Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Rate this post

Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk là việc làm bắt buộc đối với những mặt hàng thực phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Công bố thực phẩm nhập khẩu là việc tổ chức hay cá nhân kinh doanh thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nếu sản phẩm đưa ra thị trường mà chưa được công bố chất lượng sản phẩm thì sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk
Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Căn cứ pháp lý

Có 3 văn bản bạn cần phải biết khi muốn tìm hiểu về các văn bản pháp luật quy định về an toàn thực phẩm, đó là: 

  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010; 
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, và 
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 – Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Công bố thực phẩm nhập khẩu nghĩa là gì?

  • Là việc doanh nghiệp làm thủ tục công bố về chất lượng của thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn để được nhập khẩu. Tiêu chuẩn này có thể là quy chuẩn kỹ thuật đã có, hoặc là các quy định an toàn thực phẩm khi chưa có quy chuẩn kỹ thuật ban hành ở Việt Nam.
  • Nói nôm na, công bố thực phẩm là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm mà công ty đang nhập khẩu đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
  • Ví dụ: bạn nhập khẩu Socola, sữa tươi, thực phẩm chức năng… là phải làm thủ tục công bố thực phẩm trước khi được làm thủ tục hải quan.

Tại sao phải công bố thực phẩm nhập khẩu?

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề rất được dư luận quan tâm, vì có liên quan trực tiếp đến an toàn và sức khỏe con người. Trên thị trường, ngoài các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam còn có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. 

Để quản lý các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài thì các sản phẩm đó trước khi đưa về Việt Nam phải thực hiện công bố chất lượng với cơ quan quản lý.

Việc công bố này có một số mục đích quan trọng:

  • Đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý
  • Thể hiện với khách hàng về chất lượng sản phẩm để phục vụ công tác marketing, quảng cáo
  • Giữ an toàn cho người tiêu dùng với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu

Nhập khẩu thực phẩm nào không cần xin giấy phép?

Một số trường hợp cũng được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Sản phẩm mà đã được cấp Giấy phép tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Các sản phẩm nhập khẩu để dùng cho cá nhân của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
  • Sản phẩm hàng hóa mang theo người nhập cảnh, được gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh đó để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích của chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế;
  • Sản phẩm quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu, tái xuất, tạm nhập, gửi kho ngoại quan;
  • Sản phẩm được sử dụng để trưng bày ở hội chợ, triển lãm;
  • Sản phẩm đang tạm nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế;
  • Các sản phẩm hay nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ được dùng để sản xuất, dùng để gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước;
  • Các sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu và phải có xác nhận của tổ chức, cá nhân;
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Xin giấy phép các loại thực phẩm nhập khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và các điều kiện sau:

  • Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
  • Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ đối với các sản phẩm là:
    • Thực phẩm chức năng.
    • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
    • Thực phẩm biến đổi gen.
    • Thực phẩm đã qua chiếu xạ.

Các sản phẩm cần Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt

Thực phẩm dinh dưỡng y học

Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế

Hồ sơ cần có tại Đắk Lắk

Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm

Bản thông tin chi tiết về sản phẩm

Kế hoạch giám sát định kỳ

Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất

Nội dung nhãn phụ sản phẩm

Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam

Giấy phép kinh doanh trong giấy phép phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà doanh nghiệp công bố

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các giấy tờ từ phía nước ngoài cung cấp như: giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm theo ISO 17025

Những lưu ý khi Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Để thực hiện được công bố thực phẩm thì khách hàng cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:

  • Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần phải dịch sang tiếng việt và công chứng.
  • Với thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần giữ lại hóa đơn hoặc packing list khi nhập hàng mẫu về.
  • Hiệu lực công bố sản phẩm là 5 năm với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và 3 năm đối với những sản phẩm không có chứng chỉ HACCP, ISO22000…vv

Bảng giá xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk

Giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu
Giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện tùy thuộc vào từng thủ tục: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm như sau:

Đối với thủ tục thực hiện kiểm tra chặt

Bước 1: Đăng ký kiểm tra đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia trước hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu.

Bước 2: Trong 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ, cơ quan đó có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ.

Tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu.

Ra thông báo thực phẩm đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Trường hợp hồ sơ cần bổ sung thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” cho cơ quan hải quan:

Nếu hồ sơ hợp lệ để thông quan hàng hóa.

Nếu hồ sơ Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức theo quy định Luật an toàn thực phẩm và phải báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

Đối với thủ tục thực hiện kiểm tra giảm

Bước 1: Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại cơ quan Hải quan cửa khẩu

Bước 2: Cơ quan hải quan có thể chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Nếu thuộc trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Đối với thủ tục kiểm tra thông thường

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Y tế trước hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu.

Bước 2: Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu.

Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

Bước 3: Nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan:

Hồ sơ hợp lệ để thông quan hàng hóa.

Hồ sơ không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức theo quy định và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm nếu không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm là:

  • Bộ Y tế: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định
  • Bộ Công thương: Rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thịt, ngũ cốc và rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản trứng, các sản phẩm từ trứng, sữa tươi làm nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định

Ngoài ra, trong trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm mà thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra là cơ quan được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định

Một số lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm nhập khẩu

  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Các câu hỏi thường gặp xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu:

Giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu là gì?

Giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu là một tài liệu cần thiết để xác nhận rằng sản phẩm thực phẩm bạn muốn nhập khẩu đã qua quá trình kiểm tra và đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu?

Thường thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu là cơ quan quản lý thực phẩm của quốc gia đó, chẳng hạn như Bộ Y tế hoặc cơ quan liên quan khác.

Thủ tục xin giấy phép như thế nào?

Thủ tục xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu thường bao gồm việc nộp đơn xin cấp giấy phép, cung cấp thông tin về sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, và bằng chứng về tính an toàn thực phẩm. Cụ thể hơn, bạn nên liên hệ với cơ quan chức năng để biết chi tiết thủ tục cụ thể.

Cần phải đáp ứng những yêu cầu gì để được cấp giấy phép?

Để được cấp giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu, sản phẩm của bạn thường phải đáp ứng các yêu cầu về thành phần, chất lượng, an toàn thực phẩm và các quy định liên quan. Điều này có thể bao gồm các kiểm tra về hàm lượng vi khuẩn, chất bảo quản, chất tạo màu, và các yếu tố khác.

Thời gian xử lý và cấp giấy phép là bao lâu?

Thời gian xử lý và cấp giấy phép có thể thay đổi tùy theo quốc gia và độ phức tạp của sản phẩm. Thường thì quá trình này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Có mất phí khi xin giấy phép không?

Thường thì việc xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu sẽ liên kết với một khoản phí xử lý hồ sơ. Số tiền này cũng có thể thay đổi dựa trên quốc gia và quy định cụ thể.

Nếu không có giấy phép, những hậu quả có thể xảy ra?

Nếu bạn nhập khẩu thực phẩm mà không có giấy phép công bố thì có thể gặp rủi ro về an toàn thực phẩm và vi phạm pháp luật quốc gia liên quan. Sản phẩm có thể bị tịch thu, bạn có thể phải chịu các hình phạt pháp lý, hoặc thậm chí bị cấm nhập khẩu vào quốc gia đó.

Xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu Đắk Lắk do Gia Minh thực hiện cam kết thành công 100% cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

DANH SÁCH BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn thủ tục tự công bố bao bì tiếp xúc thực phẩm

Xin giải tỏa hàng mẫu thực phẩm

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty xuất nhập khẩu

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đắk Lắk

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hướng dẫn công bố chất lượng tỏi đen

Bảng giá công bố thực phẩm chức năng trong nước

Tư vấn kinh doanh thực phẩm chức năng

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng

Xin giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm sản xuất trong nước

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Dịch vụ công bố mỹ phẩm

Thế nào là quy tắc 1 chiều trong chế biến thực phẩm, sản xuất

Giấy phép kinh doanh quán trà sữa

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đắk Lắk

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê

Kiểm nghiệm cà phê hạt

Quy trình thủ tục tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm nhập khẩu

Vì sao phải làm công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường?

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đắk Lắk

Xin giấy phép hộ kinh doanh tại Đắk Lắk như thế nào?

Xin giấy phép kinh doanh gas tại Đắk Lắk

Xin giấy chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đắk Lắk

Xin giấy phép lao động tại Đắk Lắk

Dịch vụ xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu
Dịch vụ xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853388126

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo