Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại quảng nam

Rate this post

Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại quảng nam

Con người cần thức ăn để sống, và thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên cần phải có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà Nước. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hay chế biến thực phẩm cần phải được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam như thế nào?

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng tại Quảng Nam
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng tại Quảng Nam

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn

 Được thành lập hợp pháp (có thể là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp).

 Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, con người theo quy định khi kinh doanh dịch vụ ăn uống:

 Có khu nhà bếp để chế biến nấu nướng thực phẩm và khu ăn uống của khách riêng biệt.

 Mọi nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất xứ rõ ràng và an toàn.

 Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung đối với thiết bị, dụng cụ nấu nướng, dụng cụ ăn uống, dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải.

 Phòng ăn, bàn ghế phải vệ sinh sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay cho khách hàng và nhân viên.

 Tuân thủ quy định pháp luật về kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và điều kiện sức khỏe đối với người trực tiếp kinh doanh, sản xuất

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

 Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền phù hợp.

Lợi ích của giấy an toàn thực phẩm quán ăn

Giấy phép an toàn thực phẩm quán ăn có những lợi ích sau đây:

Lợi ích cho người ăn

Quán ăn có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không khác gì một lời đảm bảo cho người ăn an tâm sử dụng đồ ăn của quán. Hơn nữa, quán ăn cũng có thể bán nhiều đồ ăn hơn. Người ăn hay có thói quen thân quen tin tưởng những quán được kiểm định rõ ràng và xác nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lợi ích với quán ăn

Giấy an toàn thực phẩm là một cơ sở để những hoạt động kinh doanh ngành ăn uống ở đó được công nhận không có hành vi vi phạm pháp luật. Hỗ trợ cho chủ cơ sở tuân thủ những điều kiện đảm bảo an toàn về đồ ăn của quán ăn. Quán cũng sẽ có trách nhiệm hơn về những món ăn, thực phẩm đưa đến tay người ăn.

Không chỉ vậy, giấy phép này còn hỗ trợ cho quán ăn có điều kiện bán được thuận lợi hơn vì như một lời khẳng định quán làm việc sạch sẽ an toàn cho người ăn. 

Giấy an toàn thực phẩm là điều kiện quan trọng cho quán ăn hoạt động

Những quán ăn muốn hoạt động, phát triển một cách tốt hơn, được công khai đều phải được cấp giấy an toàn thực phẩm. Vì thế, loại giấy này như một “kim bài” cho những quán ăn hoạt động tốt hơn, được nhiều người tin tưởng hơn. 

Nếu như những quán ăn không có giấy an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt với hành vi kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Mức phạt sẽ dựa vào mức độ vi phạm và phạm vi vi phạm của quán ăn đấy. Cấp xã sẽ bị phạt từ 500.000 VNĐ tới 1.000.000 VNĐ, cấp huyện sẽ bị phạt 3.000.000VNĐ đến 5.000.000VNĐ, cấp tỉnh phạt từ 10.000.000VNĐ đến 15.000.000VNĐ.

Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Điều kiện trước khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho việc kinh doanh nhà hàng

Trước khi xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bên anh đăng ký để thực hiện chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp).

Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do UBND cấp quận huyện tại địa điểm kinh doanh của anh.

Sau khi đã hoàn thành thủ tục về thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thì việc tiếp theo là anh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm gồm:

 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

 Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

 Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

 Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

 Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

 Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở)

 Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

 Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

 Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Y tế cấp hoặc phân cấp, ủy quyền cấp, cụ thể:

 Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

 Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

 Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; còn nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tìm hiểu thêm:

Thủ tục mở nhà hàng bán đồ ăn chay 

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng 

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng quán ăn quán cà phê 

Chi phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam

Chi phí cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam
Chi phí cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam

Bảng giá xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

STTLOẠI HÌNHBẢNG GIÁLƯU Ý
1Hộ kinh doanh5.000.000Phí này chỉ soạn hồ sơ (không đi lại)
2Hộ kinh doanh10.000.000đã bao gồm phí soạn hồ sơ và đi lại
3Công ty6.000.000Phí này chỉ soạn hồ sơ (không đi lại)
4Công ty15.000.000(Phí này không bao gồm phương án)

Lưu ý:

Đối với soạn hồ sơ chúng tôi sẽ hỗ trợ nộp online ( áp dụng cho trường hợp được phép nộp online)

Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hộ, cá thể kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ đóng thuế, cụ thể sẽ phải đóng ba (03) loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, nếu mức doanh thu hàng năm của gia đình, cá nhân kinh doanh trên 100 triệu mới phải đóng thuế, ngược lại thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, sẽ được miễn thuế.

Thuế môn bài

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số 65/2020/TTBTC sửa đổi Thông tư 302/2016/TTBTC mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau :

Doanh thu bình quân năm Mức thuế môn bài cả năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm.

Lưu ý:

 Nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

 Nếu đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

Thuế GTGT và thuế TNCN

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

 Trong đó:

 Tỷ lệ % thuế:

Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TTBTC. Dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

Tỷ lệ % thuế GTGT là 3%;

Tỷ lệ % thuế TNCN là 1,5%.

 Doanh thu tính thuế

 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TTBTC quy định cụ thể về cách tính thuế  TNCN và thuế GTGT theo phương pháp khoán như sau:

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tức là nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế thì:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán  Doanh thu trên hóa đơn

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp được miễn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Không phải tất cả các loại hình kinh doanh ăn uống đều bắt buộc phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng . Sau đây là các loại hình kinh doanh sẽ không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm:

Nhà hàng nằm trong khách sạn

Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Kinh doanh thức ăn đường phố

Mặc dù được miễn xin giấy phép nhưng các cơ sở này vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng và phải chịu trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Tuy nhiên, nếu không nằm trong 03 trường hợp trên thì nhà hàng BẮT BUỘC phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi tiến hành hoạt động. Nếu đã đi vào hoạt động mà không có giấy phép, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị Định 115/2018/NĐ-CP  Quy định xử phạt hành chính về An toàn thực phẩm

Thanh tra có thể kiểm tra định kỳ hoặc ngẫu nhiên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà hàng

Thanh tra có thể kiểm tra định kỳ hoặc ngẫu nhiên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà hàng

Quy định pháp luật về xử phạt vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.

Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.

Nếu như bạn chưa am hiểu về thủ tục pháp lý, thì thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam là một bài toán khó. Nhưng đừng lo vì đã có Gia Minh hỗ trợ bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn hỗ trợ nhé.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng tại Việt Nam 

Những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng cần biết 

Hướng dẫn quy trình bố trí bếp ăn một chiều cho nhà hàng 

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng 

Thủ tục mở nhà hàng bán đồ ăn chay 

Một số vấn đề pháp lý về việc thành lập nhà hàng 

Mở nhà hàng cần những giấy tờ gì? 

Giấy phép cần xin trong thủ tục mở nhà hàng 

Thành lập công ty kinh doanh nhà hàng ăn uống 

Quy trình thành lập công ty kinh doanh nhà hàng 

Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng  

Điều kiện kinh doanh nhà hàng

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh nhà hàng 

Thủ tục cấp đổi giấy phép lữ hành quốc tế

Giấy phép cần xin trong thủ tục mở nhà hàng – quán ăn  

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng 

Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn 

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng quán ăn quán cà phê 

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng tại Quảng Nam

Hotline: 0939 456 569 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail:dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Địa chỉ: Số 126 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Chuyển đến thanh công cụ