Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần cấp giấy phép kinh doanh không ?

Rate this post

Bạn muốn đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm; hay Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần cấp giấy phép kinh doanh không?.

Đọc hết bài viết dưới đây của Gia Minh để hiểu rõ hơn quy định của nhà nước nhé.

Xin giấy phép cho việc kinh doanh văn phòng phẩm
Xin giấy phép cho việc kinh doanh văn phòng phẩm

Kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký kinh doanh không?

Trường hợp kinh doanh của bạn nhỏ nhưng có địa điểm kinh doanh cố định; (văn phòng phẩm) nên sẽ không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại điều 2, 3;

Nghị định 39/2007/NĐ-CP
Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập; thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh;

theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh; (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).

Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại.
Như vậy, trường hợp này của bạn sẽ cần phải đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh theo 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp sau đây:

Về ngành nghề và vốn kinh doanh văn phòng phẩm

Kinh doanh văn phòng phẩm là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện cũng như hạn chế nào về vốn.

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề này với số vốn bao nhiêu; tuỳ thuộc vào năng lực tài chính của bạn.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Về mã ngành nghề kinh doanh:

Mã ngành nghề văn phòng phẩm và thiết bị

46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm

Nhóm này gồm:

– Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa;
– Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác; – Bán buôn văn phòng phẩm.

Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng; được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng; (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).

4761 – 47610: Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ sách, truyện các loại;

– Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác;
– Bán lẻ văn phòng phẩm: bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ…

Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân vào nhóm 47749; (Bán lẻ hàng hoá khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).

1709 – 17090: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

ĐỌC THÊM

Thủ tục mở công ty văn phòng phẩm 

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ hút khách 

Nhóm này gồm:

  • Sản xuất giấy vệ sinh cá nhân và giấy dùng trong gia đình và sản phẩm chèn lót bằng xenlulo như:
    + Giấy vệ sinh.
    + Khăn ăn, giấy ăn, khăn lau,
    + Băng vệ sinh và khăn lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh,
    + Cốc, chén đĩa, khay bằng giấy.
  • Sản xuất các đồ dệt chèn lót và sản phẩm chèn lót như: giấy vệ sinh, băng vệ sinh ;
  • Sản xuất giấy viết, giấy in;
  •  Sản xuất giấy in cho máy vi tính;
  • Sản xuất giấy tự copy khác;
  • Sản xuất giấy nến và giấy than;
  • Sản xuất giấy phết hồ sẵn và giấy dính;
  •  Sản xuất phong bì, bưu thiếp;
  • Sản xuất sổ sách, sổ kế toán, bìa rời, an-bum và các đồ dùng văn phòng phẩm; tương tự dùng trong giáo dục và thương mại;
  • Sản xuất hộp, túi, túi dết; giấy tóm tắt bao gồm sự phân loại đồ dùng văn phòng phẩm bằng giấy;
  •  Sản xuất giấy dán tường và giấy phủ tường tương tự bao gồm giấy có phủ chất dẻo; và giấy dán tường có sợi dệt;
  • Sản xuất nhãn hiệu;
  • Sản xuất giấy lọc và bìa giấy;
  • Sản xuất ống chỉ, suốt chỉ bằng giấy và bìa giấy;
  • Sản xuất khay đựng trứng và các sản phẩm đóng gói khác được đúc sẵn; – Sản xuất giấy mới từ giấy phế thải;
  • Sản xuất vàng mã các loại.

Loại trừ:

– Sản xuất giấy hoặc bìa giấy với khổ lớn được phân vào nhóm; 17010 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa);
– In trên sản phẩm giấy được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
– Sản xuất quân bài được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
– Sản xuất trò chơi và đồ chơi bằng giấy hoặc bìa giấy; được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).

Về loại hình đăng ký kinh doanh

Theo nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn có ý định tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh.

Trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký kinh doanh theo một trong 3 (ba) loại hình sau:

Hộ kinh doanh:

– Đặc điểm: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động;

không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản; của mình đối với hoạt động kinh doanh.

– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng kế hoạch – kinh tế quận, huyện) nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

• Đơn đăng ký kinh doanh;

• Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc CMND của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình;

• Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng.

– Lệ phí cấp mới: 30.000đ

Đọc thêm:

Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn 

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì? 

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký?

Công ty TNHH 1 thành viên

– Đặc điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp; do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện; các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật

– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi Công ty có trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân làm chủ sở hữu gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp công ty văn phòng phẩm

Dự thảo Điều lệ Công ty văn phòng phẩm và thiết bị

Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực

Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành văn phòng phẩm như sau:

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành; nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân; khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành quy định.

Lệ phí cấp mới: 100.000đ

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký không
Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký không

Doanh nghiệp tư nhân

– Đặc điểm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;

– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành

Doanh nghiệp xã hội; (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp; trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:

7 bước để bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Kinh doanh văn phòng phẩm là ngành nghề rất phổ biến nhưng ngành này luôn được đánh giá với mức độ cạnh tranh rất cao; nếu không có sự đầu tư một cách kỹ lưỡng thì dễ dàng nhận thất bại.

07 bước dưới đây là cần thiết bạn cần chuẩn bị để bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm 

Bước 1

Tổng hợp các mối quan hệ, đặc biệt phải có liên quan đến việc kinh doanh vì thật sự nếu muốn phát triển nhanh thì bạn không thể mở của hàng lúc ban đầu với doanh số bán từ nguồn khách vãng lai được. 

Bước 2:

Liên hệ với các mối quan hệ mình có được để chia  ra thành các nhóm khách; ước tính doanh số bán hàng; lợi nhuận mà mình có được với nguồn khách này. 

Bước 3:

Dựa trên nguồn khách hàng đó; cơ cấu sơ lược về nguồn vốn mà mình có được để bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm. Ước lượng chi phí nhập hàng. Tồn kho. Chi phí nhân viên. Chi phí mặt bằng. Thuế,… 

Bước 4:

Tiến hành đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm. Để có thể bán hàng và xuất hoá đơn VAT khấu trừ thuế thì có thể lựa chọn thành lập công ty. Có những bạn sợ thành lập công ty vì những phức tạp. Gây ra hoặc chi phí phát sinh so với việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Đọc thêm :

Thủ tục mở công ty văn phòng phẩm 

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký?

Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm

Nếu xác định rõ đối tượng khách hàng là “doanh nghiệp” thì bắt buộc bạn khi bán hàng phải xuất hoá đơn VAT và hoá đơn đó phải do Công ty của bạn xuất chứ không phải nhờ một đơn vị cung cấp nào xuất cả. 

Bước 5: 

Tìm kiếm nguồn hàng tại khu vực mà bạn định kinh doanh hoặc tại các thành phố lớn: Hà Nội. Đà Nẵng. TP.HCM,… 

Bước 6: 

Khảo sát giá bán lẻ và các mặt hàng phổ biến của các đơn vị đang sử dụng tại khu vực mà bạn dự định kinh doanh. Từ đó lên bảng giá các mặt hàng văn phòng phẩm của mình để giới thiệu với khách hàng của bạn. 

Bước 7: 

Lên kế hoạch tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng tại khu vực bạn đang kinh doanh hoặc khu vực lân cận. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như phát tờ rơi, in banner, gửi email các khách hàng tiềm năng, lập website bán hàng, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội. 

07 bước này là cần thiết để bạn bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm, để việc kinh doanh thành công thì bạn cần có những kỹ năng cần thiết khác, cần sự yêu thích công việc, có những suy nghĩ mang tính đột phá hơn nữa trong kinh doanh. 

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần cấp giấy phép kinh doanh không ? câu trả lời là có bạn nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu trong quá trình thành lập nếu bạn gặp rắc rối nhé. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Mở hộ kinh doanh văn phòng phẩm
Mở hộ kinh doanh văn phòng phẩm

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Bảng giá dấu tròn công ty

Tư vấn mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể?

Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo