Thành lập công ty rượu

Rate this post

Thành lập công ty rượu

Rượu là một loại thức uống có cồn, được sản xuất từ quá trình lên men trái cây, ngũ cốc, hoặc đường. Rượu đã trở thành một loại thức uống trong văn hoá của nhiều nước trên thế giới. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, kinh doanh rượu là ngành nghề mang lại nhiều tiềm năng phát triển hiện nay. Để có thể thành lập công ty rượu, thì bạn cần phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng các điều kiện, về kinh doanh rượu theo quy định. 

Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh rượu
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh rượu

Rượu là gì?

Rượu là một loại đồ uống có cồn được sản xuất từ quá trình lên men các loại trái cây, ngũ cốc hoặc đường. Trong quá trình lên men, các tinh bột, đường và các chất tự nhiên khác được biến đổi bởi men vi sinh và tạo ra cồn. Các loại rượu khác nhau có thể được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau và bằng các phương pháp sản xuất khác nhau. Với hương vị và độ cồn khác nhau, rượu đã trở thành một phần của văn hóa thức uống của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, việc sử dụng rượu cần phải được thực hiện một cách có trách nhiệm và điều độ để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.

Sản xuất rượu được phân ra các loại mô hình nào?

Có nhiều mô hình sản xuất rượu khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu, kỹ thuật và quy mô sản xuất. Dưới đây là một số mô hình sản xuất rượu phổ biến:

Sản xuất rượu đơn giản: Đây là mô hình sản xuất rượu nhỏ, thường được thực hiện tại nhà hoặc những vùng nông thôn nhỏ. Các nguyên liệu thường được sử dụng là trái cây, ngũ cốc hoặc một số loại đường. Việc lên men được thực hiện trong các thùng hoặc bình nhỏ. Đây là phương pháp sản xuất rượu truyền thống và thường không được kiểm soát chặt chẽ.

Sản xuất rượu công nghiệp

Đây là mô hình sản xuất rượu lớn, thường được thực hiện trong những nhà máy sản xuất rượu lớn. Nguyên liệu thường được sử dụng là đường, tinh bột, hoặc rượu cồn thô. Việc sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng các công nghệ hiện đại để sản xuất các loại rượu với chất lượng đồng đều và hương vị đặc trưng.

Sản xuất rượu thượng hạng: Đây là mô hình sản xuất rượu chất lượng cao, thường được thực hiện bởi các nhà sản xuất rượu có uy tín và có kinh nghiệm lâu năm. Nguyên liệu thường được sử dụng là những loại trái cây, ngũ cốc hoặc nho tốt nhất. Việc sản xuất được thực hiện theo các phương pháp truyền thống và sử dụng các thùng gỗ sồi để tạo ra hương vị đặc trưng của từng loại rượu.

Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu

Điều 6 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem. Và ghi nhãn hàng hóa theo quy định. Chỉ trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp. Có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

 Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

Nội dung trên nhãn hàng hóa rượu

Nội dung bắt buộc phải có trên nhãn của hàng hóa rượu, được quy định tại Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP, bao gồm: định lượng. Hàm lượng etanol. Hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang). Thông tin cảnh báo (nếu có). Mã nhận diện lộ (nếu có).

Đối với sản phẩm rượu sản xuất trong nước, thì nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hoá rượu là: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Xuất xứ hàng hóa, định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có). Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), ngày sản xuất, thành phần, thể tích thực.

Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu, thì thực hiện ghi nhãn hàng hóa rượu theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Với điều kiện những yêu cầu này, không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

Đối với nhập khẩu rượu, thì ngoài nhãn chính của nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm nhãn phụ và công bố hợp quy cho sản phẩm. Tất cả những sản phẩm rượu nhập khẩu khi bán ra ngoài thị trường đều phải có nhãn phụ sản phẩm. 

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu

Điều kiện đối với công ty sản xuất rượu công nghiệp

Công ty sản xuất rượu công nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều kiện cụ thể cho công ty sản xuất rượu công nghiệp bao gồm:

Giấy phép sản xuất: Công ty cần phải có giấy phép sản xuất rượu của cơ quan chức năng địa phương trước khi sản xuất rượu.

Nguồn nguyên liệu chất lượng cao: Công ty cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và chất lượng cao để sản xuất rượu có chất lượng tốt.

Các thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại: Công ty cần sử dụng các thiết bị. Và công nghệ sản xuất hiện đại để đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát và chất lượng rượu đồng đều.

Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Công ty cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, và lưu trữ rượu để đảm bảo rượu được sản xuất với chất lượng cao. Và không gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Được kiểm tra và giám sát: Công ty cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được quy định bởi cơ quan chức năng, thường được kiểm tra và giám sát thường xuyên để đảm bảo sản xuất rượu đúng quy định và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Điều kiện đối với công ty sản xuất rượu thủ công

Công ty sản xuất rượu thủ công cần tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu trong pháp luật hiện hành của địa phương và quốc gia mình hoạt động.

Một số điều kiện cụ thể có thể bao gồm:

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cấp phép sản xuất rượu từ các cơ quan chức năng.
Sử dụng nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản xuất.
Có quy trình sản xuất rượu đảm bảo tính an toàn, vệ sinh. Và đúng chuẩn chất lượng.
Gắn nhãn sản phẩm đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm như tên công ty, thành phần, hạn sử dụng, lưu trữ. Và các cảnh báo an toàn.
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Và chống lại việc sản xuất rượu trái phép. Hoặc gây ra tác động xấu đến cộng đồng.

Tham khảo thêm

Điều kiện để xin giấy phép sản xuất rượu thủ công

Điều kiện đối với phân phối rượu

Đơn vị phân phối rượu phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

 Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh. Hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính, để kinh doanh rượu. Thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.

 Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác. Hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ rượu

Là doanh nghiệp, hoặc hợp tác xã hoặc là hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật

Địa điểm kinh doanh phải có địa chỉ rõ ràng, người bán lẻ rượu phải có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định.

Có văn bản giới thiệu, hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu. Hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Điều kiện đối với cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Để thành lập công ty rượu. Và có bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thì cơ sở của bạn cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

 Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

 Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng. Và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế. Hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.

Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

 Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ, thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công, nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Thành lập công ty rượu
Thành lập công ty rượu

Thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh rượu

Để thành lập công ty rượu doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ thành lập công ty rượu bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty rượu phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty rượu;
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty rượu;
  • Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, đại diện doanh nghiệp kinh doanh rượu, tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nơi công ty đặt trụ sở chính. Sau 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty rượu.

Bước 3: Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm:

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Danh sách cổ đông sáng lập,
Ngành nghề kinh doanh của công ty rượu.
Lưu ý: 

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với việc không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn

Những việc cần chuẩn bị khi thành lập công ty kinh doanh rượu

Chuẩn bị vốn kinh doanh rượu

Vốn thành lập công ty rượu phụ thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để thành lập một công ty sản xuất rượu với quy mô trung bình, bạn cần tốn khoảng vài trăm triệu đồng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguyên vật liệu và tài sản cố định khác.

Các chi phí cụ thể có thể bao gồm:

Tiền thuê đất và xây dựng nhà xưởng, kho lưu trữ sản phẩm.

Mua thiết bị sản xuất và đóng gói rượu như nồi hấp. Bồn ủ, bình lọc, máy đóng chai, máy in tem, băng tải và các thiết bị khác.

Chi phí cho nguyên liệu sản xuất rượu như các loại ngũ cốc, trái cây, nho hoặc đường.

Các chi phí khác như chi phí điện nước, lương nhân viên, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí quản lý và phí giấy tờ hành chính.

Để có được số vốn cụ thể cho việc thành lập công ty sản xuất rượu. Bạn cần tham khảo thêm thông tin về quy mô kinh doanh, chi phí cụ thể tại địa phương. Và từ đó đưa ra kế hoạch chi tiết và chính sách tài chính phù hợp.

Tham khảo thêm

Tăng vốn điều lệ công ty

Chuẩn bị mã ngành nghề kinh doanh rượu

STTTên ngànhMã ngành
1Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh1101
2Sản xuất rượu vang1102
3Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia1103
4Bán buôn đồ uống4633
5Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh4723

Tham khảo thêm

Quy định chung về ngành nghề kinh doanh

Chuẩn bị địa chỉ của công ty kinh doanh rượu

Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định rõ ràng gồm số nhà, tên phố (ngõ phố). Hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã. Thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở. Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung. Trên diện tích đất đang quy hoạch, hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…

Đọc thêm:

Địa chỉ công ty – các quy định về địa chỉ trụ sở chính

Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản.

Ngoài trụ sở, công ty có thể có nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Nên doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh. Hoặc chi nhánh tại mỗi cơ sở đó, để đảm bảo pháp lý khi hoạt động. 

Thành lập công ty kinh doanh rượu quy định như thế nào
Thành lập công ty kinh doanh rượu quy định như thế nào

Chuẩn bị tên khi Thành lập công ty rượu

Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp, và Tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ công ty TNHH Kế toán Kiểm toán Gia Minh.

Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

 được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; 

được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; 

được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Đọc thêm:

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Tuy nhiên, không phải cứ đặt tên như trên là được chấp nhận bởi tên doanh nghiệp phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác. Như thế nào được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác? Để có thể trả lời câu hỏi này, khách hàng hãy tham khảo hướng dẫn đặt tên công ty của Gia Minh.

Luật tư vấn Gia Minh, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thành lập công ty sẽ giúp Quý khách hàng kiểm tra tên công ty. Và đưa ra những gợi ý phù hợp nhất.

Chuẩn bị loại hình công ty kinh doanh rượu

Hiện nay có các loại hình công ty được quy định theo pháp luật Việt Nam như sau:

Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân là chủ và chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình, số lượng nhân viên tùy vào cá nhân đó quyết định.

Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập. Nhân viên cũng được cá nhân đó quyết định.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Do 2 hay nhiều cá nhân/tổ chức đứng ra thành lập

Công ty cổ phần: Điều kiện là ít nhất có 3 cổ đông thành lập

Tuỳ theo các điều kiện về vốn, thành viên quy mô mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình công ty phù hợp với mình. 

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty kinh doanh rượu

Khắc dấu tròn cho công ty rượu

Hiện nay doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thì doanh nghiệp tiến hành khắc dấu.

Hồ sơ khắc dấu gồm có:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Căn cước của người đại diện pháp luật

– Mẫu dấu công ty gồm: tên công ty, mã số thuế doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh, logo, ký hiệu

Lưu ý: không sử dụng quốc kỳ, quốc huy, đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình Ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước. Đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị gồm xã hội, nghề nghiệp.
Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức. Và thuần phong mỹ thuật của dân…vv

HIện nay, doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu dấu vì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với mẫu dấu của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp có thể khắc nhiều dấu. Và phải được khắc cùng 1 phôi dấu để các tài liệu được hiển thị giống nhau.

Tham khảo thêm

Bảng giá dấu tròn công ty

Thuê kế toán hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình. Đó có thể là Phòng/Ban Kế toán, thuê dịch vụ kế toán,….

Tuy nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa, thì doanh nghiệp nhất định phải có Kế toán trưởng. Trừ trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Đăng ký mua chữ ký số

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải trong mọi giao dịch điện tử đều phải cần chữ ký số (chữ ký token). Tuy nhiên, việc đăng ký và sử dụng chữ ký số là hết sức cần thiết, là yếu tố bắt buộc bất thành văn phải có đối với các doanh nghiệp bởi: chữ ký số dùng để kê khai.

Và nộp thuế cho doanh nghiệp. Dùng để xuất hóa đơn điện tử. Dùng để thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp báo cáo bảo hiểm điện tử. Chữ ký số có hình dạng giống USB hay còn gọi là token. Nó được xem như công cụ điện tử trong doanh nghiệp.

Chữ ký số có các chức năng sau:

  • Ký tờ khai thuế
  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký hợp đồng
  • Ký tờ khai hải quan
  • Ký tờ khai bảo hiểm xã hội (BHXH)

HIện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều loại chữ ký số như:  Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… 

GÓI / THỜI HẠNGIÁ
1 năm

1.000.000

2 năm 

1.300.000

3 năm 

1.500.000

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu

Tiến hành treo biển hiệu công ty kinh doanh rượu

Khi thành lập doanh nghiệp xong thì bạn cần treo biển hiệu theo quy định. Biển hiệu có thể làm dạng ngang hoặc dọc, giới hạn kích thước như sau:

Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét, chiều chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.

Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m). Chiều cao tối đa là 04 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa. Không lấn ra vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Phát hành hóa đơn điện tử với công ty rượu

Hiện nay, đối với doanh nghiệp sau khi thành lập nếu có nhu cầu xuất hóa đơn. Thì bắt buộc phải mua hóa đơn điện tử. Và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước khi sử dụng 2 ngày.

Hồ sơ thông báo phát hành hoá đơn điện tử bao gồm: 

Quyết định sử dụng hóa đơn (do người đại diện pháp luật doanh nghiệp ký, đóng dấu).
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Mẫu hóa đơn điện tử.

Có nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp lựa chọn như: Easy-invoice, Viettel, Bkav, Misa, M-Invoice… với mức giá rất cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp phân vân không biết nên lựa chọn mua hóa đơn điện tử nhà nhà cung cấp nào. Gia Minh sẽ tư vấn và giúp doanh nghiệp lựa chọn, nhà cung cấp hóa đơn phù hợp nhất với mức giá ưu đãi nhất.

Xin giấy phép cho công ty sản xuất rượu

Thẩm quyền cấp phép:

Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên
Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.

Thành phần hồ sơ

“Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp

(Nội dung điều khoản được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép, sản xuất rượu công nghiệp theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

3. Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu. Hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy. Hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hoặc bản sao một trong các giấy chứng nhận sau:

  • Thực hành sản xuất tốt (GMP),
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000),
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (EFS),
  • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC),
  • Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)

4. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

6. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn. Và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.”

Trình tự cấp phép

  • Công ty nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định. Và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    Cơ quán cấp giấy phép sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ

Xin giấy phép cho công ty phân phối rượu

Thẩm quyền cấp phép: Bộ công thương

Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ để được cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Danh mục hồ sơ gồm:

“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu

(Nội dung điều khoản được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 16 và bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (01 bộ) bao gồm:

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau

a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

b) Trường hợp nhà cung cấp rượu, là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

Trình tự thủ tục

Đối với cấp Giấy phép phân phối rượu thì thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp Hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định. Và cấp giấy phép cho thương nhân. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp thương nhân không được cấp giấy phép. Thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc. Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Tham khảo thêm

Thành lập công ty sản xuất rượu bia

Thủ tục thành lập công ty sản xuất rượu bia 

Xin giấy phép kinh doanh rượu
Xin giấy phép kinh doanh rượu

Xin giấy phép cho công ty bán lẻ rượu

Thẩm quyền cấp phép: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thành phần hồ sơ:

Lĩnh vực kinh doanh cuối cùng, phải đáp ứng về điều kiện giấy phép con theo quy định pháp luật là bán lẻ rượu. Để được cấp Giấy phép bán lẻ rượu. Thì thương nhân chuẩn bị danh mục hồ sơ theo Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Đã bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP dưới đây:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bản sao hợp đồng thuê/mượn. Hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp, cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
Bản sao văn bản giới thiệu, hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu. Thương nhân phân phối rượu, hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Trình tự thủ tục

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện công ty bán lẻ rượu nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nơi công ty đặt trụ sở chính. 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định. Và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Chi phí mở công ty kinh doanh rượu
Chi phí mở công ty kinh doanh rượu

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều người sử dụng rượu. Do đó, kinh doanh rượu sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn cho người kinh doanh. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh, Gia Minh có thể hỗ trợ bạn. Liên hệ cho chúng tôi theo Hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn thủ tục thành lập công ty rượu

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên trọn gói

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?

Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?

Cách đặt tên chi nhánh – đặt tên địa điểm kinh doanh đúng quy định

Hướng dẫn thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài phân phối đá và kim loại quý

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo