Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?

Rate this post

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?

Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm là một trong những dịch vụ giấy phép do gia minh thực hiện; Vậy để có thể mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?. Chúng tôi nhận làm dịch vụ thành lập công ty trong nước cũng như: thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài; và Thành lập hộ kinh doanh trên toàn quốc.

Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Một bản kế hoạch kinh doanh cửa hàng kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm chi tiết sẽ chỉ dẫn bạn cần phải làm những gì?; Làm sao để có thể cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thị trường và cuối cùng; là ngăn chặn rủi ro do dự tính được những rủi ro có thể gặp phải và phòng ngừa nó. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng giúp bạn đạt được những mục tiêu đã được đề ra.

Xin giấy phép kinh doanh văn phòng phẩm
Xin giấy phép kinh doanh văn phòng phẩm

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm

Địa điểm quyết định đến 50% thành công của cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Kinh nghiệm kinh doanh thành công là bạn cần chọn những địa điểm đông người; gần trường học, khu văn phòng, siêu thị có không gian rộng thoáng. Ở các vị trí mà các bậc phụ huynh, các bạn học sinh; hay những người ngồi làm văn phòng dễ dàng nhìn thấy và ghé qua.

Quyết định quy mô kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Quy mô kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm tùy thuộc vào số vốn của bạn. Nếu vốn ít thì quy mô kinh doanh sẽ chỉ dừng lại ở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ; số lượng hàng bán hạn chế với diện tích cửa hàng vừa đủ. Quy mô lớn hơn sẽ đòi hỏi diện tích cửa hàng rộng; đa dạng và đầy đủ các mặt hàng văn phòng phẩm hơn.

Văn phòng phẩm là một lĩnh vực tương đối rộng, bạn cần phải quyết định xem mình sẽ bán những gì. Ví dụ như nếu địa điểm đặt cửa hàng văn phòng phẩm là gần trường học; thì các loại sách giáo khoa, truyện và sách tham khảo; đồ dùng học tập sẽ là các đồ dùng cần ưu tiên. Còn nếu như cửa hàng văn phòng phẩm đặt gần các khu văn phòng thì các loại kẹp giấy; kệ đựng tài liệu, bút viết, mực máy in… sẽ là những mặt hàng bạn cần nhập thường xuyên với số lượng lớn.

Chuẩn bị nguồn vốn và các chi phí cần thiết để mở cửa hàng

Sau khi đã xác định được quy mô kinh doanh, bạn cần vạch ra các chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Sau đó cân đối nguồn vốn và đưa ra kế hoạch huy động dòng tiền sao cho phù hợp. Ví dụ như nếu đủ thì cứ thế mà lên kế hoạch chi tiêu thôi, còn thiếu thì anh em có thể vay mượn bạn bè, gia đình, họ hàng, vay vốn ngân hàng…

Để mở một cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm đi vào hoạt động và ổn định lâu dài, thì các chi phí sau đây nhất định phải liệt kê:

Chi phí thuê địa điểm
Chi phí nhập hàng
Chi phí thuê nhân công
Chi phí quảng cáo, marketing
Chi phí thiết kế cửa hàng
Chi phí mua máy móc, dụng cụ cần thiết cho cửa hàng như kệ để sách, máy tính, máy in, điều hòa, đèn, tủ….
Chi phí phần mềm quản lý bán hàng để quản lý hoạt động kinh doanh, sản phẩm, kho hàng, khách hàng, nhân viên… nhanh chóng, chính xác.
Chi phí điện nước, internet…
Các chi phí phát sinh khác

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
thành lập hộ kinh doanh văn phòng phẩm
thành lập hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Lập danh sách các mặt hàng văn phòng phẩm và tìm kiếm nguồn hàng

Sự đa dạng của các mặt hàng đồ dùng văn phòng phẩm khiến cho việc lập danh sách các mặt hàng văn phòng phẩm cần kinh doanh là cần thiết, giúp hạn chế tối đa việc bỏ sót các mặt hàng quan trọng. Việc liệt kê và phân nhóm sản phẩm cũng giúp bạn tìm kiếm nguồn hàng dễ dàng hơn.

Còn về nguồn hàng văn phòng phẩm, bạn có thể nhập hàng bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp văn phòng phẩm có thương hiệu, được nhiều người tin tưởng như Hồng Hà, Hải Tiến, Thiên Long…. qua số hotline có trên trang website hay fanpage.

Với các mặt hàng sách, những nhà xuất bản lớn tại Việt Nam bạn có thể lấy sỉ với số lượng lớn đó là NXB Giáo Dục, NXB Chính trị Quốc Gia, NXB Đại học Quốc Gia, NXB Kim Đồng…. Ngoài ra, tìm mua văn phòng phẩm tại các chợ chuyên cung cấp đồ dùng văn phòng phẩm cũng sẽ giúp bạn nhập hàng với đa dạng các mẫu mã độc đáo hơn.

Tham khảo thêm:

Thủ tục mở công ty văn phòng phẩm 

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ hút khách 

Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn 

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì? 

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký?

Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm

Lên kế hoạch marketing và chuẩn bị cho ngày khai trương

Marketing là công cụ mang đến khách hàng cho cửa hàng văn phòng phẩm của bạn, nhất là trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể triển khai marketing cửa hàng văn phòng phẩm song song tại cửa hàng và các phương tiện truyền thông online.

Đối với kênh online thì bạn đăng bài trên trang cá nhân, trên các group, tạo fanpage và chạy quảng cáo facebook ads, tạo lập website chạy quảng cáo Google Ads. Còn offline thì bạn treo banner, biển hiệu trước cửa hàng, kết hợp phát tờ rơi và triển khai một vài các ưu đãi hấp dẫn như giảm giá 20% nhân ngày khai trương….

Cuối cùng là chuẩn bị cho ngày khai trương cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm bằng các hoạt động tuyển chọn nhân sự, trang trí và sắp xếp cửa hàng, nhập hàng, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh và ngày khai trương…

1

THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV

1.500.000

Giá trên đã bao gồm:

Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước

2

THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV

4.500.000

 

 

Giá trên đã bao gồm:

Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước

– Chữ ký số VIN RA 3 năm

– 300 hóa đơn điện tử Misa

– Thủ tục ban đầu với thuế

– Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp

(áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho)

3

THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV

6.000.000

Giá trên đã bao gồm:

Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước

– Chữ ký số VIN RA 3 năm

– 300 hóa đơn điện tử Misa

– Thủ tục ban đầu với thuế

– Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp

(áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho)

STT

GÓI DỊCH VỤ

PHÍ DỊCH VỤ

(VNĐ)

GHI CHÚ

Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm mới nhất năm 2023

Mở cửa hàng văn phòng phẩm là hoạt động kinh doanh buôn bán các mặt hàng như sách, đồ dùng học tập, bút, vở, kéo,… Cửa hàng văn phòng phẩm phải làm thủ tục đăng ký thành lập cơ sở, đơn vị kinh doanh do Phòng Kinh tế cấp quận/huyện cấp cho hộ kinh doanh. Sau khi đăng ký kinh doanh xong mới có thể đi làm hoạt động.

Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm theo luật pháp mới nhất 2022 là theo thủ tục chung:

  • Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Danh sách góp vốn, các thông tin và CMND/CCCD của chủ hộ đăng ký kinh doanh.

Trình tự và thời gian làm thủ tục tuân theo quy định. Khi bạn hoàn tất hồ sơ, hãy gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi xem xét theo căn cứ pháp lý, thẩm định cơ quan sẽ trả kết quả giấy phép kinh doanh trong thời hạn quy định.

Lưu ý khi mở cửa hàng văn phòng phẩm

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm rất cần phần mềm quản lý bán hàng để nắm doanh thu, chi phí và lợi nhuận, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào cần nhập số lượng lớn,… Quản lý bán hàng để chủ cửa hàng có thể kiểm soát doanh số theo thời gian. 

Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho quản lý cửa hàng. Phần mềm hỗ trợ tổng kết doanh thu, quản lý công nợ, hàng tồn kho, số lượng bán,… Có phần mềm bán hàng, cửa hàng sẽ hạn chế tối đa nhất việc thất thoát hàng hóa, sai dữ liệu.

Phần mềm cũng lưu thông tin khách hàng để tạo danh sách khách hàng trung thành. Có danh sách khách hàng trung thành, cửa hàng sẽ dễ nắm được phân khúc và thông tin cụ thể. Từ đó, đưa ra các chiến dịch chăm sóc khách hàng phù hợp và tối ưu nhất. Tăng tỷ lệ quay lại cửa hàng của khách hàng. Thu hút khách hàng mới.

Chú trọng đến chất lượng sản phẩm bày bán

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và kinh doanh phát triển, bạn phải kiểm tra, giám sát định kỳ. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng và đội ngũ nhân viên phải liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm, lắng nghe ý kiến khách hàng và chăm sóc khách hàng tận tình. Nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì cửa hàng nên tìm nguồn nhập hàng khác. Hãy xây dựng chính sách bảo hành đối với mặt hàng có giá trị cao để khách hàng yên tâm mua sắm tại cửa hàng của bạn.

Chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo

Để kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm hút khách thì đội ngũ nhân viên cần có kỹ năng tư vấn cho từng khách hàng. Đào tạo nhân viên có phong thái bán hàng chuyên nghiệp, có kỹ năng chăm sóc khách hàng chu đáo, biết cách giới thiệu sản phẩm mới sẽ làm tăng trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ quay lại cửa hàng. Bên cạnh đó, thái độ cực kỳ quan trọng, nhân viên phải biết tôn trọng khách hàng, tư vấn cho từng khách hàng khác nhau: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì? 

Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm 

Trước tiên, để mở cửa hàng văn phòng phẩm bạn cần thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Hồ sơ 

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm (thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể). Bạn chuẩn bị hồ sơ mở gồm những mục cụ thể như sau:

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Nơi nộp hồ sơ

 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi mở cửa hàng văn phòng phẩm.

Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người nộp.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Trên đây là toàn bộ những gợi ý cho thắc mắc “mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm cần những gì?“. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?
Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tư vấn mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể?

Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo