Facebook, Instagram. Zalo để khách hàng có thể đặt hàng

Hoặc bạn liên kết với các đơn vị giao đồ ăn trực tuyến như now, grapfood, shopee food…

Mở quán cơm bình dân có cần xin giấy phép kinh doanh không?
Mở quán cơm bình dân có cần xin giấy phép kinh doanh không?

Trình tự, thủ tục mở quán kinh doanh cơm bình dân

Sau khi đã hiểu được mở quán cơm bình dân cần những giấy tờ gì? Thì Gia Minh xin trình bày chi tiết thủ tục cần phải thực hiện để quý khách hàng được nắm rõ. Mở quán kinh doanh cơm bình dân là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Bạn có nhu cầu mở quán thì tiến hành làm thủ tục mở quán kinh doanh cây cảnh theo loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục, trình tự mở quán kinh doanh cây cảnh bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo mẫu;

– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh, quán kinh doanh cá thể;

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh. Hoặc người đại diện hộ kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở quán kinh doanh cây cảnh đối với trường hợp quán kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện quán kinh doanh cây cảnh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Nơi mở quán kinh doanh cây cảnh.

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp.

Bước 3: Nhận kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho quán kinh doanh cây cảnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh của quán không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh ký phù hợp quy định

– Nộp đủ lệ phí đăng ký.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người mở quán kinh doanh. Nếu sau 05 ngày làm việc, người mở quán không nhận đượcGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng không không nhận được yêu cầu sửa đổi hồ sơ. Thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định.

Tham khảo:

Hướng dẫn nhanh cách tự đăng ký giấy phép VSATTP cho quán cơm

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh cơm bình dân

STTMÃ NGÀNHTÊN NGÀNH
1561 – 5610Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
1.156101Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
1.256109Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác
2562Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác
2.15621 – 56210Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới,…)
2.25629 – 56290Dịch vụ ăn uống khác
3563 – 5630Dịch vụ phục vụ đồ uống
3.156301Quán rượu, bia, quầy bar
3.256309Dịch vụ phục vụ đồ uống khác

Mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Về hoạt động thương mại một cách thường xuyên độc lập không phải đăng kí kinh doanh như sau:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có. Hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, thành lập một cơ sở sản xuất giày dép nhỏ tại nhà thì không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như trên. Vì vậy cá nhân khi kinh doanh ngành nghề này đều phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn nhỏ là bao lâu?

Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn nhỏ khác nhau tùy vào quy định của từng cơ quan quản lý. Tuy nhiên, thông thường quá trình này có thể mất từ 1 đến 3 tháng.

Cụ thể, thời gian xin giấy phép kinh doanh thông thường tốn khoảng 1-2 tuần tùy theo địa phương. Thời gian xin giấy phép sử dụng thực phẩm an toàn cũng tương đương khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, thời gian xin giấy phép sử dụng đất và xây dựng có thể kéo dài đến 1 tháng hoặc hơn tùy theo địa phương. Nếu quán ăn nhỏ của bạn cần sử dụng hải sản hoặc thực phẩm nhập khẩu, thời gian xin giấy phép nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào quy định của các cơ quan liên quan và có thể kéo dài đến vài tuần hoặc hơn.

Do đó, để đảm bảo thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn nhỏ được hoàn tất đúng thời hạn, bạn nên chuẩn bị kỹ trước khi nộp hồ sơ và liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý để biết thêm thông tin chi tiết và thời gian cụ thể.

Chi phí mở hộ kinh doanh quán cơm bình dân

Chi phí mở quán kinh doanh cơm bình dân
Chi phí mở quán kinh doanh cơm bình dân

Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn

Số vốn để mở quán cơm bình dân tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa điểm, quy mô quán, chi phí thuê nhà, thiết bị, nguyên vật liệu. Và chi phí hoạt động khác.

Tuy nhiên, để có thể mở được một quán cơm bình dân với quy mô trung bình. Và đầy đủ các trang thiết bị, nguyên vật liệu cần khoảng 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu. Điều này bao gồm chi phí thuê, trang trí, mua sắm các trang thiết bị cơ bản như bếp, tủ đông, tủ mát, bàn ghế. Nồi cơm, chảo, dao kéo, chén đĩa, ly tách, thìa muỗng, cốc ly. Và các nguyên vật liệu như gạo, thịt, rau củ quả, gia vị, dầu ăn, đường, muối, nước mắm, sữa, trứng. Và các loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, bạn cần tính đến chi phí hoạt động hằng ngày như tiền điện, nước, internet, lương nhân viên. Và các khoản chi phí khác. Vì vậy, để mở quán cơm bình dân, bạn cần lên kế hoạch kỹ lưỡng. Và tính toán chi phí đầy đủ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn về số tiền vốn cần thiết.

Trường hợp bạn mở quán cơm bình dân nhỏ ở vùng ngoại thành. Hoặc vùng nông thôn thì số vốn chỉ khoảng 25 – 30 triệu đồng.

Mở quán cơm bình dân cần giấy tờ gì bạn đã nắm rõ quy trình, hồ sơ, thủ tục đăng ký rồi phải không.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN  

Hướng dẫn nộp thuế hộ kinh doanh gia đình tại Việt Nam

Mở cửa hàng kinh doanh quần áo trẻ em ở quê thành công 100%

Đăng ký giấy phép kinh doanh sân bóng đá mini cỏ nhân tạo

Thủ tục đăng ký kinh doanh cho trung tâm bảo trì điện lạnh

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể đơn giản nhanh chóng

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai như thế nào

Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng

Hướng dẫn soạn hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể chi tiết từ a đến z

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Kinh nghiệm mở quán kinh doanh cơm bình dân
Kinh nghiệm mở quán kinh doanh cơm bình dân

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo